ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Kinh nghiệm quốc tế về thống kê giá trị của tài nguyên đất vào hệ thống tài khoản quốc gia và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

Ngày đăng: 12 | 05 | 2023

Bài viết trình bày kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới xây dựng khung hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường (EEA) cho những loại tài nguyên chính, trong đó có đất đai nhằm thống kê đầy đủ các giá trị của đất về mặt không gian, chất lượng và giá trị về mặt tiền tệ. Từ đó, bài báo cũng đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam về thống kê giá trị của tài nguyên đất vào hệ thống tài khoản quốc gia (SNA).

1. Mở đầu

    Đất đai là thành phần cơ bản của môi trường, đầu vào của hoạt động kinh tế, không gian sinh tồn của con người, hệ sinh thái và phân bố hoạt động sản xuất kinh doanh. Pháp luật về dân sự và đất đai của nước ta đã xác định quyền sử dụng đất là quyền tài sản và đóng góp quan trọng trong nền kinh tế. Đất đai còn là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với hệ thống nông nghiệp và lâm nghiệp, lưu trữ cácbon cũng như cung cấp môi trường sống cho các các loại sinh vật khác nhau. Trước thực trạng nhiều nơi đất đai bị ô nhiễm, suy thoái  nhưng chưa được thống kê, phân loại đầy đủ dẫn đến công tác quản lý, phục hồi chất lượng đất khó khăn, gây thiệt hại lớn cả về môi trường và kinh tế. Luật BVMT năm 2020 đã quy định những chính sách mới về bảo vệ môi trường đất như “Chất lượng môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, phân loại và công khai thông tin theo quy định của pháp luật” (Điều 17), làm cơ sở để phân loại khu vực ô nhiễm, xác định nguyên nhân, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất (Điều 18).

2. Kinh nghiệm của một số quốc gia về xây dựng hệ thống hạch toán kinh tế - môi trường

    Bang Queensland, Ốxtrâylia: Bang này đã tiến hành xây dựng các loại tài khoản theo khung hạch toán kinh tế - môi trường của Liên hợp quốc thông qua việc ban hành các ấn phẩm công bố hiện trạng tài khoản tài nguyên, trong đó có tài nguyên đất, bao gồm: Tài khoản tiền tệ sử dụng đất; tài khoản vật lý sử dụng đất; ma trận sử dụng đất thay đổi; tài khoản vật lý độ che phủ đất và trận thay đổi đất che phủ.

    Mục tiêu chính khi tiến hành xây dựng tài khoản tài nguyên đất là tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau vào một bộ thông tin tổng hợp để có thể liên kết các số liệu về hiện trạng sử dụng đất hiện có với dữ liệu kinh tế, đặc biệt là bổ sung vào tài khoản quốc gia của Queensland. Nhìn chung, các tài khoản tài nguyên - môi trường có thể nền tảng để phân tích, đánh giá các vấn đề/hậu quả của tăng trưởng kinh tế và ý nghĩa của các biện pháp chính sách môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động hiện nay (ví dụ: các quy định hạn chế, phí, thuế và chính sách khuyến khích).

    Dữ liệu đầu vào của các tài khoản đất đai Queensland sử dụng hai mốc thời gian là tính đến ngày 30/6/2011 và ngày 30/6/2016.

    Tài khoản đất đai của Queensland giai đoạn 2011 - 2016 đã cung cấp đầy đủ số liệu thống kê để đo lường sự thay đổi các thuộc tính đất theo thời gian dưới góc độ kinh tế và môi trường. Đây là một phần của bộ tài khoản kinh tế môi trường đang được xây dựng và phát triển cho các bang của Australia với mục tiêu hiện đại hóa trong quản lý đất đai. Các bảng được trình bày sử dụng các định dạng được đề xuất trong Khung trung tâm của Hệ thống kế toán kinh tế - môi trường của Liên hợp quốc (SEEA) 2012. Một số kết quả đầu ra bổ sung đã được sản xuất tại Khu vực thống kê cấp 2 (SA2) để trình bày các phương pháp thay thế để trình bày dữ liệu đất đai. Ấn phẩm này là thử nghiệm vì phương pháp đang được cải tiến và các ước tính nên được sử dụng một cách thận trọng.

