THỊ TRƯỜNG

Cơ hội tốt để tăng giá trị xuất khẩu cho mặt hàng hồ tiêu

Ngày đăng: 06 | 09 | 2011

Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá hồ tiêu những tháng cuối năm vẫn sẽ ở mức cao vì trong khoảng thời gian từ cuối tháng 10 đến tháng 1/2012 nguồn cung từ các nước như Việt Nam, Braxin, Indonesia không nhiều do đó không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của thế giới.

Hồ tiêu trong nước tăng cả về lượng và giá trị xuất khẩu
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu tháng 8 ước đạt 15 ngàn tấn, kim ngạch đạt 91 triệu USD đưa khối lượng tiêu xuất khẩu 8 tháng lên con số 98 ngàn tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu 545 triệu USD, tăng 6,5% về lượng và tăng tới 78,7% về giá so với cùng kỳ năm trước. Chỉ trong 7 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của nước ta đã vượt qua mức tổng giá trị xuất khẩu 421,6 triệu USD của cả năm 2010.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 22% với khối lượng xuất khẩu đạt 15.170 tấn, kim ngạch đạt 88,1 triệu USD tăng 128,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Ấn Độ và Indonesia - 2 quốc gia trồng và xuất khẩu hồ tiêu lớn cũng đã nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu của Việt Nam. Trong tháng 7/2011, Ấn Độ đã nhập của Việt Nam 1.030 tấn tiêu các loại, đưa tổng khối lượng nhập khẩu 7 tháng đầu năm lên 5.287 tấn với kim ngạch đạt 27,2 triệu USD. Tương tự, Indonesia cũng nhập 282 tấn trong tháng 7, nâng tổng khối lượng nhập khẩu tính từ đầu năm lên 877 tấn. 

Giá thu mua hồ tiêu nội địa tháng 8 tăng tương đối mạnh. Giá tiêu đen từ mức 110-112 ngàn đồng/kg ngày 1/8 tăng lên mức kỷ lục 130-131 ngàn đồng/kg vào ngày 25/8 tương đương mức tăng 18-20%; giá thu mua tiêu trắng tăng 5-10 ngàn đồng/kg và hiện ở mức 160-165 ngàn đồng/kg. Nguyên nhân khiến giá thu mua hồ tiêu nội địa tăng mạnh là do nguồn cung thế giới khan hiếm, giá hồ tiêu trên thị trường thế giới tăng mạnh khiến các doanh nghiệp tích cực thu mua để đẩy mạnh xuất khẩu. 

Ước tính giá trị kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu trong năm nay có thể đạt mức hơn 756 triệu USD. 

Thị trường hồ tiêu thế giới vẫn đang thiếu nguồn cung 

Theo báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC), xuất khẩu hồ tiêu từ 6 nước xuất khẩu chính (Braxin, Ấn độ, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Srilanka) trong 2 quý đầu năm 2011 đạt 123 ngàn tấn, giảm so với mức 126 ngàn tấn cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu từ Braxin, Việt Nam và Srilanka giảm trong khi xuất khẩu từ Ấn độ, Indonesia và alaysia được ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm 2010. 

Thị trường hồ tiêu thế giới đang trông đợi vào vụ thu hoạch tới của Indonesia và Braxin để giảm bớt tình hình thiếu hụt. Tuy nhiên, theo báo cáo thì vụ thu hoạch của Indonesia không tốt do ảnh hưởng của sâu bệnh và thời tiết xấu, khối lượng xuất khẩu có thể chỉ đạt 20 ngàn tấn. Hiệp hội Hồ tiêu thế giới nhận định, sản lượng hồ tiêu năm 2011 của Braxin sẽ đạt 27 ngàn tấn, giảm 8 ngàn tấn so với mức dự báo trước đó. Tổng khối lượng xuất khẩu của Braxin 6 tháng đầu năm đạt 13.369 tấn với trị giá 65,2 triệu USD, giảm 7% về số lượng nhưng tăng 54% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Hoa Kỳ và Đức là hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của Braxin với tỷ trọng tương ứng là 41% và 19%; kế đến là Mexico nhập khẩu khoảng 9% và Tây Ban Nha nhập khẩu khoảng 5%. 

