THỊ TRƯỜNG

Xuất khẩu rau quả không đạt chỉ tiêu

Ngày đăng: 17 | 08 | 2011

Tin từ Bộ Công Thương ngày 16.8, dự kiến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN sẽ không đạt chỉ tiêu 600-700 triệu USD mặc dù nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của thế giới đối với rau quả VN không giảm...

Theo báo cáo của Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự kiến năm 2011 KNXK rau quả của cả nước sẽ chỉ đạt khoảng 500 triệu USD, tăng 10% so với năm 2010. Mặt hàng XK chủ lực vẫn gồm các loại quả nhiệt đới thanh long, dứa, xoài, bơ, đu đủ, mít; các loại rau quả đóng hộp và chế biến.
Khách hàng “ngại” ký hợp đồng
Cho đến nay, một vấn đề "nóng bỏng" khiến phần lớn rau quả của ta khó XK được là do chưa đảm bảo được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo ông Nguyễn Hữu Đạt - Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Bộ NNPTNT), tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất bảo quản không đúng quy định diễn ra phổ biến đã gây lo ngại đối với người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài.
 
Còn theo ông Trần Trọng Hiệu - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Trái cây VN, Giám đốc Công ty Hoàng Hậu thì các doanh nghiệp kinh doanh XK nông sản nói chung và mặt hàng rau quả nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2011, do tất cả các chi phí đầu vào tăng mạnh, giá thành sản phẩm tăng cao hơn tốc độ tăng giá XK. Sức cạnh tranh của mặt hàng rau quả và doanh nghiệp thấp đã gây tâm lý bất an cho khách hàng nước ngoài, khiến họ "ngại" ký hợp đồng. Tại các cửa khẩu biên giới, doanh nghiệp XK rau quả theo đường tiểu ngạch thường bị ép giá, hiệu quả XK không cao.
Theo đánh giá chung của Bộ Công Thương, hiện nay, sản xuất rau quả của ta vẫn còn những yếu điểm như phân tán, năng suất thấp, chưa giải quyết dứt điểm được khâu tạo giống, thu hoạch, bảo quản và chế biến rau quả XK cũng như khâu kiểm dịch, công nhận lẫn nhau giữa ta và các thị trường nhập khẩu.
Nên mỗi tỉnh chỉ phát triển 1-2 loại cây
Ông Phạm Tất Thắng-chuyên gia kinh tế, chuyên gia tư vấn của Viện Nghiên cứu thương mại cho rằng, cần sớm giải quyết vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng, mẫu mã cho rau quả XK. Bộ Công Thương cùng với Bộ NNPTNT đã kiến nghị Chính phủ đầu tư thích đáng cho khâu nhập giống mới có năng suất cao, nhân giống, hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân trong việc sử dụng giống mới để tạo ra sản phẩm mới có chất lượng cao, giá thành hạ.
Hiện tại cả nước có khoảng 60 nhà máy chế biến rau quả có công nghệ, thiết bị hiện đại, sản phẩm đa dạng với chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, công suất thực tế của phần lớn các nhà máy chỉ đạt 20-30% do phần lớn là thiếu vùng nguyên liệu tập trung, vùng nguyên liệu xa nhà máy, tổn thất chuyên chở lớn.
Bộ Công Thương cũng kiến nghị Bộ NNPTNT rà soát quy hoạch tại mỗi địa phương theo hướng mỗi tỉnh chỉ tập trung phát triển 1-2 loại cây chủ lực. Các vùng trồng rau quả cần thực hiện tốt quy trình sản xuất theo hướng GAP, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm với mục tiêu sản xuất để xuất khẩu.
"Ngoài thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần hướng tới các thị trường khác để đa dạng hóa, tránh lệ thuộc trong xuất khẩu như Mỹ, Nhật Bản, Liên bang Nga, EU…" - ông Thắng nói.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho rằng, theo cam kết trong hiệp định nông nghiệp khi gia nhập WTO, VN được phép dành 10% tổng giá trị kim ngạch XK để hỗ trợ sản xuất. Chúng ta nên dành một phần số tiền này để quảng bá thương hiệu hàng nông sản quốc gia: Bưởi Năm Roi, vú sữa, thanh long...
Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/54281p1c25/xuat-khau-rau-qua-khong-dat-chi-tieu.htm

NỘI DUNG KHÁC

Giá phân bón cao do đâu?

