THỊ TRƯỜNG

Ma trận “bủa vây” cá tra

Ngày đăng: 28 | 06 | 2011

Người nuôi cá đang bị “bủa vây” bởi 23 bộ tiêu chuẩn khác nhau, tương đương 23 chứng chỉ, mà chứng chỉ nào cũng ép họ dưới chiêu bài “không có là không bán được hàng”.

Nhận định trên được đưa ra tại hội nghị “Chứng nhận và phát triển bền vững cá tra” do Tổng cục Thủy sản phối hợp với Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Hội Nghề cá VN (Vinafish) tổ chức tại TP.HCM ngày 27.6.
Con cá tra đang bị “bủa vây” bởi 23 bộ tiêu chuẩn về chất lượng, khiến nông dân và doanh nghiệp lúng túng.
 
Chứng chỉ “trăm hoa đua nở”
TS Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Vinafish nêu thực trạng người nuôi cá tra nay đang chịu áp lực với hàng chục loại chứng chỉ khác nhau mà họ dù được nói là tự nguyện nhưng đang buộc phải lấy. “Bên cạnh những yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu, một số hệ thống bán lẻ và nhà nhập khẩu còn có tiêu chuẩn, quy định riêng và yêu cầu cơ sở nuôi trồng, doanh nghiệp xuất khẩu phải áp dụng và khi được giấy chứng nhận thì mới nhập hàng” – ông giải thích.
Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho người nuôi bởi vì khi bắt đầu thả giống, người nuôi và nhà chế biến chưa thể biết được sau thời gian dài nuôi trồng, khi thu hoạch sẽ bán cho nhà nhập khẩu, hệ thống bán lẻ nào, để từ đó quyết định thực hiện theo tiêu chuẩn nào?
Cùng quan điểm trên, một số nhà nhập khẩu EU tại hội nghị rất bức xúc trước việc các chứng chỉ đang “trăm hoa đua nở” (HACCP, SA8000, BAP, ACC, GlobalGAP, ASC…) với tổng cộng hơn 23 chứng chỉ khác nhau mà không chứng chỉ nào chịu chấp nhận chứng chỉ nào.
“Các chứng nhận từ Á, Âu qua Mỹ đều xoay quanh 4 tiêu chí chính là an toàn thực phẩm, an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh và an sinh xã hội. Vậy tại sao không ngồi lại cùng với nhau tại VN này, để thống nhất một tiêu chuẩn toàn cầu cho con cá tra, hoặc loại bỏ bớt những tiêu chuẩn trùng lắp mà bắt người nuôi phải lấy hết vừa tốn tiền vừa mất thời gian?” – đại diện một nhà nhập khẩu EU đặt vấn đề.
Có thực là sẽ bán được hàng?
Ông Nguyễn Tử Cương của Vinafish bày tỏ sự nghi ngờ khi đại diện WWF nói rằng nếu VN áp dụng chứng chỉ ASC sẽ tăng giá bán và sản lượng cá tra bán tại thị trường châu Âu lên. Ông nêu dẫn chứng, năm 2004 một tổ chức châu Âu có xây dựng một hệ thống chứng nhận phát triển bền vững cho VN với lời hứa là nếu các trại nuôi cá và doanh nghiệp VN áp dụng sẽ tăng sản lượng xuất khẩu và giá bán qua châu Âu lên lần lượt là 30% và 20%, nhưng thực tế lại không được như vậy.
Thực tế là sau những hành động bôi xấu con cá tra VN ở Thụy Điển và Đức, khiến 2 thị trường này sụt giảm từ 70 - 100% sản lượng cá tra xuất khẩu qua trong mấy tháng gần đây đã khiến doanh nghiệp dù được nói là “đây là tiêu chuẩn tự nguyện” vẫn không thể không chuẩn bị áp dụng tiêu chuẩn ASC nếu không muốn mất 2 thị trường này. Theo ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN, hiện đã có 5 trại nuôi cá tra của các doanh nghiệp đang chờ lấy chứng nhận ASC.
Trong khi đó, theo nhận định của ông Dương Ngọc Minh - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Hùng Vương, thì không cần có thêm chứng chỉ ASC, mà với chứng chỉ Global GAP hiện có, công ty ông vẫn bán được hàng vào EU. Việc chọn chứng chỉ nào để làm là do doanh nghiệp. Nếu nhà nhập khẩu thị trường đó đòi chứng chỉ ASC thì họ phải mua giá như thế nào để chúng ta mới bỏ công sức ra lấy thêm chứng chỉ đó.
Theo ông Phạm Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Việt Nam sẽ xây dựng bộ tiêu chuẩn VietGAP cho cá tra và lấy đó làm bộ tiêu chuẩn nền tảng để liên kết với các bộ tiêu chuẩn quốc tế khác. Cụ thể với những chỉ tiêu tương đương mà trong tiêu chuẩn VietGAP đã có, thì sẽ mặc nhiên được công nhận, người nuôi cá sẽ chỉ thực hiện những chỉ tiêu mà trong bộ tiêu chuẩn của từng nước như GlobalGAP, ASC,… yêu cầu mà trong VietGAP chưa có.
Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/48046p1c25/ma-tran-bua-vay-ca-tra.htm