Giá hồ tiêu tại sàn Kochi chốt phiên ngày 25/8 giao kỳ hạn tháng 9,10,11,12 lần lượt là 32.879; 33.363; 33.652 và 34.000 rupi/tạ, tăng 330-360 rupi/ tạ so với mức giá tại thời điểm đầu tháng. Tại thị trường châu Âu, giá tiêu đen Ấn Độ giao ngay đạt 7.700 USD/tấn, tiêu trắng Muntok giao ngay đạt 9.300 USD/tấn, tăng 100 USD/tấn so với mức giá đầu tháng 8. Tại Ấn Độ, giá thu mua hồ tiêu tăng mạnh trở lại sau khi giảm nhẹ vào thời điểm giữa tháng, giá tiêu đen nội địa đang ở mức 6.430 USD/tấn; giá tiêu xuất khẩu đạt 6.760 USD/tấn tăng 230 USD/tấn (tương đương 3,4%) so với thời điểm đầu tháng. Cùng với xu hướng biến động tăng của giá hồ tiêu thế giới, tại thị trường Indonesia giá tiêu biến động tăng mạnh trong tháng 8 - giá thu mua tiêu đen nội địa ở mức 6.142 USD/tấn, giá tiêu đen xuất khẩu đạt 6.900 USD/tấn tăng lần lượt 8,2% và 7,8% so với mức giá đầu tháng, giá tiêu trắng ổn định trong tháng: tiêu trắng nội địa đạt 8.099 USD/tấn, tiêu trắng xuất khẩu đạt 9.000 USD/tấn. 

Dự báo trong mấy tháng tới, khuynh hướng giá trên thị trường hồ tiêu thế giới sẽ phụ thuộc vào mức dự trữ tại Việt Nam và những thông tin về sản lượng thu hoạch hồ tiêu của Braxin vào tháng 9. Giá hồ tiêu chào bán từ Ấn Độ sẽ chịu sự chi phối bởi giá hồ tiêu chào bán từ Việt Nam và Indonesia trên thị trường thế giới. Giá hồ tiêu những tháng cuối năm vẫn sẽ ở mức cao vì trong khoảng thời gian từ cuối tháng 10 đến tháng 1/2012 nguồn cung từ các nước như Việt Nam, Braxin, Indonesia không nhiều do đó không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của thế giới. 

Cơ hội tốt để tăng giá trị xuất khẩu cho mặt hàng hồ tiêu 

Trong mấy năm trở lại đây Việt Nam được đánh giá luôn đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu. Mặc dù giá xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam thời gian qua đã tăng đáng kể, tuy nhiên, vẫn thấp hơn một số nước như Ấn Độ, Brazil,Indonesia. 

VPA nhận định do hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu phải qua nhiều kênh trung gian, chủ yếu là sản phẩm thô, trong khi các nước có truyền thống xuất khẩu tiêu trên thế giới từ lâu đã chuyển sang các sản phẩm được chế biến với chất lượng cao và tổ chức chặt chẽ trong việc xuất khẩu. Do vậy, dù có sản lượng lớn và có khả năng điều tiết thị trường nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã không tận dụng được cơ hội này. 

Trong tình trạng mặt hàng hồ tiêu trên thị trường thế giới đang thiếu nguồn cung thì đây lại là một cơ hội tốt để các nhà sản xuất và kinh doanh đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Đặc biệt, có thể mở rộng được nhiều thị trường xuất khẩu trực tiếp không qua kênh trung gian, qua đó có thể tăng giá trị xuất khẩu của sản phẩm hồ tiêu. 
Theo cpv.org

NỘI DUNG KHÁC

Nỗi lo từ mặt bằng giá gạo mới

6-9-2011

Trong những ngày qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo mua cầm chừng, các doanh nghiệp chế biến, xay xát và lái gạo không “ăn hàng”. Song giá lúa gạo ở ĐBSCL tạm đứng ở mức cao.