      Quá trình tính toán thống kê, một số kết quả được thể hiện dưới dạng bảng tài khoản (được trình bày trong Bảng 1,2,3) như sau:

    Bang Queensland có diện tích khoảng 173 triệu ha. Theo đó, sau quá trình tính toán, tổng giá trị đất chưa được chứng minh ở Queensland đã tăng khoảng 100 tỷ đô la Mỹ từ 621,4 tỷ lên 721,5 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn 2011-2016. Cụ thể về mặt giá trị tiền tệ, đất ở (thổ cư) vẫn là loại đất có giá trị cao nhất ở Queensland với giá trị đất danh nghĩa là 415,0 tỷ đô la và 518,7 tỷ đô la trong năm 2011 và 2016. Về mặt hiện vật, đất chăn nuôi là loại sử dụng đất có diện tích lớn nhất nhất theo khu vực ở Queensland với 144,2 triệu và 143,8 triệu ha trong năm 2011 và 2016. Về độ che phủ đất, đất đồng cỏ (theo phân loại đất rộng) có độ che phủ lớn nhất ở Queensland với 84,6 triệu và 82,3 triệu ha trong giai đoạn 2010 - 2011 và 2014-2015 và đất lâm nghiệp lấy gỗ (theo phân loại đất chi tiết) có độ che phủ lớn nhất  trong giai đoạn 2010-2011 với 35,6 triệu ha, và Thảm thực vật tự nhiên có độ che phủ lớn nhất trong năm 2014-2015 với 53,3 triệu ha.

Bảng 1. Bảng tài khoản hiện vật theo mục đích sử dụng đất bang Queensland giai đoạn 2011 - 2016

12 5 23 2

Bảng 2. Bảng tài khoản dạng hiện vật theo độ che phủ đất bang Queensland giai đoạn 2011-2016

12 5 23 3

Bảng 3. Bảng tài khoản dạng tiền tệ tài nguyên đất bang Queensland giai đoạn 2011-2016

12 5 23 4

Ấn Độ thực hiện hạch toán xanh: Công nghiệp và dịch vụ đã mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe và hạnh phúc của con người, nhưng đồng thời, họ cũng phải chịu trách nhiệm về những tổn thất về suy thoái môi trường. Những tác động bất lợi đến môi trường này cũng là một phần của trong hệ tư tưởng cũ đã tồn tại trong xã hội Ấn Độ một thời gian dài. Hiến pháp Ấn Độ cũng đã nhấn mạnh vào việc tạo ra nhận thức của người dân và các phong trào chính trị để giảm tác động của suy thoái môi trường và bảo vệ và duy trì môi trường cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Đối với các số liệu thống kê chính thức về môi trường ở Ấn Độ, có 2 lĩnh vực được đề cập đến, bao gồm: Thống kê môi trường và xây dựng các tài khoản môi trường

    Với mục tiêu phát triển các tài khoản kinh tế môi trường bằng cách sử dụng Hệ thống hạch toán kinh tế môi trường - Khung trung tâm được Ủy ban thống kê Liên hợp quốc thông qua như một tiêu chuẩn thống kê quốc tế vào năm 2012. Một nhóm một nhóm chuyên gia cấp cao dưới sự chủ trì của Giáo sư Sir Partha Dasgupta, Frank Ramsey của Đại học Cambridge, Vương quốc Anh, được gioa nhiệm vụ phát triển một khuôn khổ cho các tài khoản quốc gia xanh của Ấn Độ và chuẩn bị lộ trình thực hiện khung hạch toán xanh. Nhóm chuyên gia đã kết hợp cùng với Cơ quan thống kê Ấn Độ xây dựng báo cáo: Tài khoản quốc gia xanh ở Ấn Độ - Khung trung tâm, đã nêu ra một lộ trình với các hoạt động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thực hiện Khung hạch toán xanh. Ấn phẩm này đã cung cấp hệ thống tài khoản môi trường tổng hợp cho Ấn Độ với bốn tài nguyên thiên nhiên quan trọng là rừng, đất, khoáng sản và nước nhằm đánh giá các thay đổi dưới dạng vật lý của 4 loại tài nguyên môi trường, từ đó có thể giúp các nhà hoạch định chính sách xác định các khu vực nhạy cảm, có nguy cơ ô nhiễm và đề xuất những định hướng phát triển có tính bền vững hơn.

