THỊ TRƯỜNG

Giá thực phẩm sẽ tiếp tục ổn định?

Ngày đăng: 01 | 09 | 2011

Sau một thời gian dài liên tục tăng mạnh, gần đây giá cả của nhiều mặt hàng thực phẩm đã giảm nhẹ.

Tại Hà Nội, hiện thịt heo đã giảm từ 10.000 - 20.000 đồng/kg
Thông thường mọi năm khi bước sang quý 4, trên thị trường giá cả của nhiều mặt hàng lại rục rịch bước vào đợt tăng giá mới. Nguyên nhân chủ yếu là vì vào dịp cuối năm sức mua sẽ tăng đáng kể so với những tháng trước đó. 
Năm nay, bắt đầu từ 1/10, mức lương mới sẽ được áp dụng. Đối với vùng 1 mức lương tối thiểu là 2 triệu đồng/tháng. Các vùng 2, 3 và 4, mức lương tối thiểu được áp dụng tương ứng là 1,78 triệu đồng, 1,55  triệu đồng và 1,4 triệu đồng/tháng. Sau khi được điều chỉnh, lương tối thiểu sẽ tăng thêm từ 300.000 – 650.000 đồng/tháng so với hiện nay. 
Những yếu tố trên đã khiến không ít người tiêu dùng e ngại giá bán của nhiều loại thực phẩm sẽ lại tiếp tục “leo dốc”.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, 8 tháng đầu năm doanh số bán lẻ của cả nước chỉ tăng có 3,9%, trong khi cùng kỳ các năm trước mức tăng là khoảng 10%. Điều này là do giá cả hàng hoá tăng cao, người dân buộc phải thắt chặt chi tiêu.
Hiện nay giá của nhiều mặt hàng thực phẩm như thịt lợn, tuy đã giảm từ 10.000 – 20.000 đồng/kg, nhưng vẫn đứng ở mức giá khá cao. Thịt ba chỉ, thịt mông sấn, nạc vai vẫn được bán ra phổ biến ở mức 110.000 đồng/kg, còn sườn, nạc thăn là 120.000/kg. 
Theo dự báo của ông Phú, giá cả của nhiều mặt hàng sẽ được duy trì “bình lặng” như hiện nay cho đến hết tháng 11/2011. Nhưng sang đến tháng 12, giá bán của nhiều thực phẩm, chủ yếu là các mặt hàng tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, hải sản… sẽ tiếp tục tăng, vì năm nay Tết Nguyên đán đến sớm hơn mọi năm.
Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Đồng cũng tin tưởng rằng sau một thời gian giá thực phẩm tăng mạnh, hiện nay nguồn cung của nhiều mặt hàng, đặc biệt là thịt gia súc, gia cầm đã tăng lên đáng kể. Giai đoạn gần đây, giá bán của các sản phẩm đó cũng đã có xu hướng giảm nhẹ, nên mặt bằng giá hiện nay sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới. 
Bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc  Công ty Cổ phần Nhất Nam đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Fivimart thì nhìn nhận, với sự vào cuộc nhằm kìm chế lạm phát của các bộ, ngành, giá của nhiều hàng hoá sẽ tiếp tục giữa ở mức như hiện nay trong quý 4. 
Cũng theo bà Hậu, hiện nay hàng hoá các loại khá dồi dào. Vào dịp cuối năm nếu có sự điều chỉnh tăng giá chủ yếu là do sức mua tăng, chứ không phải do sự thiếu hụt nguồn cung, nên mức tăng sẽ không lớn.
Theo VnEconomy

NỘI DUNG KHÁC

Lạm dụng phân bón: Lợi bất cập hại

1-9-2011

Bên cạnh phân đơn chất thì phân NPK được nông dân sử dụng ngày càng nhiều nhờ vào tính tiện dụng và hiệu quả khi sử dụng hợp lý.

Bạc Liêu: Muối tồn đã có đầu ra

1-9-2011

Hơn một tuần qua, diêm dân Bạc Liêu rất phấn khởi khi nhiều thương lái vào tận đồng tìm mua số muối đã tồn đọng trong nhiều tháng qua. Nhờ đó giá muối nhích lên.

Giá phân bón cao nhất từ trước tới nay

31-8-2011

So với cùng kỳ năm ngoái, giá phân bón các loại như urê, DAP... tăng 50-100%, với phân ure đến tay người tiêu dùng hiện lên tới 12.500 đồng/kg.

Thị trường bánh Trung thu: Vẫn nóng chuyện an toàn thực phẩm

31-8-2011

Tất cả các thương hiệu bánh Trung thu đều tăng từ 10 - 20% so với năm ngoái. Tuy nhiên, thông tin đó vẫn không "nóng" bằng chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP). Đây vẫn là nỗi lo canh cánh của mỗi người tiêu dùng, mặc dù Luật An toàn Thực phẩm đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2011.

Nhãn lồng dính “thảm họa kép”

31-8-2011

Bị nhãn Thái Lan, Trung Quốc và nhãn ở các vùng khác “đánh cắp” thương hiệu cùng với sức ép được mùa rớt giá đang gây những khó khăn cho đất nhãn nổi tiếng ở miền Bắc: Hưng Yên.

Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng

31-8-2011

“Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam năm 2011” với chủ đề “Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng” đã được báo Tin Tức (Thông tấn xã Việt Nam) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 24/8 tại Hà Nội. Chương trình nhằm hướng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp xuất phát từ lợi ích chung của việc xây dựng thương hiệu ngành hàng và hình ảnh quốc gia.

Phía sau "cơn lốc" chè vàng

31-8-2011

Thời gian qua, nhiều nông trường chè ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang điêu đứng trước "cơn lốc" chè vàng, chè bẩn. Những nông trường chè trở nên xơ xác vì bị người dân tận thu tối đa khi thương nhân Trung Quốc thu mua chè búp tươi với giá cao, đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng và hệ lụy nó để lại thì không thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cho sản phẩm chè Việt Nam

30-8-2011

Hiệp Hội chè Việt Nam cho biết, Việt Nam là nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới với thị trường xuất khẩu lên tới 118 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng một nửa so với giá chè bình quân trên thế giới. Do vậy, ngành chè đang nỗ lực tìm các giải pháp để có thể nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm chè trong thời gian tới.

"Từ nay đến đầu năm 2012 không lo thiếu gạo"

30-8-2011

Đó là khẳng định của ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa những tháng cuối năm 2011. Ông Phong cho biết:

“Chè bẩn” – tác động xấu đến thương hiệu chè Việt Nam

17-8-2011

Theo ông Đoàn Anh Tuân, nguyên nhân chính của tình trạng “chè bẩn” là do các nhà quản lý chưa nhận thức đúng về ngành sản xuất, kinh doanh chè hiện nay.

Xuất khẩu gạo: Nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức

17-8-2011

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), nếu không có đột biến về thời tiết, sản lượng lúa năm 2011 ước đạt 41,017 triệu tấn, tăng khoảng 2,6% so với năm 2010, đảm bảo được an ninh lương thực trong nước và thực hiện được chỉ tiêu xuất khẩu gạo. Giá cả tăng cao, lượng hợp đồng xuất khẩu gạo nhiều đang tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đó, trong thời gian tới, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng sẽ còn không ít thách thức.

Xuất khẩu rau quả không đạt chỉ tiêu

17-8-2011

Tin từ Bộ Công Thương ngày 16.8, dự kiến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN sẽ không đạt chỉ tiêu 600-700 triệu USD mặc dù nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của thế giới đối với rau quả VN không giảm...