THỊ TRƯỜNG

Bát nháo thị trường trái cây nhập ngoại

Ngày đăng: 30 | 06 | 2011

Chúng ta đang nhập ồ ạt trái cây ngoại để tiêu dùng, trong đó có cả những loại mà chúng ta vẫn nỗ lực trồng và xuất khẩu với trữ lượng lớn, như dưa hấu, xoài, thanh long...

Thị trường trái cây trong nước đang tràn ngập các loại trái cây Trung Quốc được nhập khẩu qua các cửa khẩu tiểu ngạch ở Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Tuy nhiên nhiều tư thương đã thừa cơ lợi dụng dán mác "ngoại xịn" để đánh lừa người tiêu dùng. Được coi là một trong những vựa trái cây lớn ở Đông Nam Á, nhiều loại trái cây Việt nam đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay, chúng ta lại đang nhập ồ ạt trái cây ngoại để tiêu dùng, trong đó có cả những loại mà chúng ta vẫn nỗ lực trồng và xuất khẩu với trữ lượng lớn, như dưa hấu, xoài, thanh long...
Cùng với đó, các cửa hàng, quầy bán hoa quả tươi nhập khẩu mọc lên ngày càng nhiều với giá bán “cắt cổ” các loại trái cây được quảng cáo nhập ngoại như: táo Mỹ, nho Mỹ, lê Australia, dâu tây Pháp...
Nếu như vài năm về trước, các loại trái cây nhập ngoại như vậy chỉ dám bày trong siêu thị (với giá rất đắt) thì giờ đây, ở bất cứ địa điểm nào, từ vỉa hè tới góc chợ cũng gặp những loại trái cây "đặc sản" dán mác phương Tây đàng hoàng, được chủ quầy ra sức chào mời, với cam đoan 100% hàng ngoại nhập khẩu, đảm bảo chất lượng.
Hoa quả mang mác ngoại xuấn hiện tràn lan với giá đắt "cắt cổ".
 
Tại các chợ ở Hà Nội, nơi là đầu mối các loại trái cây dồn về như chợ Long Biên, chợ Đồng Xuân (Hà Nội), chợ Thổ Tang (Vĩnh Phúc)… mỗi đêm vẫn đón nhận hàng trăm lượt xe tải chở trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc qua ba ngả cửa khẩu chính là Lào Cai, Tân Thanh (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh) đổ về cung cấp cho TP Hà Nội và đổ vào miền Trung và miền Nam để tiêu thụ.
Tuy nhiên, tại nhiều chợ đầu mối và các cửa hàng cũng như các sạp hoa quả nhỏ lẻ trên đại bàn TP Hà Nội, hoa quả Trung Quốc “mất dạng”, tìm mỏi mắt không thấy trong khi trái cây ngoại với các xuất xứ được giới thiệu dễ làm người tiêu dùng bị "mê hoặc" như Mỹ, Australia, Chile, New Zealand… thì tràn ngập.
Đánh vào tâm lý sính hàng ngoại, các tư thương đã vô tư sử dụng tem nhập khẩu, tem mác ngoại để dán lên vỏ trái cây Trung Quốc, rồi bán với giá "trên trời" nhằm móc túi người tiêu dùng. Chẳng hạn táo Mỹ giá 120.000 đồng/kg, nho đen (đỏ) Australia không hạt 200.000 đồng/kg, cam vàng Mỹ 110.000 đồng/kg, lê Australia 250.000 đồng/kg…
Một cửa hiệu chuyên hoa quả nhập ngoại trên phố Sơn Tây.
 
Chị Nguyễn Thị Liên vừa chọn mua hoa quả tại cửa hàng chuyên hoa quả nhập ngoại trên phố Sơn Tây - Hà Nội chia sẻ: “Hoa quả tại đây đắt gấp nhiều lần hoa quả nội nên chắc sẽ đảm bảo an toàn. Thực ra, thấy cửa hàng có dán nhãn mác hoa quả nhập khẩu nên mua thôi chứ cũng không nắm được quy trình nhập thế nào”.
Theo ông Phan Huy Thông, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), thực tế vẫn có một lượng trái cây được nhập khẩu từ phương Tây, nhưng không đáng kể. Tình trạng trái cây gắn nhãn mác giả nhập ngoại hiện nay bán nhan nhản trên thị trường càng làm cho người tiêu dùng lo ngại vì không thể phân biệt được thật, giả.
Hơn thế, chỉ vì tâm lý sính ngoại, tin tưởng rằng loại trái cây được nhập khẩu từ phương Tây có một quy trình sản xuất sạch, không sử dụng các loại dư lượng, hóa chất độc hại, có cả hệ thống kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng chặt chẽ… đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nên ngày càng nhiều người tiêu dùng đổ xô mua trái cây ngoại, nhưng vô tình bị móc túi bởi mua nhầm trái cây Trung Quốc.
Hoa quả nội bị nhiều người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng an toàn thực phẩm.
 