    Ấn phẩm EnviStats-Ấn Độ 2019 (Niên giám thống kê bao gồm các tài khoản môi trường và số liệu tại 29 bang của Ấn Độ được đăng tải trên website của Cục Thống kê). Dưới đây là số liệu thống kê đã được Cục thống kế Ấn Độ công bố, chủ yếu thu thập trong giai đoạn 2011 - 2012.

    Bảng 4. Bảng ma trận chuyển đổi theo mục đích sử dụng đất và độ che phủ đất trên toàn lãnh thổ Ấn Độ giai đoạn từ 2005 - 2006 đến 2011 - 2012

(đơn vị: m2)

12 5 23 5

Bảng 5. Bảng tài khoản đất đai thuộc sở hữu Nhà nước tại Bang Andhra Pradesh và bang Arunachal Pradesh giai đoạn từ 2005 - 2006 đến 2011 - 2012 

(đơn vị: m2)

12 5 23 6

Nguồn: Cơ quan Thống kê Ấn Độ

    Philippines: Là quốc gia bao gồm 7.107 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích đất liền khoảng 30 triệu ha. Tài nguyên đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Philippines với khoảng 33% tổng diện tích đất được sử dụng với mục đích nông nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng chuyển đổi mục đích ồ ạt và việc đất đai ngày càng bị thoái hóa nặng nề đang đe dọa đất nông nghiệp của cả nước. Sự phát triển không ngừng của thương mại và công nghiệp với mức lợi nhuận cao hơn dẫn đến việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp ngày càng gia tăng dẫn đến nguy cơ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp về diện tích và bị suy thoái nặng nề, đe dọa đến nguy cơ mất an ninh lương thực. Do đó, điều này đặt ra nhu cầu bảo tồn, quản lý và bảo vệ các vùng đất nông nghiệp trước nguy cơ suy giảm cả về diện tích, quy mô và chất lượng.

    Tài nguyên đất và thổ nhưỡng được Philippines phân loại là tài sản không thể tái tạo, không có khả năng tăng thêm theo Hệ thống thống kê kinh tế và môi trường tổng hợp (SEEA). Nước này tiến hành hạch toán và xây dựng hệ thống tài khoản tài nguyên đất cho mục đích nông nghiệp từ năm 1996 với việc thu thập dữ liệu về diện tích, giá trị kinh tế và thổ nhưỡng trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1993.

    Hệ thống tài khoản tài nguyên đất nông nghiệp bao gồm hai nhóm tài khoản: tài khoản dạng hiện vật và tài khoản tiền tệ của đất đai được thiết kế theo hướng dẫn của SEEA về tài sản không thể tái tạo.

    a) Tài khoản dạng hiện vật

    Tài khoản dạng hiện vật phản ánh những thay đổi về diện tích và chất lượng đất ở mỗi đầu và cuối kỳ dành cho mục đích sử dụng nông nghiệp. Mục đích chính của tài khoản này là thống kê những sự thay đổi trong việc sử dụng đất thông qua các hoạt động như khai hoang (Kangin), đưa đất chưa sử dụng để sản xuất, chuyển đổi từ mục đích sử dụng nông nghiệp sang phi nông nghiệp (Land use conversion). Hệ thống cũng thống kê những sự biến động về diện tích đất do tự nhiên và các biến động khác (Lahar covered Areas). Các loại đất nông nghiệp chính được thống kê bao gồm: lúa, ngô, mía, thuốc lá; đồng cỏ; nuôi trồng thủy sản; làm muối; và các mục đích sử dụng nông nghiệp khác, bao gồm rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Đối với phần thổ nhưỡng, sự thay đổi chất lượng đất được xác định dựa trên 3 khía cạnh: đất bị xói mòn, lượng trầm tích bị lắng xuống sông, hồ, ao và lượng dinh dưỡng bị mất đi (được tính bằng lượng phân bón tương ứng bù đắp).