15-8-2011

Từ nhiều năm nay, cứ vào mùa vụ giá phân bón lại "nhảy múa", tăng cao, khiến người nông dân phải móc thêm hầu bao vốn đã cạn kiệt để chăm lo cây trồng.

Nghịch lý ngành muối

8-8-2011

Mặc dù công suất sản xuất muối trong nước dư thừa nhưng các doanh nghiệp vẫn thiếu trầm trọng nguyên liệu sản xuất muối chất lượng cao để sản xuất xút-clor. Thực hư câu chuyện này?

Giá gạo xuất khẩu sẽ “nóng” tới cuối năm

8-8-2011

Dựa vào những diễn biến gần đây nhất trên thị trường thế giới, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước dự báo, từ nay tới quý I/2012, giá gạo xuất khẩu sẽ vẫn đứng ở mức cao với nhu cầu thực tế khá lớn.

Câu chuyện giá lúa và bài học thị trường

8-8-2011

Các chuyên gia cho rằng, nếu nông dân không đủ điều kiện dự trữ lúa khi thu hoạch xong, gặp thời điểm thuận lợi về giá nên bán để giảm tổn thất.

Giá gạo trong nước sẽ không tăng đột biến

8-8-2011

Những ngày gần đây, giá gạo trên thị trường TP. HCM có chiều hướng tăng. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thì lượng gạo dự trữ từ các doanh nghiệp thành viên luôn ở mức trên 1 triệu tấn hơn nữa các vụ lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) luôn kế tiếp nhau do đó sẽ không có chuyện sốt giá gạo trong nước.

“Cần cơ cấu lại ngành công nghiệp gỗ”

8-8-2011

Trong 10 năm qua kim ngạch xuất khẩu gỗ của nước ta từ 219 triệu USD tăng lên 3,4 tỉ USD, gấp 15,5 lần. Sản phẩm gỗ của Việt Nam, tới nay đã có mặt tại 120 quốc gia, vùng lãnh thổ, vươn lên trở thành nước có giá trị xuất khẩu gỗ đứng thứ hai trong ASEAN.

Việt Nam có tiếp tục giữ vị trí số 1 về xuất khẩu điều?

5-8-2011

Năm 2010 - năm thứ 5 Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu nhân điều số 1 thế giới. Song để giữ được vị trí này trong thời gian tới ngành điều sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn.

Xuất khẩu cá tra có thể phải đáp ứng nhiều điều kiện mới

5-8-2011

Tới đây, tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất khẩu cá tra (bao gồm cả cá tra và cá ba sa) phải đảm bảo có nguồn cung nguyên liệu ít nhất bằng 50% so với công suất thiết kế, thông qua tự sản xuất hoặc liên kết, hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người nuôi cá tra.

Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm các mặt hàng thủy sản chủ lực

5-8-2011

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 7 đạt khoảng 500 triệu USD, đưa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 7 tháng qua lên 3,1 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, xuất khẩu sang các thị trường lớn tăng trưởng mạnh cả về khối lượng và giá trị, điển hình như Hoa Kỳ tăng 48,8%, Trung Quốc 60,5%, Canađa 66,2% về giá trị.

Giá sàn cá tra xuất khẩu phải đảm bảo lợi nhuận 5% cho người nuôi

5-8-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang dự thảo Nghị định về quản lý sản xuất và tiêu thụ cá tra, ba sa. Theo dự thảo, nguyên tắc xây dựng giá sàn cá tra xuất khẩu phải đảm bảo lợi nhuận tối thiểu của người nuôi là 5%.

Bình ổn giá thịt: Chờ các đại gia?

5-8-2011

Ngày 2/8, tại TP HCM, Bộ NN- PTNT đã tổ chức cuộc họp với các tỉnh, TP nuôi và tiêu thụ heo lớn ở Nam bộ để bàn giải pháp bình ổn giá thịt từ nay đến cuối năm. Nhiều chủ trang trại, DN lớn về thức ăn chăn nuôi, sản xuất giống, sản xuất và kinh doanh thịt, cũng đã được mời tham dự cuộc họp này.

Giá đắt, gạo ế!

5-8-2011

Mấy ngày qua, giá gạo bán lẻ tại các tỉnh, thành ĐBSCL liên tục tăng cao. Và tâm lý của cả người mua và người bán đang bị đè nặng vì không biết “biểu đồ” giá sẽ đi lên hay xuống!