THỊ TRƯỜNG

“Chè bẩn” – tác động xấu đến thương hiệu chè Việt Nam

Ngày đăng: 17 | 08 | 2011

Theo ông Đoàn Anh Tuân, nguyên nhân chính của tình trạng “chè bẩn” là do các nhà quản lý chưa nhận thức đúng về ngành sản xuất, kinh doanh chè hiện nay.

Gần đây, việc người dân ở một số tỉnh như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái… cho tạp chất (phân lân, bùn, bột quặng, bột sắn…) vào để chế biến chè đã gây ra sự lo ngại trong dư luận.
Sau khi có sự vào cuộc của lực lượng chức năng, đến thời điểm này, việc chế biến “chè bẩn” ở một số địa phương về cơ bản đã chấm dứt. Nhưng, đằng sau vụ việc này vẫn còn không ít vấn đề chưa được giải quyết.
Phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS) về vấn đề này.
PV: Theo ghi nhận từ VITAS, thông tin về việc sản xuất “chè bẩn” đã ảnh hưởng như thế nào đến uy tín và xuất khẩu chè của Việt Nam, thưa ông?
Ông Đoàn Anh Tuân: Hiện nay, tuy các doanh nghiệp chưa có báo cáo cụ thể về việc thông tin “chè bẩn” có ảnh hưởng như thế nào tới xuất khẩu chè của Việt Nam, nhưng với sản phẩm của các công ty có uy tín trong ngành chè thì khách hàng vẫn nhập khẩu bình thường. Còn đối với các doanh nghiệp từng có “vấn đề” cũng đã gặp phải những “cự nự” từ phía khách hàng.
Trên thực tế, việc làm “chè bẩn” chỉ xảy ra ở một nhóm người và sản phẩm này chỉ đi vào thị trường Trung Quốc. Trong khi khách hàng của ngành chè Việt Nam là khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
PV: Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến thời gian qua tình trạng làm “chè bẩn” có “đất” để phát triển?
Ông Đoàn Anh Tuân: Theo tôi, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do các nhà quản lý chưa nhận thức được chế biến chè phải là một ngành kinh doanh có điều kiện, phải thoả mãn được các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, vùng nguyên liệu… Nếu có quy định đó, các nhà máy sẽ phải có hợp đồng chặt chẽ với người trồng chè thì đã không có hiện tượng người nông dân tự do chế biến sản phẩm của mình như hiện nay.
PV: Như vậy, ông cho rằng việc tiếp tục để người dân chế biến chè tại gia đình như hiện nay là không ổn?
Ông Đoàn Anh Tuân: Trên thực tế, cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế đều coi chế biến chè là công việc đơn giản và các hộ đều có thể tự làm tại nhà. Trong khi chè lại là thực phẩm, chỉ cần đổ nước sôi vào là có thể dùng ngay, nên quá trình chế biến phải tuân thủ theo các quy trình hết sức nghiêm ngặt nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng, thậm chí có thể gây ung thư. Do đó, cơ quan chức năng cũng nên có các quy định đối với các hộ chế biến mặt hàng này.
Không chỉ vậy, suốt thời gian qua, các cơ quan chức năng đã bỏ qua khâu kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm chè tiêu thụ trong nước. Hầu hết người tiêu dùng Việt Nam hiện nay vẫn sử dụng chè đựng trong các túi nylon không hề có nhãn mác, hạn sử dụng, cơ sở sản xuất. Điều này khiến không ai có thể dám chắc, các sản phẩm “chè bẩn” được sản xuất thời gian qua sau khi được xuất khẩu không quay ngược trở lại Việt Nam.
Việc buông lỏng quản lý cũng dẫn đến có hiện tượng hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng… còn tồn dư trên nhiều sản phẩm chè cao hơn so với mức cho phép. Hậu quả là Nhà nước không chỉ thất thu thuế mà vô hình chung đã tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp đầu tư có bài bản với các cơ sở chế biến thủ công, thô sơ. Điều này còn khiến cho việc xây dựng thương hiệu của ngành chè Việt Nam càng thêm khó.
PV: Phải chăng tình trạng làm “chè bẩn” xảy ra là do cuộc sống người nông dân trồng chè không được đảm bảo?
Ông Đoàn Anh Tuân: Có thể nói, ở miền núi phía Bắc không có cây công nghiệp nào có thể cạnh tranh với cây chè. Theo đánh giá của Hiệp hội Chè, những hộ gia đình nào đã có hợp đồng và gắn bó lâu năm đối với các nhà máy chế biến đều có cuộc sống tương đối ổn định. Nhưng để biến cây chè thành cây có thể làm giàu thì đòi hỏi phải có sự đầu tư mạnh mẽ hơn.
PV: Vậy tới đây, để xây dựng thương hiệu của ngành chè Việt Nam, theo ông cần phải tập trung vào những vấn đề gì?
Ông Đoàn Anh Tuân: Cách đây 7 - 8 năm, Việt Nam đã có cả một chương trình lớn hỗ trợ cho ngành chè xây dựng thương hiệu. Trên thực tế ngành chè cũng đã có nhiều chuyến “xuất ngoại” để quảng bá tại các quốc gia lớn như Anh, Đức… Song do còn có nhiều hạn chế nên hiệu quả của chương trình mang lại chưa cao.
Kinh nghiệm của một số nước xuất khẩu chè lớn trên thế giới như Ấn Độ, Srilanka thì họ đều có Uỷ ban Chè. Cơ quan này có vai trò thành lập các văn phòng đại diện ở các nước lớn trên thế giới để quảng bá sản phẩm. Cách làm này mang lại hiệu quả không nhỏ.
Với đặc thù riêng của ngành chè Việt Nam, tôi cho rằng, để xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành chè, Nhà nước chỉ nên chọn ra 1 - 2 doanh nghiệp lớn trong ngành để hỗ trợ họ xây dựng thương hiệu. Khi các thương hiệu này đủ mạnh, nó sẽ trở thành thương hiệu của cả quốc gia, như khi nói tới Sam Sung, LG, ngay lập tức người tiêu dùng nghĩ tới đất nước Hàn Quốc.
Xin cảm ơn ông!./.
Theo Báo TNVN