Về việc quản lí nguồn gốc các loại trái cây nhập khẩu hiện nay, ông Nguyễn Việt Hùng, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lí thị trường Hà Nội thừa nhận: Mặc dù việc chống hàng giả là trách nhiệm của QLTT, nhưng muốn phát hiện có đúng trái cây Trung Quốc dán nhãn mác ngoại hay không thì phải kiểm tra giấy tờ, chứng nhận, thậm chí truy xuất nguồn gốc.
Tuy nhiên vấn đề hiện nay là chúng ta vẫn chưa thực hiện được việc bắt buộc phải có chứng nhận nguồn gốc đối với hoa quả nhập khẩu, mặc dù đã có quy định, nên không phải lúc nào cũng kiểm soát được. Trong khi chỉ nhìn mắt thường thì không thể biết đâu là táo Mỹ, New Zealand, nho Trung Quốc. Vì thế, người mua cần phải để ý kỹ để tránh bị “qua mặt”.
Bộ NN-PTNT vừa ban hành quy định sẽ thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các loại hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc thực vật từ ngày 1/7/2011. Theo đó, Hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu phải kiểm tra ATTP bao gồm: Quả thuộc chi cam quýt, quả nho, các loại dưa, quả táo, lê và quả mộc qua, quả anh đào, khoai tây, cà chua, bắp cải, hoa lơ, cải xoăn, lúa mạch đen, lúa đại mạch, yến mạch...
Theo Dân trí

NỘI DUNG KHÁC

Bộ Tài chính: Duy nhất 1/7 mặt hàng thiết yếu giảm giá

30-6-2011

Kết quả kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá tại 21 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh 7 mặt hàng thiết yếu vừa được Bộ Tài chính công bố cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2011 chỉ có duy nhất một mặt hàng giảm giá.

Lo không đủ bưởi da xanh VietGAP cho siêu thị

30-6-2011

Với giấy chứng nhận VietGAP, bưởi da xanh Mỹ Thạnh An của Bến Tre đã ung dung vào các siêu thị lớn trên cả nước.

Trong tháng 7, VASEP sẽ thu mua hết lượng cá tra nguyên liệu còn trong dân

29-6-2011

Nhằm khắc phục tình trạng dư thừa cá tra trong dân, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong tháng 7, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra lớn thuộc VASEP sẽ thu mua hết lượng cá tra nguyên liệu còn trong dân. Đối với việc các doanh nghiệp triển khai mua cá quá lứa, trong khoảng 15 ngày tới, thị trường cá tra sẽ ổn định và giá có thể nhích dần lên.

Đẩy mạnh thay đổi cơ cấu giống sắn

28-6-2011

Đến thời điểm này, sắn vẫn là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, được nông dân nhiều địa phương lựa chọn, song theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), bà con không nên trồng ồ ạt loại cây này. Ông Ngọc cho biết:

Gian nan quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón

28-6-2011

Phân bón đóng vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và chiếm phần lớn giá thành sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sự bát nháo của thị trường này trong những năm gần đây không chỉ làm đau đầu các nhà quản lý mà còn khiến nông dân thiệt hại đủ đường.

Phát triển cây ca cao VN: Cần đẩy mạnh giải pháp kỹ thuật

28-6-2011

Hội nghị thường kỳ lần thứ 1-2011 của Ban điều phối phát triển ca cao VN (VCC) diễn ra vào cuối tuần qua tại TP.HCM tập trung củng cố tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, quy chế của VCC; đặc biệt giải pháp kỹ thuật cho ca cao vẫn được xác định là nhiệm vụ hàng đầu…

Ma trận “bủa vây” cá tra

28-6-2011

Người nuôi cá đang bị “bủa vây” bởi 23 bộ tiêu chuẩn khác nhau, tương đương 23 chứng chỉ, mà chứng chỉ nào cũng ép họ dưới chiêu bài “không có là không bán được hàng”.

Các tỉnh Tây Nguyên phấn đấu đạt trên 1 triệu tấn cà phê nhân

27-6-2011

Theo thông tin từ Viện Khoa học Kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào mùa mưa nên các nông hộ và các doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh cà phê đã tập trung vật tư, phương tiện, nguồn lực chăm sóc tốt các vườn cà phê nhằm phấn đấu đạt trên 1 triệu tấn cà phê nhân.

Bất ổn nguyên liệu cá tra

27-6-2011

Tình hình nguyên liệu cá tra đang có nhiều biến động, dẫn đến giá cá tra giảm nhanh gây hoang mang cho người nuôi. Đó là thông tin do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đưa ra tại một cuộc họp mới đây ở TPHCM.

Tồn hơn 30.000 tấn cá tra

27-6-2011

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đến thời điểm này lượng cá tra quá lứa còn tồn trong dân khoảng 30.000 tấn.

Ngao Tiền Hải hái ra tiền

27-6-2011

Huyện Tiền Hải (Thái Bình) có khoảng 7.000 ha đất ven biển và mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản, trong đó nghề nuôi ngao đang trở thành thế mạnh của huyện với tổng diện tích đang nuôi 1.200 ha ở 6 xã Nam Hưng, Nam Thịnh, Đông Minh, Nam Phú, Đông Hoàng, Đông Long.

Ngừng nhập đường khi giá rẻ, xin nhập đường lúc giá cao

24-6-2011

Chỉ mới cách đây hơn một tháng, Hiệp hội Mía đường Việt Nam khẳng định rằng lượng đường tồn kho đủ đáp ứng thị trường đến niên vụ mới, kiến nghị ngừng nhập khẩu đường và “kêu cứu” phải ngăn chặn đường nhập lậu.