THỊ TRƯỜNG

Ngừng nhập đường khi giá rẻ, xin nhập đường lúc giá cao

Ngày đăng: 24 | 06 | 2011

Chỉ mới cách đây hơn một tháng, Hiệp hội Mía đường Việt Nam khẳng định rằng lượng đường tồn kho đủ đáp ứng thị trường đến niên vụ mới, kiến nghị ngừng nhập khẩu đường và “kêu cứu” phải ngăn chặn đường nhập lậu.


Nhiều thông tin nhiễu loạn đã khiến các nhà nhập khẩu lo thiếu nguồn cung, đồng thời giới đầu cơ đang đẩy giá bán lên để trục lợi
Nhưng đến thời điểm này, cũng vẫn Hiệp hội Mía đường lại kiến nghị lên Bộ Công Thương xin nhập khẩu đường, với giải trình là đường Việt Nam đang ồ ạt xuất sang Trung Quốc.

Nhiều thông tin nhiễu loạn đã khiến các nhà nhập khẩu lo thiếu nguồn cung, đồng thời giới đầu cơ đang đẩy giá bán lên để trục lợi. Trong nước, đường cũng đang leo dốc theo đà tăng của giá thế giới, giá bán buôn bình quân đã tăng 1.500-2.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. 

Giữa tháng 5/2011, Hiệp hội Mía đường có công văn lên Bộ Công Thương đề nghị tạm ngừng nhập khẩu số đường đã cấp hạn ngạch (126.750 tấn chưa nhập về) và Bộ Công Thương đã chấp nhận. 

Tại hội nghị tổng kết niên vụ sản xuất mía đường 2010-2011, Hiệp hội Mía đường cho biết giá bán đường từ mức trên dưới 20.000 đồng/kg (giá bán buôn) đã giảm xuống chỉ còn 16.000-16.900 đồng/kg vào đầu tháng 5, và nhìn nhận tiêu thụ đường trong nước năm nay chật vật do đường nhập khẩu chính ngạch và đường nhập lậu. 

Hiệp hội cũng cho biết lượng đường còn tồn kho của các nhà máy tính đến ngày 15/5 là 685.709 tấn. Với nhu cầu thị trường bình quân 120 nghìn tấn/tháng, thì nguồn cung trên đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước hơn 5 tháng, tức là đủ cho đến đầu tháng 10 khi các nhà máy đường đồng bằng sông Cửu Long đã vào sản xuất đại trà vụ 2011/2012. Nếu tiếp tục cho nhập số đường tạm ngưng nhập 126.750 tấn, thì sẽ tạo nên sự dư thừa. 

Đồng thời, qua theo dõi của Hiệp hội Mía đường, khối lượng đường nhập lậu trong năm 2011 có thể lên đến 200-300 nghìn tấn, chắc chắn sẽ tác động xấu đến sản xuất và bình ổn thị trường đường trong nước. Điều nay không những gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đường, mà còn nguy cơ đẩy nông dân trồng mía vào cảnh lao đao.

Nhưng đúng một tháng sau xin ngưng nhập khẩu đường và được Chính phủ đồng ý, Hiệp hội Mía đường lại kiến nghị lên Bộ Công Thương xin nhập khẩu đường. 

Lý do được Hiệp hội đưa ra là từ tháng 4 đến nay, hàng trăm nghìn tấn đường trong nước đã xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, xuất lậu, khiến nguy cơ thiếu hụt đường trong nước. Hiệp hội cho rằng, nếu tình hình tiếp diễn sẽ đẩy giá đường trong nước tăng cao, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Số đường còn lại trong nước hiện nay sẽ không thể đủ đến giáp vụ sau. 

Việc xin nhập để bù đắp thiếu hụt sẽ chẳng có gì đáng nói, vì vẫn còn tới gần 130.000 tấn đường theo hạn ngạch, đây cũng chính là lượng đường mà Bộ Công Thương cho hoãn theo kiến nghị của Hiệp hội Mía đường cách đây không lâu. 

Song nghịch lý là, vào lúc giá đường thế giới đang ở mức thấp nhất trong nhiều tháng, thì lại ngừng nhập khẩu. Đến lúc giá đường thế giới ở mức cao như hiện nay, thì lại xin nhập khẩu. Trong khi lẽ ra, nên nhập khẩu vào lúc giá rẻ để trữ, ổn định giá đường trong nước đến cuối năm mới là hợp lý. 

Hiện giá đường thế giới ở mức 730 USD/tấn cộng thêm chi phí vận chuyển, phân phối thì giá đường cập cảng Việt Nam vào khoảng 900 USD/tấn, tức là còn cao hơn cả giá bán đường trong nước. 

Vấn đề đáng bàn nữa là sự bất nhất trong báo cáo cung cầu của Hiệp hội Mía đường. Mới chỉ cách đây 1 tháng, Hiệp hội khăng khăng là đường dư thừa, đường trong nước bị chèn ép bởi đường nhập nhập lậu. Lúc đó không nghe tổ chức này nói đến chuyện đường xuất lậu sang Trung Quốc mà chỉ kêu ca nguồn đường nhập lậu từ biên giới Tây Nam ảnh hưởng đến tình hình phân phối của các doanh nghiệp trong nước.

Theo ông Đoàn Xuân Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, hiện giá đường trong nước tăng cao nên tình trạng xuất khẩu đường sang Trung Quốc không còn nhiều. Lượng tồn kho hiện nay đảm bảo cung cấp ổn định cho thị trường trong nước đến tháng 10. Nhận định đường thừa hay thiếu cần phải có sự phân tích, tổng hợp từ nhiều phía. Các doanh nghiệp đường có khi chỉ vì quyền lợi của mình đã đưa ra nhận định không đúng, khiến nhiều khi thị trường rối loạn. 