Phát triển bền vững ngành mía đường

5-9-2011

Trong thời gian qua, tình trạng tranh chấp nguyên liệu vẫn xẩy ra ở nhiều nơi gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất chung của ngành mía đường cũng như lợi ích của người trồng mía. Trước bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã rút kinh nghiệm, đặt lợi ích của người trồng mía song song với lợi ích của doanh nghiệp mía đường... Đây là yếu tố chính để phát triển bền vững cho ngành mía đường trong nước.

Ngành nông nghiệp xuất siêu khoảng 6 tỉ USD trong 8 tháng

5-9-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta 8 tháng đầu năm ước tính đạt 16,4 tỉ USD. Trong khi tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng và vật tư, nguyên liệu phục vụ lĩnh vực này ước đạt 10,4 tỉ USD. Như vậy, nông nghiệp đã xuất siêu khoảng 6 tỉ USD trong 8 tháng.

Sản lượng thuỷ sản tháng 8 tăng 4,6% so với cùng kỳ

1-9-2011

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng thuỷ sản tháng 8/2011 ước tính đạt 475 nghìn tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá 349 nghìn tấn, tăng 4,5%; tôm 79 nghìn tấn, tăng 5,6%.

Dự báo giá tiêu sẽ tiếp tục tăng cao đến cuối năm

1-9-2011

Giá tiêu đen loại xô ngày 31/8 tại Đăk Lăk đã được các đại lý thu mua ở mức cao nhất từ trước tới nay là 135.000 đồng/kg đã làm nóng bầu không khí ở các làng quê.

Giá thực phẩm sẽ tiếp tục ổn định?

1-9-2011

Sau một thời gian dài liên tục tăng mạnh, gần đây giá cả của nhiều mặt hàng thực phẩm đã giảm nhẹ.

Lạm dụng phân bón: Lợi bất cập hại

1-9-2011

Bên cạnh phân đơn chất thì phân NPK được nông dân sử dụng ngày càng nhiều nhờ vào tính tiện dụng và hiệu quả khi sử dụng hợp lý.

Bạc Liêu: Muối tồn đã có đầu ra

1-9-2011

Hơn một tuần qua, diêm dân Bạc Liêu rất phấn khởi khi nhiều thương lái vào tận đồng tìm mua số muối đã tồn đọng trong nhiều tháng qua. Nhờ đó giá muối nhích lên.

Giá phân bón cao nhất từ trước tới nay

31-8-2011

So với cùng kỳ năm ngoái, giá phân bón các loại như urê, DAP... tăng 50-100%, với phân ure đến tay người tiêu dùng hiện lên tới 12.500 đồng/kg.

Thị trường bánh Trung thu: Vẫn nóng chuyện an toàn thực phẩm

31-8-2011

Tất cả các thương hiệu bánh Trung thu đều tăng từ 10 - 20% so với năm ngoái. Tuy nhiên, thông tin đó vẫn không "nóng" bằng chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP). Đây vẫn là nỗi lo canh cánh của mỗi người tiêu dùng, mặc dù Luật An toàn Thực phẩm đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2011.

Nhãn lồng dính “thảm họa kép”

31-8-2011

Bị nhãn Thái Lan, Trung Quốc và nhãn ở các vùng khác “đánh cắp” thương hiệu cùng với sức ép được mùa rớt giá đang gây những khó khăn cho đất nhãn nổi tiếng ở miền Bắc: Hưng Yên.

Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng

31-8-2011

“Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam năm 2011” với chủ đề “Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng” đã được báo Tin Tức (Thông tấn xã Việt Nam) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 24/8 tại Hà Nội. Chương trình nhằm hướng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp xuất phát từ lợi ích chung của việc xây dựng thương hiệu ngành hàng và hình ảnh quốc gia.