ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Thực trạng và chính sách phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực rác thải điện tử

Ngày đăng: 19 | 05 | 2023

Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đi cùng với sự đổi mới sáng tạo công nghệ đã khiến việc sản xuất các thiết bị điện, điện tử phát triển mạnh mẽ. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội giúp cho đời sống người dân ngày càng được cải thiện, tầng lớp trung lưu, thượng lưu cũng gia tăng dẫn đến nhu cầu thay đổi các sản phẩm điện, điện tử ngày càng lớn. Điều này dẫn đến tuổi đời ngày càng ngắn của các sản phẩm điện, điện tử, có nghĩa là có nhiều rác thải điện tử được sinh ra hơn trong nền văn hóa “nâng cấp và thải bỏ” ngày nay. Việt Nam cũng không ngoại lệ khi mà lượng rác thải điện tử trong nước ngày càng tăng nhanh tạo ra những áp lực đối với công tác xử lý loại chất thải đặc thù này. Luật BVMT năm 2020 đã đưa ra những quy định về phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH), về trách nhiệm tái chế, xử lý các sản phẩm thải bỏ trong đó có rác thải điện tử. Bài viết sau đây tổng quan thực trạng về rác thải điện tử ở Việt Nam, đánh giá các khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý từ đó đưa ra các đề xuất để thúc đẩy phát triển mô hình KTTH trong lĩnh vực rác thải điện tử.

1. Thực trạng rác thải điện tử ở nước ta

Phát sinh rác thải điện tử

    Rác thải điện tử được nhận định là đang gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam, tuy nhiên, hiện nay chưa có số liệu thống kê chính thức về tổng lượng rác thải điện tử phát sinh. Theo nghiên cứu của Honda et al., năm 2015, ước tính có 115.000 tấn rác thải điện tử phát sinh ở nước ta với tỉ lệ phát thải trên đầu người là 1,34kg [3]. Theo Forti et al., năm 2019 lượng rác thải điện tử phát sinh tăng lên đạt 257.000 tấn với mức phát sinh bình quân đầu người là 2,7 kg [2]. Ngoài rác thải điện tử truyền thống, các tấm quang điện mặt trời (PV) và pin xe điện (EV) thải đang nổi lên là những thách thức lớn đối với Việt Nam khi mà điện năng lượng mặt trời và các phương tiện giao thông chạy điện được khuyến khích sử dụng ở nước ta. Bên cạnh đó, một lượng rác thải điện tử được nhập khẩu dưới dạng phế liệu hoặc dưới các dạng máy móc thiết bị đã qua sử dụng [4], đặc biệt lượng chất thải nhập khẩu tăng mạnh hơn kể từ khi lệnh cấm nhập khẩu chất thải của Trung Quốc có hiệu lực từ năm 2018.

Thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải điện tử

    Ở Việt Nam, hoạt động thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải điện tử có sự tham gia của hai khu vực phi chính thức và chính thức bao gồm nhiều bên liên quan: nhà sản xuất/nhập khẩu, người tiêu dùng, khu vực thu gom tư nhân, các cửa hàng dịch vụ (sửa chữa, tân trang và mua bán đồ điện-điện tử), cơ sở tháo dỡ, cơ sở tái chế hoặc xử lý. Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của những người thực hiện công việc xuất, nhập khẩu loại hình chất thải này. Khu vực phi chính thức bao gồm những người thu gom đồng nát, các cơ sở ve chai/phế liệu, các cửa hàng dịch vụ, các làng nghề trong khi khu vực chính thức là các cơ sở xử lý chất thải nguy hại (CTNH) được Bộ TN&MT cấp phép hoạt động.

    Quá trình thu gom rác thải điện tử tại Việt Nam chủ yếu vẫn dựa trên khu vực phi chính thức. Các sản phẩm thải bỏ thường được bán hoặc đưa cho khu vực thu gom tư nhân (người thu mua đồng nát, đại lý phế liệu, các cửa hàng dịch vụ: sửa chữa và mua bán đồ điện - điện tử). Các đơn vị tư nhân thu gom các sản phẩm thải bỏ từ người sử dụng và các nguồn khác sẽ kiểm tra, phân loại và bán cho các cửa hàng dịch vụ hay các cơ sở tháo dỡ và tái chế nhằm sửa chữa, tân trang hoặc lắp ráp để tái sử dụng hoặc bán lại với chi phí thấp hơn.