Một số chuyên gia am hiểu những “thủ thuật” của ngành đường thì cho rằng, từ trước tới nay giới sản xuất đường trong nước chỉ mong Nhà nước hạn chế nhập khẩu đường, có như vậy họ mới được áp giá bán cao để hưởng lợi. Vào lúc giá đường tăng cao hiện nay, việc kiến nghị xin nhập khẩu đường chỉ là “đòn tâm lý” để trấn an các nhà tiêu thụ đường (đặc biệt là với những doanh nghiệp sản xuất sữa và bánh kẹo) rằng: sẵn sàng mở rộng cửa nhập đường để bình ổn giá trong nước. 

Thực ra, Hiệp hội Mía đường cũng hiểu rằng, vào lúc giá đường thế giới cao như hiện nay, dẫu có mở toang cửa cho phép, cũng chẳng có doanh nghiệp nào dám nhập khẩu đường về. 
Theo VnEconomy

 

NỘI DUNG KHÁC

Giá ngô tăng gây bất lợi cho thức ăn chăn nuôi

24-6-2011

Hiện, giá ngô kỳ hạn trên sàn Chicago đã tăng gấp đôi, lên 7,365 USD/bushel. Theo dự báo tháng 6.2011 của Morgan Stanley, giá ngô kỳ hạn Chicago có thể lên tới 9 USD/bushel nếu thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp.

Thị trường cà phê: Đặt cược sai lầm với thời tiết?

24-6-2011

Các nhà đầu tư có thể đang tập trung nhầm vào rủi ro thời tiết khiến giá cà phê giảm 10% trong tuần trước xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2.

Để ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững

23-6-2011

Ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có vai trò rất to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Nó không những cung cấp nguồn thực phẩm (thịt, trứng sữa...) trong bữa ăn hàng ngày mà còn tạo ra nguồn hàng lớn cung ứng cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Nâng giá để cứu người nuôi cá tra

23-6-2011

Giá sàn cá tra philê định hình tăng từ 3,2 USD/kg lên 3,3 USD/kg, giá cá tra nguyên liệu trọng lượng trung bình 0,8kg/con sẽ là 26.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.

Hợp sức bảo vệ thương hiệu vải Thanh Hà

23-6-2011

Hợp sức bảo vệ thương hiệu vải Thanh Hà Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là vải Thanh Hà đến vụ thu hoạch chính. Từ lâu, vải Thanh Hà đã trở thành một thương hiệu đặc sản của tỉnh Hải Dương. Năm 2007, quả vải Thanh Hà là một trong số ít những loại hàng hóa được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cùng thời điểm với những loại hàng hóa đặc trưng vùng miền có tiếng như bưởi Ðoan Hùng, bưởi Năm Roi và nước mắm Phú Quốc.

Vải được mùa, lại lo rớt giá

23-6-2011

Năm nay vải được mùa, người trồng vải vừa mừng vừa lo lại tái diễn tình trạng rớt giá, nhất là khi có tin Trung Quốc siết chặt nhập khẩu vải thiều Việt Nam.

17% mẫu TĂCN heo chứa Salbutamol

23-6-2011

Kết quả đáng sợ này vừa được Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng VN (Vinastas) công bố sau khi kiểm tra hàng loạt mẫu TĂCN bày bán trên thị trường TPHCM và Đồng Nai. Đáng lưu ý, tỷ lệ mẫu vi phạm đã tăng gấp hơn 3 lần so với thời điểm 5 năm trước.

Vĩnh Long đầu tư nâng cao chất lượng lúa hàng hóa phục vụ chế biến gạo xuất khẩu

23-6-2011

Ngành Nông nghiệp Vĩnh Long đã triển khai dự án "Đầu tư xây dựng hệ thống nhân giống và hỗ trợ sản xuất giống lúa nguyên chủng giai đoạn 2011-2015", tổng kinh phí là 9,8 tỷ đồng, trong đó cùng với nguồn vốn ngân sách đầu tư trên 3,4 tỷ đồng, nguồn vốn đối ứng của dân trên 6,4 tỷ đồng phục vụ vùng lúa chất lượng cao cung ứng cho chế biến gạo xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng các mặt hàng chủ lực trong nông nghiệp

23-6-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) uớc tính tháng 6/2011, giá trị kim ngạch của nông – lâm – thủy sản đạt hơn 2 tỷ USD, lũy kế 6 tháng đầu năm sẽ đạt hơn 12 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2010.

Sản lượng lúa đông xuân có khả năng đạt 6,5 triệu tấn

22-6-2011

Đề xuất cho phép các doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu 4 triệu tấn gạo, thay vì 3,5 triệu tấn như dự kiến.

Vasep: giữa quý 3 sẽ thiếu hụt nguyên liệu cá tra xuất khẩu

22-6-2011

Uỷ ban Cá nước ngọt (thuộc hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – Vasep) vừa đưa ra nhận định: kể từ đầu tháng 8 trở đi sẽ tái diễn tình trạng thiếu hụt nguyên liệu cá tra như các tháng hồi đầu năm nay.

Giá cà phê tiếp tục lao dốc vì bán tháo

21-6-2011

Giá cà phê tại London rơi xuống mức thấp nhất 4 tháng rưỡi khiến giá cà phê nước ta mất tổng cộng 1,6 triệu đồng/tấn chỉ trong 2 ngày.