THỊ TRƯỜNG

Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm các mặt hàng thủy sản chủ lực

Ngày đăng: 05 | 08 | 2011

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 7 đạt khoảng 500 triệu USD, đưa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 7 tháng qua lên 3,1 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, xuất khẩu sang các thị trường lớn tăng trưởng mạnh cả về khối lượng và giá trị, điển hình như Hoa Kỳ tăng 48,8%, Trung Quốc 60,5%, Canađa 66,2% về giá trị.

Trong nhóm hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, xuất khẩu tôm có mức tăng trưởng cao nhất. Đến nay, cả nước đã xuất khẩu trên 115.000 tấn tôm, trị giá trên 1,1 tỷ USD, tăng 15% về khối lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm sú tăng 15% về khối lượng và 30% về giá trị; xuất khẩu tôm chân trắng tăng 37% về khối lượng và 72% về giá trị so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu trung bình sản phẩm tôm cũng tăng đáng kể trong 6 tháng đầu năm nay và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái với mức 9,53 USD/kg. Tuy nhiên, mức tăng này còn chưa theo kịp với mức tăng giá tôm nguyên liệu trong nước, bởi giá tôm nguyên liệu đã tăng 60.000 - 70.000 đồng/kg (tùy loại). Tôm loại 20 con/kg, hiện có giá 250.000 đồng/kg; loại 30 con/kg, có giá 200.000 đồng/kg; loại 40 con/kg, có giá từ 160.000 - 170.000 đồng/kg.
Mặc dù, giá tôm nguyên liệu đứng ở mức cao nhưng đa phần các nhà máy chế biến mặt hàng tôm xuất khẩu ở vùng ĐBSCL hiện vẫn lâm vào tình trạng “đói” nguyên liệu, hoạt động theo kiểu cầm chừng. Nhiều nhà máy chỉ hoạt động đạt khoảng 40 - 50 %công suất. Cũng do thiếu tôm nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản tranh nhau tìm mua, đã đẩy giá tôm tăng liên tục.
Nguyên nhân chính là do ở vùng ngập mặn, ven biển thuộc các tỉnh vùng ĐBSCL mới bắt đầu thu hoạch tôm sú nuôi đợt I; với diện tích, số lượng con giống thả nuôi không nhiều nên sản lượng thu hoạch được không đáng kể. Riêng số tôm nuôi còn lại phần lớn đang ở trong giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi, còn khoảng 2 tháng nữa mới bắt đầu vào vụ thu hoạch rộ. Hơn nữa, vụ nuôi tôm năm nay gặp nhiều bất lợi, ngoài các yếu tố về thời tiết, môi trường, chất lượng con giống, bệnh trên tôm năm nay cũng có nhiều diễn biến phức tạp..../.
Theo TTXVN

Nguồn:http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=471885

NỘI DUNG KHÁC

Giá sàn cá tra xuất khẩu phải đảm bảo lợi nhuận 5% cho người nuôi

5-8-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang dự thảo Nghị định về quản lý sản xuất và tiêu thụ cá tra, ba sa. Theo dự thảo, nguyên tắc xây dựng giá sàn cá tra xuất khẩu phải đảm bảo lợi nhuận tối thiểu của người nuôi là 5%.

Bình ổn giá thịt: Chờ các đại gia?

5-8-2011

Ngày 2/8, tại TP HCM, Bộ NN- PTNT đã tổ chức cuộc họp với các tỉnh, TP nuôi và tiêu thụ heo lớn ở Nam bộ để bàn giải pháp bình ổn giá thịt từ nay đến cuối năm. Nhiều chủ trang trại, DN lớn về thức ăn chăn nuôi, sản xuất giống, sản xuất và kinh doanh thịt, cũng đã được mời tham dự cuộc họp này.

Giá đắt, gạo ế!

5-8-2011

Mấy ngày qua, giá gạo bán lẻ tại các tỉnh, thành ĐBSCL liên tục tăng cao. Và tâm lý của cả người mua và người bán đang bị đè nặng vì không biết “biểu đồ” giá sẽ đi lên hay xuống!

Lo ngại cơn sốt giá gạo mới

5-8-2011

Gần đây, giá lúa gạo ở khu vực ĐBSCL liên tục tăng, khiến nhiều người lo ngại về một cơn sốt giá gạo. Đại diện Bộ NNPTNT đã bác bỏ nhận định này và cho biết, nguồn cung lúa gạo trong nước hiện vẫn đang rất dồi dào.

Sản xuất chè bẩn là tự tay đánh mất thương hiệu

5-8-2011

Qua khảo sát tại một số vùng nguyên liệu chè ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) đã phát hiện tình trạng sản xuất chè bẩn diễn ra một cách tràn lan, nếu tiếp tục kéo dài sẽ gây nên những tác hại khôn lường.

5 triệu hộ bỏ nuôi lợn

14-7-2011

Trước tình hình giá thực phẩm, nhất là thịt lợn tăng đột biến, ảnh hưởng mọi mặt của đời sống, hôm qua (12.7), Bộ NNPTNT đã có cuộc họp khẩn để tìm nguyên nhân và biện pháp “hạ nhiệt”.

Thiếu hụt nguồn cung?

13-7-2011

Việc giá thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống, liên tục tăng theo chiều thẳng đứng trong thời gian gần đây được nhiều chuyên gia kinh tế đặt vấn đề là do nguồn cung bị thiếu hụt.

Khẩn trương “hạ nhiệt” giá thực phẩm

13-7-2011

Trước việc giá thực phẩm “nhảy múa” liên tục trong thời gian gần đây, hôm qua (12/7), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã triệu tập cuộc họp khẩn để đánh giá thực trạng, làm rõ nguyên nhân và tìm biện pháp “hạ nhiệt” các mặt hàng này.

Thực phẩm tăng đe dọa mục tiêu chống lạm phát

13-7-2011

Do chiếm đến 40% giá trị trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), giá thực phẩm tăng chóng mặt trong thời gian qua thực sự đã gây sốc cho các chuyên gia kinh tế, tiềm ẩn nguy cơ “vỡ trận” trong chiến dịch khống chế lạm phát.

6 tháng đầu năm, ngành Thuỷ sản tăng trưởng mạnh

12-7-2011

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2011, ngành Thủy sản Việt Nam được đánh giá là đã có khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác và xuất khẩu…. Đó chính là đòn bẩy để ngành thuỷ sản tiếp tục nỗ lực tạo được thành công lớn trong năm 2011.

6 tháng đầu năm 2011: Xuất khẩu nông sản bứt phá mạnh mẽ

12-7-2011

Với những kết quả đã đạt được trong xuất khẩu nông sản của năm 2010, ngay từ những ngày đầu năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra dự báo, trong năm nay mặt hàng nông sản sẽ có nhiều khởi sắc cả về số lượng, mặt hàng và giá bán. Đúng như dự báo, 6 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu nông sản đã bứt phá mạnh mẽ, tiếp nối những kết quả tích cực của ngành.

Bát nháo thị trường trái cây nhập ngoại

30-6-2011

Chúng ta đang nhập ồ ạt trái cây ngoại để tiêu dùng, trong đó có cả những loại mà chúng ta vẫn nỗ lực trồng và xuất khẩu với trữ lượng lớn, như dưa hấu, xoài, thanh long...