    Tại Việt Nam, có nhiều khu vực hoạt động trong lĩnh vực này có thể kể đến như chợ Nhật Tảo (TP. Hồ Chí Minh), Hoàng Cầu và Chùa Vua, Chợ Trời (Hà Nội), làng Bùi Dâu (Hưng Yên), Tề Lỗ (Vĩnh Phúc), làng nghề Tràng Minh (Hải Phòng)... Các vật liệu hoặc các thành phần từ chất thải điện tử có thể tái chế được chuyển tới tái chế chủ yếu tại các làng nghề tái chế nhựa (Minh Khai, Hưng Yên); sắt thép (Tề Lỗ, Phù Mỹ - Vĩnh Phúc; Đa Hội, Châu Khê - Bắc Ninh; Chỉ Đạo, Mỹ Hào - Hưng Yên)... Về xử lý, các thành phần không sử dụng/tái chế được của chất thải điện tử được thải ra từ các hộ gia đình, cửa hàng dịch vụ, các cơ sở tháo dỡ, cơ sở tái chế thường được đưa vào dòng chất thải sinh hoạt, thải bỏ bừa bãi tại các điểm tập kết rác tự phát hoặc đốt bỏ để giảm thể tích thải. Một phần khác trong số đó được đưa đến các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt do các công ty môi trường đô thị quản lý.

    

12 5 23 1

Các thành phần của chất thải điện tử không sử dụng tái chế được bị thải bỏ bừa bãi gây nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường

2. Chính sách phát triển KTTH trong lĩnh vực rác thải điện tử

    Rác thải điện tử là loại hình chất thải được quản lý theo các quy định pháp luật về CTNH, cũng chịu sự điều chỉnh của các quy định về nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng và quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Các quy định này được đề cập rõ tại Điều 99, 100, 101, Chương VIII trong Luật BVMT năm 2020.

    Chính sách phát triển KTTH đã được đề cập trong nhiều văn bản định hướng của Đảng, các chiến lược, đề án của Chính phủ như: Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Nghị quyết số 55/NQ-TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh… [5]

    Đặc biệt Luật BVMT năm 2020, tại Chương XI, mục 2, Điều 142 đã đưa ra những quy định riêng về KTTH như: KTTH là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý và thực hiện biện pháp để giảm khai thác tài nguyên, giảm chất thải, nâng cao mức độ tái sử dụng và tái chế chất thải ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, thiết kế sản phẩm, hàng hóa đến giai đoạn sản xuất, phân phối… Ngoài ra, KTTH còn được lồng ghép, định hướng trong các quy định cụ thể của Luật BVMT năm 2020 như trong các công cụ kinh tế (như thuế/phí BVMT, nhãn sinh thái, công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường, mua sắm xanh, tín dụng xanh…); quy định về quản lý chất thải rắn, nước thải.

    Qua các chính sách này cho thấy, KTTH được xem là một trong những nhiệm vụ, giải pháp cần phải thực hiện trong nội dung về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của giai đoạn tới; khuyến khích phát triển mô hình KTTH để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất; xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình KTTH.

3. Đánh giá khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp

 Khó khăn, vướng mắc

    Thực tế hiện nay, việc xử lý rác thải điện tử ở nước ta vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nguyên nhân là do bị cạnh tranh bởi khối phi chính thức dẫn đến lượng chất thải đầu vào không đảm bảo tính ổn định về khối lượng và chất lượng, điều này khiến các doanh nghiệp không thể mạnh dạn đầu tư các loại hình công nghệ hiện đại, tận thu các kim loại quý trong rác thải điện tử. Các loại rác thải điện tử mà cơ sở xử lý tiếp nhận thường đã bị nhà cung cấp hoặc cơ sở phi chính thức lấy đi các kim loại dễ tháo dỡ và có giá trị, do đó nếu đầu tư dây chuyền hiện đại sẽ gây lãng phí và không đảm bảo doanh thu để duy trì vận hành công nghệ.

    Nhìn chung, hiện trạng tái chế và xử lý chất thải điện tử ở Việt Nam còn đang ở mức độ thấp, mới chỉ tái chế được một phần các vật liệu thông thường như sắt, đồng, chì, thiếc, nhựa bằng các công nghệ cũ, thiết bị lạc hậu gây những tác động không nhỏ đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa thể tái chế được các kim loại quý, vốn có hàm lượng cao trong chất thải điện tử.

