THỊ TRƯỜNG

Sản xuất chè bẩn là tự tay đánh mất thương hiệu

Ngày đăng: 05 | 08 | 2011

Qua khảo sát tại một số vùng nguyên liệu chè ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) đã phát hiện tình trạng sản xuất chè bẩn diễn ra một cách tràn lan, nếu tiếp tục kéo dài sẽ gây nên những tác hại khôn lường.

Hãi hùng chè trộn với... lân
Ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Vitas cho biết: "Qua khảo sát tại những vùng nguyên liệu chè ở Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên... thấy, khoảng 3 tháng trở lại đây, trên nhiều vùng nguyên liệu chè xuất hiện tình trạng sản xuất chè bẩn, không theo quy chuẩn, phá vỡ mọi nề nếp sản xuất chè từ trước đến nay". Tại huyện Văn Chấn (Yên Bái), chè bẩn được trộn với một thứ hồ (còn gọi là cháo sắn) giúp chè dẻo và nặng hơn; ở huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), chè được trộn với một số loại phụ gia khác như lân, nước bùn để giúp chè thêm nặng, dẻo và nước có màu xanh hơn; ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên), chè được trộn thêm bột quặng cho nặng…
Tại xã Thái Hòa (Hàm Yên), khảo sát ở 10 hộ thì cả 10 đều sản xuất chè bẩn. Sản xuất chè đã trở thành phong trào, nhiều người có công ăn việc làm ổn định cũng bỏ việc về làm chè vì lợi nhuận cao. Sau công đoạn sao, sấy, người dân đổ chè ra đường, mặc cho xe ô tô, gia súc, gia cầm tự do đi lại...
Thông thường, để xây dựng một nhà máy sản xuất chè đạt tiêu chuẩn phải tốn khoảng 10 tỷ đồng; ngoài ra còn phải đảm bảo vấn đề nguyên liệu và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, với cách làm thủ công, người dân chỉ cần bỏ ra 4-5 triệu đồng là đã có một "dây chuyền" sản xuất chè, gồm máy vò, máy sao, trộn phụ gia. Với kiểu sản xuất như thế, bình quân người dân lãi 1.000-2.000 đồng/kg.
Cũng theo Vitas, chè bẩn chủ yếu xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch qua cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh). Vitas khẳng định, loại chè này không tiêu thụ ở Việt Nam, không ai dám uống và không một quốc gia nào có thể chấp nhận được loại chè bẩn trên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, vì sao Trung Quốc mua chè bẩn với giá cao thì Vitas chưa lý giải được. Ông Tuân cho rằng, có một điều mà không ai có thể khẳng định chắc chắn được, đó là chè bẩn khi xuất đi sẽ không quay trở lại thị trường Việt Nam với những nhãn mác "đặc sản" khác nhau? Và nếu điều này xảy ra thì khi đó, chính người tiêu dùng Việt Nam sẽ gánh chịu hậu quả.
Làm gì để ngăn chặn?
Theo Vitas, nếu việc sản xuất chè bẩn tiếp tục kéo dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Trước hết, những nhà máy được đầu tư bài bản sẽ lâm vào cảnh điêu đứng, phá sản vì không có nguyên liệu để duy trì hoạt động. Mặt khác, việc sản xuất chè bẩn sẽ phá vỡ tập quán sản xuất và trồng chè từ trước đến nay ở nước ta, thêm vào đó, tình hình trật tự an ninh xã hội tại địa phương sẽ bị đảo lộn; xảy ra tình trạng thất thu thuế (theo tính toán của Vitas, riêng ở Văn Chấn mỗi ngày có 150 tấn chè được xuất đi theo đường tiểu ngạch, tính ra huyện thất thu khoảng 60 triệu đồng tiền thuế/ngày và trong 1 tháng là 1,8 tỷ đồng).
Ngoài ra, ngành chè Việt Nam sẽ càng khó khăn hơn, bởi một khi các nhà máy thiếu nguyên liệu thì việc xuất khẩu chè sang 70 quốc gia và vùng lãnh thổ thời gian tới đây khó có thể tiếp tục. Thực tế là trong 6 tháng đầu năm 2011, sản lượng chè xuất khẩu nước ta đã giảm 16,8% so với cùng kỳ năm 2010.
Bài học "chè vàng" năm 2007 vẫn còn đó, vì thế, để giúp ngành chè phục hồi và phát triển, Vitas khuyến cáo người dân cần có nhận thức đúng đắn, không nên chạy theo lợi nhuận trước mắt mà gánh chịu hậu quả về sau.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/8/29486.html

NỘI DUNG KHÁC

5 triệu hộ bỏ nuôi lợn

14-7-2011

Trước tình hình giá thực phẩm, nhất là thịt lợn tăng đột biến, ảnh hưởng mọi mặt của đời sống, hôm qua (12.7), Bộ NNPTNT đã có cuộc họp khẩn để tìm nguyên nhân và biện pháp “hạ nhiệt”.