Bảng 6. Bảng tài khoản vật chất tài nguyên đất

12 5 23 7

 Nguồn: Philippines asset accounts: forest, land/soil, fishery, mineral, and water resources

    b) Tài khoản tiền tệ

    Ngược lại với tài khoản tài sản vật chất, tài khoản tiền tệ xem xét cả những thay đổi về chất và lượng đối với đất, được biểu thị bằng peso. Trong tài khoản tiền tệ, tài khoản đầu kỳ/cuối kỳ, các khoản tích lũy và các thay đổi khối lượng khác đều tương tự trong tài khoản tài sản vật chất cho tài nguyên đất và thổ nhưỡng. Mặt khác, tài khoản tiền tệ cũng tính toán giá trị đất bị mất đi do suy thoái đất là giá trị định lượng tương đương của những thay đổi về chất lượng thổ nhưỡng do xói mòn đất. Cuối cùng, việc điều chỉnh lại ghi nhận các khoản lãi hoặc lỗ tích lũy cho chủ sở hữu tài sản do sự thay đổi giá trị tiền tệ theo thời gian. Nó cũng bao gồm việc xác định giá trị điều chỉnh (cân đối) từ các tài khoản vật chất.

    Bảng 7. Bảng tài khoản vật chất cho tài nguyên đất và thổ nhưỡng

Đơn vị: triệu peso

12 5 23 8

Nguồn: Philippines asset accounts: forest, land/soil, fishery, mineral, and water resources

    Dựa trên kết quả hạch toán tài nguyên đất vào hệ thống tài khoản quốc gia của Philippines, giai đoạn từ năm 1988 đến 1993, diện tích đất nông nghiệp đã tăng khoảng 0,2% mỗi năm và chiếm khoảng  33% tổng diện tích đất của cả nước Trong khoảng thời gian 6 năm, có khoảng 26 nghìn ha đã được chuyển nhượng từ mục đích nông nghiệp sang phục vụ dân cư, thương mại và công nghiệp, tương đương với khoảng 1,5 tỷ peso bị mất đi. Điều này ngụ ý rằng nông nghiệp khu vực đồng bằng đã và đang phải chịu đựng sự chuyển đổi lớn khiến nông dân phải di cư lên các vùng cao hơn. Về chất lượng đất, vào năm 1988, ước tính có khoảng 339 triệu tấn (MT) đất bị xói mòn và tăng dần lên 342 triệu tấn vào năm 1993. Khối lượng bùn lắng từ canh tác trong cả nước ước tính vào khoảng 67 đến 68 triệu tấn mỗi năm. Về mặt kinh tế, sự suy thoái đất phát sinh trị giá 917 triệu peso vào năm 1988 và lên tới 1,6 tỷ peso vào năm 1991.

12 5 23 9

Hình 1. Kết quả định lượng giá trị và hạch toán vào tài khoản tài nguyên đất của Philippines giai đoạn 1988 - 1993

Nguồn: Philippines asset accounts: forest, land/soil, fishery, mineral, and water resources

    Mặc dù, còn một số hạn chế về dữ liệu hay độ chính xác trong xác định giá trị tiền tệ nhưng với việc hệ thống tài khoản tài nguyên đất được Philippines xây dựng từ sớm đã phát huy hiệu quả trong công tác quản lý, làm cơ sở cho việc đề xuất chính sách quản lý đất nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tiến trình phát triển của nước này.

3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thống kê giá trị của tài nguyên đất vào hệ thống tài khoản quốc gia

    Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Dựa trên những kinh nghiệm của một số quốc gia như Ấn Độ, Ốxtrâylia, Philippines, nhóm tác giả nhận thấy một số bài học cho Việt Nam trong thống kê giá trị của tài nguyên đất vào hệ thống tài khoản quốc gia như sau:

