THỊ TRƯỜNG

5 triệu hộ bỏ nuôi lợn

Ngày đăng: 14 | 07 | 2011

Trước tình hình giá thực phẩm, nhất là thịt lợn tăng đột biến, ảnh hưởng mọi mặt của đời sống, hôm qua (12.7), Bộ NNPTNT đã có cuộc họp khẩn để tìm nguyên nhân và biện pháp “hạ nhiệt”.

Mất cân đối cung - cầu nghiêm trọng
Theo ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), từ tháng 7.2010 đến nay giá thịt lợn tăng 70-100%, giá gia cầm tăng 40-60%.
Đặc biệt, trong 3 tháng trở lại đây, giá đã tăng với chiều hướng rất nhanh, giá thịt lợn hơi ở miền Nam 62.000 đồng/kg, còn ở miền Bắc dao động 65.000-70.000 đồng/kg. Với mức giá như trên, theo ông Dương là cao hơn Thái Lan (giá thịt lợn ở nước này là 2,8-2,9 USD/kg) và ngang bằng với giá của Trung Quốc (65.000 đồng/kg).
Nguồn cung giảm khiến giá thực phẩm tăng cao, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
 
Ông Dương cho rằng: “Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng giá thực phẩm tăng mạnh là sự mất cân đối cung - cầu nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê mới nhất, chỉ trong một vài năm trở lại đây, nhiều hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ đã bỏ hẳn nghề, nên số hộ chăn nuôi đã giảm từ 8 triệu xuống còn 3 triệu hộ, còn số đầu lợn liên tục giảm qua các năm”.
Đồng tình với đánh giá của ông Dương, ông Đào Duy Tâm - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho rằng:
“Có thể khẳng định đây đang là thời điểm đỉnh của cầu và đáy của cung. Chăn nuôi đang tụt về số lượng vật nuôi, như Hà Nội hiện chỉ còn 1,5 triệu con lợn so với 1,7 triệu con của năm 2010. Tôi đã đi kiểm tra các trang trại ở Hà Nội và thấy một hộ nuôi lợn thịt thời điểm này có thể lãi tới 2 triệu đồng/con. Nhưng ngay cả chủ trang trại cũng không dám đầu tư thêm, thậm chí có nhiều hộ gia đình bỏ chuồng, vì họ không thể vay được vốn để tái đàn”.
Ông Nguyễn Xuân Dương cho biết: “Đa số người chăn nuôi không vay được vốn từ ngân hàng vì ngân hàng ngại đầu tư vào lĩnh vực có nhiều rủi ro này. Thậm chí, cho dù có vay được vốn, thì với mức lãi suất đang ở mức 22-25%, người chăn nuôi không thể chịu đựng được. Chưa kể các chi phí khác như phòng, chống dịch bệnh, điện…”.
Phải cung cấp thông tin đúng sự thật
Để ổn định thị trường, bà Trần Thị Miêng - Phó Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông, lâm, thuỷ sản và nghề muối (Bộ NNPTNT) cho rằng: “Hai thành phố là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh cần có chương trình bình ổn giá, tăng cường số điểm bán hàng lưu động để đáp ứng đủ nguồn cung”.
“Vốn đầu tư cho chăn nuôi bây giờ rất khó khăn, người chăn nuôi không tiếp cận được nguồn vốn, nên muốn tái đàn cũng chịu.” - Ông Đào Duy Tâm - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đề nghị: “Cục Chăn nuôi và các ngành liên quan cần xem lại con số thống kê, nắm rõ tình hình để cung cấp đúng số liệu cho người nông dân và người tiêu dùng, không được đưa ra những con số thiếu chuẩn xác, làm nhiễu loạn thị trường”.
Mặt khác, theo ông Phát: “Ngành chăn nuôi phải có biện pháp tăng nguồn cung thông qua việc đẩy mạnh tái đàn. Trước mắt, phải đảm bảo lưu thông, điều hoà thị trường trong nước, một số biện pháp về kiểm dịch cần được nới lỏng”.
Về vốn đang gây khó cho chăn nuôi, ông Cao Đức Phát thừa nhận: “Đúng là với lãi suất tới 25%/năm, thì không ai dám vay vốn để nuôi lợn cả. Trong vài ngày tới, tôi sẽ trực tiếp làm việc với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị cung cấp tín dụng cho người chăn nuôi”.
Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/49680p1c25/5-trieu-ho-bo-nuoi-lon.htm

NỘI DUNG KHÁC

Thiếu hụt nguồn cung?