Nguồn:http://vov.vn/Home/Che-ban--tac-dong-xau-den-thuong-hieu-che-Viet-Nam/20118/183493.vov

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu gạo: Nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức

17-8-2011

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), nếu không có đột biến về thời tiết, sản lượng lúa năm 2011 ước đạt 41,017 triệu tấn, tăng khoảng 2,6% so với năm 2010, đảm bảo được an ninh lương thực trong nước và thực hiện được chỉ tiêu xuất khẩu gạo. Giá cả tăng cao, lượng hợp đồng xuất khẩu gạo nhiều đang tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đó, trong thời gian tới, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng sẽ còn không ít thách thức.

Xuất khẩu rau quả không đạt chỉ tiêu

17-8-2011

Tin từ Bộ Công Thương ngày 16.8, dự kiến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN sẽ không đạt chỉ tiêu 600-700 triệu USD mặc dù nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của thế giới đối với rau quả VN không giảm...

Giá phân bón cao do đâu?

15-8-2011

Từ nhiều năm nay, cứ vào mùa vụ giá phân bón lại "nhảy múa", tăng cao, khiến người nông dân phải móc thêm hầu bao vốn đã cạn kiệt để chăm lo cây trồng.

Nghịch lý ngành muối

8-8-2011

Mặc dù công suất sản xuất muối trong nước dư thừa nhưng các doanh nghiệp vẫn thiếu trầm trọng nguyên liệu sản xuất muối chất lượng cao để sản xuất xút-clor. Thực hư câu chuyện này?

Giá gạo xuất khẩu sẽ “nóng” tới cuối năm

8-8-2011

Dựa vào những diễn biến gần đây nhất trên thị trường thế giới, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước dự báo, từ nay tới quý I/2012, giá gạo xuất khẩu sẽ vẫn đứng ở mức cao với nhu cầu thực tế khá lớn.

Câu chuyện giá lúa và bài học thị trường

8-8-2011

Các chuyên gia cho rằng, nếu nông dân không đủ điều kiện dự trữ lúa khi thu hoạch xong, gặp thời điểm thuận lợi về giá nên bán để giảm tổn thất.

Giá gạo trong nước sẽ không tăng đột biến

8-8-2011

Những ngày gần đây, giá gạo trên thị trường TP. HCM có chiều hướng tăng. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thì lượng gạo dự trữ từ các doanh nghiệp thành viên luôn ở mức trên 1 triệu tấn hơn nữa các vụ lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) luôn kế tiếp nhau do đó sẽ không có chuyện sốt giá gạo trong nước.

“Cần cơ cấu lại ngành công nghiệp gỗ”

8-8-2011

Trong 10 năm qua kim ngạch xuất khẩu gỗ của nước ta từ 219 triệu USD tăng lên 3,4 tỉ USD, gấp 15,5 lần. Sản phẩm gỗ của Việt Nam, tới nay đã có mặt tại 120 quốc gia, vùng lãnh thổ, vươn lên trở thành nước có giá trị xuất khẩu gỗ đứng thứ hai trong ASEAN.

Việt Nam có tiếp tục giữ vị trí số 1 về xuất khẩu điều?

5-8-2011

Năm 2010 - năm thứ 5 Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu nhân điều số 1 thế giới. Song để giữ được vị trí này trong thời gian tới ngành điều sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn.

Xuất khẩu cá tra có thể phải đáp ứng nhiều điều kiện mới

5-8-2011

Tới đây, tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất khẩu cá tra (bao gồm cả cá tra và cá ba sa) phải đảm bảo có nguồn cung nguyên liệu ít nhất bằng 50% so với công suất thiết kế, thông qua tự sản xuất hoặc liên kết, hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người nuôi cá tra.

Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm các mặt hàng thủy sản chủ lực

5-8-2011

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 7 đạt khoảng 500 triệu USD, đưa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 7 tháng qua lên 3,1 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, xuất khẩu sang các thị trường lớn tăng trưởng mạnh cả về khối lượng và giá trị, điển hình như Hoa Kỳ tăng 48,8%, Trung Quốc 60,5%, Canađa 66,2% về giá trị.

Giá sàn cá tra xuất khẩu phải đảm bảo lợi nhuận 5% cho người nuôi

5-8-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang dự thảo Nghị định về quản lý sản xuất và tiêu thụ cá tra, ba sa. Theo dự thảo, nguyên tắc xây dựng giá sàn cá tra xuất khẩu phải đảm bảo lợi nhuận tối thiểu của người nuôi là 5%.