    Thứ nhất, Việt Nam cần tiến hành xây dựng hệ thống tài khoản và hạch toán các giá trị của tài nguyên đất vào hệ thống tài khoản quốc gia, theo 2 xu hướng chính là: i) Xu hướng thay đổi trong nội tại của các dạng tài nguyên đất. Xu hướng này chủ yếu diễn ra đối với các nhóm đất căn bản như: đất phục vụ cho mục đích nông nghiệp (đất canh tác) và đất lâm nghiệp; ii) Xu hướng thay đổi do chuyển đổi giữa các loại đất có mục đích sử dụng khác nhau. Xu hướng này diễn ra khá phổ biến hiện nay. Do đặc trưng căn bản của tài nguyên đất là trữ lượng có hạn, trong một không gian nhất định và trong ngắn hạn thì việc tăng hay giảm tổng diện tích đất tự nhiên của khu vực đó là gần như không đổi.

    Thứ hai, do đặc điểm của tài nguyên đất là không tăng về mặt diện tích nhưng lại có sự chuyển đổi giữa các nhóm đất khác nhau, do vậy, Việt Nam cần có hệ thống (bảng biểu hoặc số hóa) thống kê theo dõi xu hướng cũng như phản ánh nguyên tắc thay đổi của tài nguyên đất chuyên đề khuyến nghị áp dụng phương pháp hạch toán dạng chữ T là phù hợp và thuận lợi cho việc ghi chép phản ánh xu hướng biến động hiện vật của tài nguyên đất.

    Nguyên tắc chung của hạch toán được đề xuất áp dụng cho tài nguyên đất như sau: Số dư đất cuối kỳ của đất nhóm A = Số dư đầu kỳ + tổng phát sinh tăng trong kỳ - tổng phát sinh giảm trong kỳ. Các loại đất cùng được đo bằng 1 đơn vị (trong nghiên cứu này sử dụng đơn vị héc ta - ha).

    Giai đoạn đầu tiên của hạch toán tài nguyên đất đòi hỏi phải đo lường diện tích các loại đất khác nhau trong một quốc gia. Cần phải lập Bảng tài khoản hiện vật đất đai về mức tăng, giảm độ che phủ đất, thay đổi về chất lượng, môi trường đất.

    Giai đoạn thứ hai trong hạch toán tài nguyên đất đòi hỏi phải tính toán khối lượng tài nguyên đất. Hạch toán thay đổi khối lượng đất có thể cho phép đánh giá mức độ xói lở và tác động của các thảm họa lớn như lũ lụt hoặc hạn hán, cũng như cung cấp thông tin liên quan đến đánh giá suy thoái đất, tức là mất tài nguyên đất do hoạt động kinh tế.

    Thứ ba, Việt Nam cần tiến hành thiết lập hệ thống tài khoản tiền tệ đất đai thể hiện sự tăng/giảm giá trị đất theo nhiều nguyên nhân khác nhau cho từng loại đất cụ thể. Với hệ thống dữ liệu và khả năng áp dụng, Việt Nam có thể bắt đầu xây dựng tài khoản tiền tệ đất đai tương tự như Philippines, tức là phạm vi của tài khoản này trong giai đoạn đầu tiên nên được giới hạn cho đất nông nghiệp và lâm nghiệp. Mục tiêu chính là để đảm bảo an ninh lương thực theo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2030 và làm cơ sở để định giá đất nông nghiệp khi chuyển đổi sang các mục đích khác.

    Từ những bài học kể trên, nhóm tác giả đề xuất một số tài khoản giá trị tài nguyên đất ở Việt Nam như sau: Tài khoản đất sản xuất nông nghiệp; tài khoản đất lâm nghiệp; tài khoản đất nuôi trồng thủy sản; tài khoản đất ở; tài khoản đất chuyên dùng; tài khoản đất có mặt nước ven biển; tài khoản đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; tài khoản đất quản lý rừng, khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia; tài khoản đất trụ sở cơ quan, quốc phòng, an ninh…