NỘI DUNG KHÁC

Các tỉnh Tây Nguyên phấn đấu đạt trên 1 triệu tấn cà phê nhân

27-6-2011

Theo thông tin từ Viện Khoa học Kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào mùa mưa nên các nông hộ và các doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh cà phê đã tập trung vật tư, phương tiện, nguồn lực chăm sóc tốt các vườn cà phê nhằm phấn đấu đạt trên 1 triệu tấn cà phê nhân.

Bất ổn nguyên liệu cá tra

27-6-2011

Tình hình nguyên liệu cá tra đang có nhiều biến động, dẫn đến giá cá tra giảm nhanh gây hoang mang cho người nuôi. Đó là thông tin do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đưa ra tại một cuộc họp mới đây ở TPHCM.

Tồn hơn 30.000 tấn cá tra

27-6-2011

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đến thời điểm này lượng cá tra quá lứa còn tồn trong dân khoảng 30.000 tấn.

Ngao Tiền Hải hái ra tiền

27-6-2011

Huyện Tiền Hải (Thái Bình) có khoảng 7.000 ha đất ven biển và mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản, trong đó nghề nuôi ngao đang trở thành thế mạnh của huyện với tổng diện tích đang nuôi 1.200 ha ở 6 xã Nam Hưng, Nam Thịnh, Đông Minh, Nam Phú, Đông Hoàng, Đông Long.

Ngừng nhập đường khi giá rẻ, xin nhập đường lúc giá cao

24-6-2011

Chỉ mới cách đây hơn một tháng, Hiệp hội Mía đường Việt Nam khẳng định rằng lượng đường tồn kho đủ đáp ứng thị trường đến niên vụ mới, kiến nghị ngừng nhập khẩu đường và “kêu cứu” phải ngăn chặn đường nhập lậu.

Giá ngô tăng gây bất lợi cho thức ăn chăn nuôi

24-6-2011

Hiện, giá ngô kỳ hạn trên sàn Chicago đã tăng gấp đôi, lên 7,365 USD/bushel. Theo dự báo tháng 6.2011 của Morgan Stanley, giá ngô kỳ hạn Chicago có thể lên tới 9 USD/bushel nếu thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp.

Thị trường cà phê: Đặt cược sai lầm với thời tiết?

24-6-2011

Các nhà đầu tư có thể đang tập trung nhầm vào rủi ro thời tiết khiến giá cà phê giảm 10% trong tuần trước xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2.

Để ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững

23-6-2011

Ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có vai trò rất to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Nó không những cung cấp nguồn thực phẩm (thịt, trứng sữa...) trong bữa ăn hàng ngày mà còn tạo ra nguồn hàng lớn cung ứng cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Nâng giá để cứu người nuôi cá tra

23-6-2011

Giá sàn cá tra philê định hình tăng từ 3,2 USD/kg lên 3,3 USD/kg, giá cá tra nguyên liệu trọng lượng trung bình 0,8kg/con sẽ là 26.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.

Hợp sức bảo vệ thương hiệu vải Thanh Hà

23-6-2011

Hợp sức bảo vệ thương hiệu vải Thanh Hà Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là vải Thanh Hà đến vụ thu hoạch chính. Từ lâu, vải Thanh Hà đã trở thành một thương hiệu đặc sản của tỉnh Hải Dương. Năm 2007, quả vải Thanh Hà là một trong số ít những loại hàng hóa được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cùng thời điểm với những loại hàng hóa đặc trưng vùng miền có tiếng như bưởi Ðoan Hùng, bưởi Năm Roi và nước mắm Phú Quốc.

Vải được mùa, lại lo rớt giá

23-6-2011

Năm nay vải được mùa, người trồng vải vừa mừng vừa lo lại tái diễn tình trạng rớt giá, nhất là khi có tin Trung Quốc siết chặt nhập khẩu vải thiều Việt Nam.

17% mẫu TĂCN heo chứa Salbutamol

23-6-2011

Kết quả đáng sợ này vừa được Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng VN (Vinastas) công bố sau khi kiểm tra hàng loạt mẫu TĂCN bày bán trên thị trường TPHCM và Đồng Nai. Đáng lưu ý, tỷ lệ mẫu vi phạm đã tăng gấp hơn 3 lần so với thời điểm 5 năm trước.