    Việc phát thải rác thải điện tử đang thiếu kiểm soát, đặc biệt là việc phát thải từ sinh hoạt hằng ngày của các hộ gia đình. Các thiết bị như: pin, vỏ, xác điện thoại, thiết bị điện tử gia dụng… vẫn được để chung với rác thải sinh hoạt. Nhận thức của người dân về tác hại của rác thải điện tử chưa cao khiến việc phân loại rác tại nguồn không được thực hiện, góp phần không nhỏ dẫn đến ô nhiễm môi trường.

    Ngoài ra, Việt Nam đang thiếu hụt các số liệu thống kê chính thức trong kiểm kê và dự báo nguồn và lượng phát sinh chất thải điện tử. Một trong những nguyên nhân là chưa xây dựng được hệ thống, quy trình, cơ sở dữ liệu kiểm kê rác thải điện tử và hạn chế về năng lực thu thập dữ liệu thống kê.

Đề xuất giải pháp thúc đẩy mô hình KTTH trong xử lý rác thải điện tử

    Một là, Nhà nước cần ban hành khuyến khích đầu tư áp dụng các mô hình KTTH trong lĩnh vực điện tử thông qua chính sách ưu đãi thuế, phí, lãi suất và đất đai cho các dự án, doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động thúc đẩy KTTH như: sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm tái chế, tái sử dụng, phát triển công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường. Để thực hiện được chính sách này cần xây dựng bộ tiêu chí nhận diện, đánh giá các mô hình KTTH trong lĩnh vực điện tử để làm căn cứ áp dụng.

    Hai là, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về áp dụng KTTH trong sản xuất điện tử; có cơ chế khuyến khích việc nhập khẩu và ứng dụng các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường vào trong quá trình sản xuất điện tử nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên nhiên vật liệu và giảm phát thải ra môi trường.

    Ba là, đẩy mạnh sản xuất, cung ứng, tiêu thụ các sản phẩm điện tử được sản xuất từ các hoạt động sản xuất - kinh doanh điện tử đáp ứng tiêu chí của mô hình KTTH thông qua các chính sách về thông tin, truyền thông và quảng bá sản phẩm; hoàn thiện hệ thống cấp nhãn sinh thái (nhất là tiêu chuẩn, tiêu chí đối với các sản phẩm tái chế, tái sử dụng…); chính sách mua sắm xanh (đặc biệt là mua sắm công xanh); thiết lập hệ thống phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm tái chế, tái sử dụng.

    Bốn , thúc đẩy hình thành cơ chế liên kết trên nền tảng của internet vạn vật (IOT); phát triển các mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu đô thị sinh thái (đô thị xanh).

    Năm là, thay đổi thói quen tiêu dùng, thực hiện lối sống bền vững thông qua các biện pháp: Tuyên truyền, vận động xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, tiêu dùng bền vững, hình thành ý thức BVMT, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, các-bon thấp, hài hòa, thân thiện với môi trường; tổ chức các kênh thông tin quảng bá sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường tới người tiêu dùng; xây dựng chương trình quảng bá sản phẩm thân thiện với môi trường; giáo dục, đào tạo kiến thức và kỹ năng tiêu dùng bền vững cho người tiêu dùng; nâng cao vai trò và hỗ trợ tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu trong việc tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng bền vững cho người tiêu dùng; thúc đẩy tiêu dùng trung gian đối với thị trường nguyên liệu thứ cấp; thúc đẩy các mô hình kinh tế chia sẻ…

PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ, TS. Nguyễn Trung Thắng,

ThS. Dương Thị Phương Anh, ThS. Nguyễn Thế Thông

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

 

Tài liệu tham khảo

1. Chính phủ, 2021, Báo cáo số 83/BC-CP ngày 22/3/2021 về công tác bảo vệ môi trường năm 2020

2. Forti V., Baldé C.P., Kuehr R. and Bel G. (2020). The Global E-waste Monitor 2020: Quantities, flows and the circular economy potential. United Nations University (UNU)/United Nations Institute for Training and Research (UNITAR) - co-hosted SCYCLE Programme, International Telecommunication Union (ITU) & International Solid Waste Association (ISWA), Bonn/Geneva/Rotterdam

3. Shunichi Honda, Deepali Sinha Khetriwal, Ruediger Kuehr (2017), Regional E-waste monitor East and Southest Asia, United Nation University, Ministry of the Environment, available at: https://www.researchgate.net/publication/312332531

4. Tran, C. and Salhofer, S. (2018), Analysis of recycling structures for e-waste in Vietnam, Journal of Material Cycles and Waste Management (2018) 20:110-126

5. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (2020), Cơ sở khoa học, thực tiễn đề xuất khung chính sách, lộ trình áp dụng các mô hình KTTH ở Việt Nam

6. http://baokiemtoannhanuoc.vn/kinh-te---xa-hoi/xay-dung-nganh-cong-nghiep-tai-che-rac-thai-dien-tu-Viet-Nam-can-co-lo-trinh-146606

 

NỘI DUNG KHÁC

Huy động nguồn lực thực hiện NDC: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

19-5-2023

Biến đổi khí hậu (BĐKH) trở thành thách thức chung của toàn nhân loại. Nỗ lực để hạn chế các nguyên nhân gây ra BĐKH là trách nhiệm của mỗi quốc gia, lĩnh vực và cá nhân. Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực để chủ động ứng phó với BĐKH thông qua việc triển khai đồng thời hoạt động thích ứng, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK). Quyết tâm, cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế chống lại BĐKH được thể hiện thông qua Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật năm 2020 và đệ trình Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC).

Thực trạng và chính sách thu hút đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân vào lĩnh vực xử lý nước thải ở Việt Nam

19-5-2023

Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Với những thay đổi thể chế, chính sách đã tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển. Tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII năm 2017 đã chỉ rõ quan điểm “Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, cấp thiết, lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta".

Tình hình thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển bền vững về môi trường ở Việt Nam

22-5-2023

Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (PTBV), được tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua vào năm 2015, kêu gọi sự chung tay hành động xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo đến năm 2030 tất cả cư dân toàn cầu đều được hưởng hòa bình và thịnh vượng. Chương trình đưa ra 17 mục tiêu PTBV (SDG), 169 mục tiêu cụ thể, định hướng phương thức thực hiện, các quan hệ đối tác toàn cầu và các hành động triển khai.

Một số cơ sở lý luận về thiết lập tài khoản đại dương

23-5-2023

Đại dương là nguồn sinh kế quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), góp phần điều hòa khí hậu và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững SDG14 (Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững) của các nước trên thế giới.

Vai trò, xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn để thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn và khuyến nghị cho Việt Nam

24-5-2023

 Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là cách tiếp cận chính sách giúp các nhà hoạch định, nhà quản lý nhìn nhận sự vận hành của nền kinh tế và tìm ra giải pháp hoàn thiện thúc đẩy xã hội áp dụng KTTH. Có nhiều công cụ chính sách khác nhau đang được bàn luận và áp dụng tại các quốc gia trên thế giới như mua sắm công xanh, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility-EPRs), tài chính xanh, nhãn sinh thái, các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ về thuế/phí… Một trong những công cụ có vai trò quan trọng để thúc đẩy áp dụng KTTH là “tiêu chuẩn, quy chuẩn”. Bài viết phân tích vai trò, ý nghĩa trong tiếp cận về tiêu chuẩn, quy chuẩn, xu hướng phát triển tiêu chuẩn để thúc đẩy áp dụng KTTH và khuyến nghị cho Việt Nam.

Một cách tiếp cận đánh giá kết quả thực hiện chiến lược trong khu vực công tại Việt Nam

24-5-2023

 Hoạt động đánh giá chiến lược sau khi ban hành tại Việt Nam dần nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, hoạt động này đa phần tập trung vào sơ kết hoặc tổng kết kết quả khi chuẩn bị xây dựng chiến lược cho giai đoạn mới. Hoạt động đánh giá kết quả chiến lược cũng chưa có hướng dẫn thống nhất nào về phương pháp, công cụ cũng như quy trình đánh giá.

Đề xuất một số tiêu chí đánh giá mức độ suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam

25-5-2023

Việt Nam có khoảng 12 triệu ha đất ngập nước (ĐNN), chiếm 37% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước. Các hệ sinh thái (HST) ĐNN tự nhiên quan trọng như các hồ, đầm, các khu rừng ngập mặn, các vùng ĐNN ven biển rất có giá trị về đa dạng sinh học (ĐDSH). Tuy nhiên, chất lượng ĐDSH các HST ĐNN của nước ta đang đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày một nghiêm trọng, đặc biệt là các HST vùng triều, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cùng các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, quý hiếm đang bị giảm sút nhanh chóng cả về số lượng và quy mô diện tích phân bố. Bài viết phân tích cơ sở lý luận về việc đánh giá suy thoái HST ĐNN, từ đó đề xuất một số tiêu chí đánh giá mức độ suy thoái HST ĐNN có thể áp dụng tại Việt Nam.