    Quá trình hạch toán và kết chuyển các giá trị tài nguyên và môi trường đòi hỏi yêu cầu phải đảm bảo được trình tự thực hiện về mặt thời gian và không gian một cách hợp lý, đảm bảo phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực...tại địa phương. Sau khi tiến hành lượng giá các giá trị tài nguyên đất theo hai dạng: vật chất và tiền tệ, nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng quy trình hạch toán các giá trị của tài nguyên đất vào hệ thống tài khoản quốc gia. Ưu tiên hàng đầu khi đề xuất quy trình này đó là đảm bảo tính kế thừa với các quy định hiện hành về trình tự thống kê theo các cấp quản lý từ đó chúng tôi đề xuất quy trình hạch toán và kết chuyển tài nguyên đất vào hệ thống tài khoản quốc gia theo không gian địa lý cơ sở như sau:

12 5 23 10

Hình 2. Quy trình hạch toán tài nguyên đất vào hệ thống tài khoản quốc gia theo không gian địa lý cơ sở

Nguồn: Tập thể tác giả, 2022

4. Kết luận

    Các tài liệu hướng dẫn về hạch toán kinh tế và môi trường đã được Liên hợp quốc nghiên cứu, đất đai là được coi như là trung tâm vì có vai trò đặc biệt quan trọng đối với kinh tế và môi trường sống. Kinh nghiệm từ các quốc gia đã cho thấy. để thực hiện thành công thống kê giá trị của tài nguyên đất vào hệ thống tài khoản quốc gia, điều cần thiết là cần phải xem xét, thống nhất về phân loại đất, không gian cơ sở để thực hiện hạch toán, các cấp độ tài khoản và phải làm rõ nguồn thông tin nhằm định kỳ thực hiện thống kê và hạch toán các giá trị cho phù hợp. Quy trình hạch toán tài nguyên đất vào hệ thống tài khoản quốc gia theo không gian địa lý cơ sở được xây dựng dựa trên quá trình điều tra, tính toán và đánh giá thêm các tác động của các yếu tố khác nhau đến đất đai thông qua hệ thống số liệu về tăng – giảm diện tích, tăng – giảm về chất lượng thổ nhưỡng và giá trị tiền tệ của đất. Từ đó, mỗi địa phương sẽ xây dựng các bảng tài khoản hiện vật, tài khoản tài sản và bổ sung cho hệ thống tài khoản quốc gia. Điều này là cần thiết trong bối cảnh khi Nghị quyết 18-NQ/TW đã được ban hành và Luật BVMT năm 2020 đã triển khai đi vào cuộc sống đặt ra những yêu cầu cần phải điều tra, đánh giá, phân loại, thống kê, kiểm kê theo nhiều khía cạnh khác nhau và hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế.

Tô Ngọc Vũ, Lưu Lê Hường, Đinh Thu Trang

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

Đào Đình Đức

Khoa Quản Lý Đất đai, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

(Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng Việt IV/2022)

    Tài liệu tham khảo

    1. Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XIII (2022), Nghị quyết số 18 18-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 tại Hội nghị lần thứ 5 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách,  nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất,  tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao";

    2. Quốc hội Khóa XIV (2020), Kỳ họp thứ 10, Luật số 72/2020/QH14 - Luật Bảo vệ môi trường 2020

    3. Quốc hội khóa XV (2022), Kỳ họp thứ hai, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025;

    4. Nguyễn Thế Chinh (2019), Đề tài Khoa học công nghệ cấp Quốc gia: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xác lập phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới ở Việt Nam (BĐKH.14/16-20) - Chương trình KH&CN cấp Quốc gia “Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016 - 2020”;

    5. United Nation (2014), System of Environmental-Economic Accounting 2012 - Central Framework;

  6. Australia Bureau of Statistics (2016), Australian System of National Accounts - Value of Land, by Land use by State/Territory – Queensland;

  7. UNDP (1998) Philippines asset accounts: forest, land/soil, fishery, mineral, and water resources - Integrated environmental management for sustainable development - environmental and natural resources accounting;

   8. Ministry of Statistics and Programme Implementation (2019), EnviStats India 2019 (Vol.II-Environment Accounts). 

NỘI DUNG KHÁC

Một số vấn đề lý luận về xây dựng định hướng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành tài nguyên và môi trường của Việt Nam

15-5-2023

Việt Nam vừa ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. Trước khi ban hành Chiến lược, việc tổng kết và đánh giá kết quả Chiến lược khoa học và công nghệ giai đoạn trước được thực hiện và rút kinh nghiệm, đồng thời đưa ra định hướng cho giai đoạn tiếp theo. Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia vừa là định hướng vừa là tổng hợp từ các chiến lược khoa học và công nghệ ngành, lĩnh vực. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang tiến hành tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011-2020 và xây dựng định hướng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của ngành giai đoạn 2021-2030.