Thiếu hụt nguồn cung?

13-7-2011

Việc giá thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống, liên tục tăng theo chiều thẳng đứng trong thời gian gần đây được nhiều chuyên gia kinh tế đặt vấn đề là do nguồn cung bị thiếu hụt.

Khẩn trương “hạ nhiệt” giá thực phẩm

13-7-2011

Trước việc giá thực phẩm “nhảy múa” liên tục trong thời gian gần đây, hôm qua (12/7), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã triệu tập cuộc họp khẩn để đánh giá thực trạng, làm rõ nguyên nhân và tìm biện pháp “hạ nhiệt” các mặt hàng này.

Thực phẩm tăng đe dọa mục tiêu chống lạm phát

13-7-2011

Do chiếm đến 40% giá trị trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), giá thực phẩm tăng chóng mặt trong thời gian qua thực sự đã gây sốc cho các chuyên gia kinh tế, tiềm ẩn nguy cơ “vỡ trận” trong chiến dịch khống chế lạm phát.

6 tháng đầu năm, ngành Thuỷ sản tăng trưởng mạnh

12-7-2011

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2011, ngành Thủy sản Việt Nam được đánh giá là đã có khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác và xuất khẩu…. Đó chính là đòn bẩy để ngành thuỷ sản tiếp tục nỗ lực tạo được thành công lớn trong năm 2011.

6 tháng đầu năm 2011: Xuất khẩu nông sản bứt phá mạnh mẽ

12-7-2011

Với những kết quả đã đạt được trong xuất khẩu nông sản của năm 2010, ngay từ những ngày đầu năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra dự báo, trong năm nay mặt hàng nông sản sẽ có nhiều khởi sắc cả về số lượng, mặt hàng và giá bán. Đúng như dự báo, 6 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu nông sản đã bứt phá mạnh mẽ, tiếp nối những kết quả tích cực của ngành.

Bát nháo thị trường trái cây nhập ngoại

30-6-2011

Chúng ta đang nhập ồ ạt trái cây ngoại để tiêu dùng, trong đó có cả những loại mà chúng ta vẫn nỗ lực trồng và xuất khẩu với trữ lượng lớn, như dưa hấu, xoài, thanh long...

Bộ Tài chính: Duy nhất 1/7 mặt hàng thiết yếu giảm giá

30-6-2011

Kết quả kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá tại 21 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh 7 mặt hàng thiết yếu vừa được Bộ Tài chính công bố cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2011 chỉ có duy nhất một mặt hàng giảm giá.

Lo không đủ bưởi da xanh VietGAP cho siêu thị

30-6-2011

Với giấy chứng nhận VietGAP, bưởi da xanh Mỹ Thạnh An của Bến Tre đã ung dung vào các siêu thị lớn trên cả nước.

Trong tháng 7, VASEP sẽ thu mua hết lượng cá tra nguyên liệu còn trong dân

29-6-2011

Nhằm khắc phục tình trạng dư thừa cá tra trong dân, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong tháng 7, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra lớn thuộc VASEP sẽ thu mua hết lượng cá tra nguyên liệu còn trong dân. Đối với việc các doanh nghiệp triển khai mua cá quá lứa, trong khoảng 15 ngày tới, thị trường cá tra sẽ ổn định và giá có thể nhích dần lên.

Đẩy mạnh thay đổi cơ cấu giống sắn

28-6-2011

Đến thời điểm này, sắn vẫn là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, được nông dân nhiều địa phương lựa chọn, song theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), bà con không nên trồng ồ ạt loại cây này. Ông Ngọc cho biết:

Gian nan quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón

28-6-2011

Phân bón đóng vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và chiếm phần lớn giá thành sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sự bát nháo của thị trường này trong những năm gần đây không chỉ làm đau đầu các nhà quản lý mà còn khiến nông dân thiệt hại đủ đường.