13-7-2011

Việc giá thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống, liên tục tăng theo chiều thẳng đứng trong thời gian gần đây được nhiều chuyên gia kinh tế đặt vấn đề là do nguồn cung bị thiếu hụt.

Khẩn trương “hạ nhiệt” giá thực phẩm

13-7-2011

Trước việc giá thực phẩm “nhảy múa” liên tục trong thời gian gần đây, hôm qua (12/7), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã triệu tập cuộc họp khẩn để đánh giá thực trạng, làm rõ nguyên nhân và tìm biện pháp “hạ nhiệt” các mặt hàng này.

Thực phẩm tăng đe dọa mục tiêu chống lạm phát

13-7-2011

Do chiếm đến 40% giá trị trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), giá thực phẩm tăng chóng mặt trong thời gian qua thực sự đã gây sốc cho các chuyên gia kinh tế, tiềm ẩn nguy cơ “vỡ trận” trong chiến dịch khống chế lạm phát.

6 tháng đầu năm, ngành Thuỷ sản tăng trưởng mạnh

12-7-2011

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2011, ngành Thủy sản Việt Nam được đánh giá là đã có khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác và xuất khẩu…. Đó chính là đòn bẩy để ngành thuỷ sản tiếp tục nỗ lực tạo được thành công lớn trong năm 2011.

6 tháng đầu năm 2011: Xuất khẩu nông sản bứt phá mạnh mẽ

12-7-2011

Với những kết quả đã đạt được trong xuất khẩu nông sản của năm 2010, ngay từ những ngày đầu năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra dự báo, trong năm nay mặt hàng nông sản sẽ có nhiều khởi sắc cả về số lượng, mặt hàng và giá bán. Đúng như dự báo, 6 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu nông sản đã bứt phá mạnh mẽ, tiếp nối những kết quả tích cực của ngành.

Bát nháo thị trường trái cây nhập ngoại

30-6-2011

Chúng ta đang nhập ồ ạt trái cây ngoại để tiêu dùng, trong đó có cả những loại mà chúng ta vẫn nỗ lực trồng và xuất khẩu với trữ lượng lớn, như dưa hấu, xoài, thanh long...

Bộ Tài chính: Duy nhất 1/7 mặt hàng thiết yếu giảm giá

30-6-2011

Kết quả kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá tại 21 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh 7 mặt hàng thiết yếu vừa được Bộ Tài chính công bố cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2011 chỉ có duy nhất một mặt hàng giảm giá.

Lo không đủ bưởi da xanh VietGAP cho siêu thị

30-6-2011

Với giấy chứng nhận VietGAP, bưởi da xanh Mỹ Thạnh An của Bến Tre đã ung dung vào các siêu thị lớn trên cả nước.

Trong tháng 7, VASEP sẽ thu mua hết lượng cá tra nguyên liệu còn trong dân

29-6-2011

Nhằm khắc phục tình trạng dư thừa cá tra trong dân, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong tháng 7, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra lớn thuộc VASEP sẽ thu mua hết lượng cá tra nguyên liệu còn trong dân. Đối với việc các doanh nghiệp triển khai mua cá quá lứa, trong khoảng 15 ngày tới, thị trường cá tra sẽ ổn định và giá có thể nhích dần lên.

Đẩy mạnh thay đổi cơ cấu giống sắn

28-6-2011

Đến thời điểm này, sắn vẫn là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, được nông dân nhiều địa phương lựa chọn, song theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), bà con không nên trồng ồ ạt loại cây này. Ông Ngọc cho biết:

Gian nan quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón

28-6-2011

Phân bón đóng vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và chiếm phần lớn giá thành sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sự bát nháo của thị trường này trong những năm gần đây không chỉ làm đau đầu các nhà quản lý mà còn khiến nông dân thiệt hại đủ đường.

Phát triển cây ca cao VN: Cần đẩy mạnh giải pháp kỹ thuật

28-6-2011

Hội nghị thường kỳ lần thứ 1-2011 của Ban điều phối phát triển ca cao VN (VCC) diễn ra vào cuối tuần qua tại TP.HCM tập trung củng cố tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, quy chế của VCC; đặc biệt giải pháp kỹ thuật cho ca cao vẫn được xác định là nhiệm vụ hàng đầu…