Đề xuất Bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của việc sử dụng đất ven biển theo hướng phát triển bền vững

16-5-2023

Trên thế giới, bền vững môi trường ngày càng được chú trọng trong chính sách phát triển của các nước. Các mục tiêu bền vững chỉ đạt được khi có những chính sách phát triển phù hợp và việc thực hiện hiệu quả các chính sách quản lý môi trường và tài nguyên. Tuy nhiên công tác hoạch định chính sách, đánh giá hiệu quả thực hiện các chính sách này trong phạm vi một quốc gia, hay so sánh trong khu vực, hay hẹp hơn như so sánh giữa các vùng, tỉnh trong một quốc gia, đòi hỏi cách thức tiếp cận khoa học, có căn cứ, là vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách, các cấp quản lý gặp khó khăn.

Thực trạng và chính sách phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực rác thải điện tử

19-5-2023

Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đi cùng với sự đổi mới sáng tạo công nghệ đã khiến việc sản xuất các thiết bị điện, điện tử phát triển mạnh mẽ. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội giúp cho đời sống người dân ngày càng được cải thiện, tầng lớp trung lưu, thượng lưu cũng gia tăng dẫn đến nhu cầu thay đổi các sản phẩm điện, điện tử ngày càng lớn. Điều này dẫn đến tuổi đời ngày càng ngắn của các sản phẩm điện, điện tử, có nghĩa là có nhiều rác thải điện tử được sinh ra hơn trong nền văn hóa “nâng cấp và thải bỏ” ngày nay. Việt Nam cũng không ngoại lệ khi mà lượng rác thải điện tử trong nước ngày càng tăng nhanh tạo ra những áp lực đối với công tác xử lý loại chất thải đặc thù này. Luật BVMT năm 2020 đã đưa ra những quy định về phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH), về trách nhiệm tái chế, xử lý các sản phẩm thải bỏ trong đó có rác thải điện tử. Bài viết sau đây tổng quan thực trạng về rác thải điện tử ở Việt Nam, đánh giá các khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý từ đó đưa ra các đề xuất để thúc đẩy phát triển mô hình KTTH trong lĩnh vực rác thải điện tử.

Huy động nguồn lực thực hiện NDC: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

19-5-2023

Biến đổi khí hậu (BĐKH) trở thành thách thức chung của toàn nhân loại. Nỗ lực để hạn chế các nguyên nhân gây ra BĐKH là trách nhiệm của mỗi quốc gia, lĩnh vực và cá nhân. Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực để chủ động ứng phó với BĐKH thông qua việc triển khai đồng thời hoạt động thích ứng, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK). Quyết tâm, cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế chống lại BĐKH được thể hiện thông qua Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật năm 2020 và đệ trình Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC).

Thực trạng và chính sách thu hút đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân vào lĩnh vực xử lý nước thải ở Việt Nam

19-5-2023

Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Với những thay đổi thể chế, chính sách đã tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển. Tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII năm 2017 đã chỉ rõ quan điểm “Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, cấp thiết, lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta".

Tình hình thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển bền vững về môi trường ở Việt Nam

22-5-2023

Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (PTBV), được tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua vào năm 2015, kêu gọi sự chung tay hành động xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo đến năm 2030 tất cả cư dân toàn cầu đều được hưởng hòa bình và thịnh vượng. Chương trình đưa ra 17 mục tiêu PTBV (SDG), 169 mục tiêu cụ thể, định hướng phương thức thực hiện, các quan hệ đối tác toàn cầu và các hành động triển khai.

Một số cơ sở lý luận về thiết lập tài khoản đại dương

23-5-2023

Đại dương là nguồn sinh kế quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), góp phần điều hòa khí hậu và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững SDG14 (Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững) của các nước trên thế giới.