Đánh giá tổn thất và thiệt hại liên quan đến biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng - kinh nghiệm một số nước và hướng áp dụng cho Việt Nam

29-5-2023

 “Tổn thất và thiệt hại” là một chủ đề mới nổi trong đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu (BĐKH), trong các nghiên cứu, chính sách thực hiện hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, kết nối các lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Đánh giá tổn thất và thiệt hại bao gồm phân tích, lượng giá các tổn thất đã xảy ra trong quá khứ hoặc dự báo, ước tính các thiệt hại liên quan đến biến đổi xảy ra trong tương lai. Ngoài việc đánh giá định lượng các tổn thất và thiệt hại (TT&TH), có thể thực hiện đánh giá định tính dựa vào cộng đồng. Bài viết giới thiệu phương pháp này từ thực tiễn áp dụng một số nước và đề xuất hướng áp dụng cho Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế và một số vấn đề cần cân nhắc trong đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư phát triển tới hệ sinh thái rừng

30-5-2023

Trước sự gia tăng dân số, nhu cầu phát triển, tiêu thụ... ngày càng cao của con người đã gây sức ép lớn lên tài nguyên thiên nhiên. Nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội, điển hình là các dự án thủy điện, đường giao thông, khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch... khó tránh khỏi tác động tiêu cực đến rừng tự nhiên, do cần sử dụng đất rừng, kể cả rừng đặc dụng. Vì vậy, một số tổ chức uy tín trên thế giới đã xây dựng những hướng dẫn về đánh giá tác động của một số dự án đầu tư phát triển tới hệ sinh thái (HST) tự nhiên nói chung từ rất sớm.

Cơ chế bồi hoàn và giao dịch tín chỉ đa dạng sinh học, xu hướng mở rộng trên thế giới và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

31-5-2023

Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái (HST) trong tự nhiên [1]. ĐDSH có giá trị vô cùng to lớn đối với hệ thống tự nhiên và đời sống của con người bao gồm cả những giá trị có thể sử dụng và cả những giá trị phi sử dụng. Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là có ĐDSH cao của thế giới, với sự đa dạng về các kiểu HST, các loài, sự phong phú và tính đặc hữu về nguồn gen. Tuy nhiên, ĐDSH của Việt Nam đang bị suy thoái nghiêm trọng, diện tích, chất lượng của các HST đang bị suy giảm nghiêm trọng do tác động của quá trình phát triển, thiên tai và biến đổi khí hậu. Thiết lập kênh tài chính bền vững cho ĐDSH đang là bài toán khó đặt ra cho mỗi quốc gia trên thế giới và Việt Nam [2].

Đánh giá tính khả thi và mức độ sẵn sàng tham gia Chương trình Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) tại Việt Nam

1-6-2023

EPR là cách tiếp cận chính sách môi trường, trong đó trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm được mở rộng đến giai đoạn chất thải trong vòng đời sản phẩm. Trên thực tế, EPR liên quan đến việc các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm trong quản lý sản phẩm sau khi trở thành chất thải, bao gồm: thu thập chất thải, xử lý trước (như phân loại, chuẩn bị cho tái sử dụng, thu hồi hoặc thải bỏ giai đoạn cuối). Các hệ thống EPR cho phép các nhà sản xuất thực hiện trách nhiệm của mình, thông qua nguồn lực tài chính cần thiết hoặc thực hiện các khía cạnh vận hành quá trình từ cộng đồng (municipalities). Trách nhiệm có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc. EPR có thể thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp.

Nhân rộng và phát triển mô hình Reuse-Refill nhằm góp phần thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam

2-6-2023

Mô hình tái sử dụng-tái nạp đầy (Reuse-Refill) đang trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, giúp hạn chế lượng rác thải nhựa phát sinh thông qua việc thay đổi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng, đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Ở Việt Nam, trong bối cảnh ô nhiễm rác thải nhựa nghiêm trọng, tái sử dụng hàng hóa và nguyên liệu rất quan trọng đối với một nền kinh tế tuần hoàn (KTTH) bền vững, nơi các sản phẩm và nguyên liệu vẫn được lưu thông, giảm áp lực lên tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Tái sử dụng, tái nạp là một dạng của mô hình kinh doanh tuần hoàn và đang ngày càng được đón nhận phổ biến trong lĩnh vực về bao bì, đóng gói thực phẩm…