Vai trò, xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn để thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn và khuyến nghị cho Việt Nam

24-5-2023

 Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là cách tiếp cận chính sách giúp các nhà hoạch định, nhà quản lý nhìn nhận sự vận hành của nền kinh tế và tìm ra giải pháp hoàn thiện thúc đẩy xã hội áp dụng KTTH. Có nhiều công cụ chính sách khác nhau đang được bàn luận và áp dụng tại các quốc gia trên thế giới như mua sắm công xanh, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility-EPRs), tài chính xanh, nhãn sinh thái, các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ về thuế/phí… Một trong những công cụ có vai trò quan trọng để thúc đẩy áp dụng KTTH là “tiêu chuẩn, quy chuẩn”. Bài viết phân tích vai trò, ý nghĩa trong tiếp cận về tiêu chuẩn, quy chuẩn, xu hướng phát triển tiêu chuẩn để thúc đẩy áp dụng KTTH và khuyến nghị cho Việt Nam.

Một cách tiếp cận đánh giá kết quả thực hiện chiến lược trong khu vực công tại Việt Nam

24-5-2023

 Hoạt động đánh giá chiến lược sau khi ban hành tại Việt Nam dần nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, hoạt động này đa phần tập trung vào sơ kết hoặc tổng kết kết quả khi chuẩn bị xây dựng chiến lược cho giai đoạn mới. Hoạt động đánh giá kết quả chiến lược cũng chưa có hướng dẫn thống nhất nào về phương pháp, công cụ cũng như quy trình đánh giá.

Đề xuất một số tiêu chí đánh giá mức độ suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam

25-5-2023

Việt Nam có khoảng 12 triệu ha đất ngập nước (ĐNN), chiếm 37% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước. Các hệ sinh thái (HST) ĐNN tự nhiên quan trọng như các hồ, đầm, các khu rừng ngập mặn, các vùng ĐNN ven biển rất có giá trị về đa dạng sinh học (ĐDSH). Tuy nhiên, chất lượng ĐDSH các HST ĐNN của nước ta đang đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày một nghiêm trọng, đặc biệt là các HST vùng triều, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cùng các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, quý hiếm đang bị giảm sút nhanh chóng cả về số lượng và quy mô diện tích phân bố. Bài viết phân tích cơ sở lý luận về việc đánh giá suy thoái HST ĐNN, từ đó đề xuất một số tiêu chí đánh giá mức độ suy thoái HST ĐNN có thể áp dụng tại Việt Nam.

Đánh giá tổn thất và thiệt hại liên quan đến biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng - kinh nghiệm một số nước và hướng áp dụng cho Việt Nam

29-5-2023

 “Tổn thất và thiệt hại” là một chủ đề mới nổi trong đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu (BĐKH), trong các nghiên cứu, chính sách thực hiện hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, kết nối các lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Đánh giá tổn thất và thiệt hại bao gồm phân tích, lượng giá các tổn thất đã xảy ra trong quá khứ hoặc dự báo, ước tính các thiệt hại liên quan đến biến đổi xảy ra trong tương lai. Ngoài việc đánh giá định lượng các tổn thất và thiệt hại (TT&TH), có thể thực hiện đánh giá định tính dựa vào cộng đồng. Bài viết giới thiệu phương pháp này từ thực tiễn áp dụng một số nước và đề xuất hướng áp dụng cho Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế và một số vấn đề cần cân nhắc trong đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư phát triển tới hệ sinh thái rừng

30-5-2023

Trước sự gia tăng dân số, nhu cầu phát triển, tiêu thụ... ngày càng cao của con người đã gây sức ép lớn lên tài nguyên thiên nhiên. Nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội, điển hình là các dự án thủy điện, đường giao thông, khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch... khó tránh khỏi tác động tiêu cực đến rừng tự nhiên, do cần sử dụng đất rừng, kể cả rừng đặc dụng. Vì vậy, một số tổ chức uy tín trên thế giới đã xây dựng những hướng dẫn về đánh giá tác động của một số dự án đầu tư phát triển tới hệ sinh thái (HST) tự nhiên nói chung từ rất sớm.