THỊ TRƯỜNG

Lo ngại cơn sốt giá gạo mới

Ngày đăng: 05 | 08 | 2011

Gần đây, giá lúa gạo ở khu vực ĐBSCL liên tục tăng, khiến nhiều người lo ngại về một cơn sốt giá gạo. Đại diện Bộ NNPTNT đã bác bỏ nhận định này và cho biết, nguồn cung lúa gạo trong nước hiện vẫn đang rất dồi dào.

Giá tăng là hợp lý
Theo số liệu chính thức của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 6.400-6.500 đồng/kg, lúa dài khoảng 6.650-6.750 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì có giá 10.150 - 10.250 đồng/kg, gạo 15% tấm 9.850 - 9.950 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 9.350 - 9.450 đồng/kg. Tất cả cá loại đều tăng 30-40%.
Ông Phạm Quang Diệu - Kinh tế trưởng- chuyên gia của Công ty cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (Agromonitor) cho biết: "Theo tôi, nguyên nhân giá tăng do các doanh nghiệp đã lao vào ký các đơn hàng quá nhiều mà không quan tâm đến nguồn nguyên liệu. Bây giờ đến thời điểm giao hàng, họ phải đẩy mạnh thu gom lúa gạo trong một thời gian, đã đẩy giá lên.
Mặt khác, do các tin tức kỳ vọng trong tương lai đã gây ảnh hưởng dây chuyền đến giá lúa gạo như việc Indonesia sẽ nhập khẩu của Việt Nam với số lượng lớn, hơn nữa Thái Lan hầu như rất ít giao dịch do họ đang chờ chính sách của chính phủ mới, nên giờ họ vẫn đang găm hàng lại. Ngoài ra, còn một yếu tố nữa là chi phí "đẩy", từ giá phân bón urê đến xăng, dầu đều tăng, nên bắt đầu từ cuối năm 2010, giá lúa gạo đã thiết lập mặt bằng giá mới, chứ không thể giảm sâu được".
Nhiều doanh nghiệp thu mua lúa gạo ở ĐBSCL lại đang "tố" do nông dân "găm" lúa đợi giá lên cao mới bán, đã làm cho các doanh nghiệp lao đao vì giá lúa quá cao, gây khó khăn cho việc thu mua.
Tuy nhiên GS-TS Võ Tòng Xuân - chuyên gia về lúa gạo cho rằng: "Các doanh nghiệp nói nông dân găm hàng, thì chúng ta phải kiểm tra chính các công ty đó xem có găm hàng không. Phải kiểm tra, nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Bây giờ giá của mình là đang theo giá của Thái Lan do chính phủ mới của họ đã tăng giá thu mua cho nông dân, nên mặt bằng giá của mình cũng phải lên theo thôi".
Không lo thiếu lúa gạo
Hồi đầu tháng 7 vừa qua, Bộ NNPTNT đã đưa ra dự báo, sản lượng lúa cả nước năm nay sẽ đạt trên 40,7 triệu tấn, tức tăng tới 880.000 tấn so với năm 2010, do đó có thể xuất khẩu 7-7,3 triệu tấn gạo.
Hôm qua (4.8), trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Trí Ngọc- Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) một lần nữa khẳng định: "Về mặt sản xuất, nguồn cung đang hết sức dồi dào và phong phú. Tôi vừa mới đi khảo sát ở ĐBSCL về xong, hiện ở trong đó bà con đang thu hoạch lúa và năng suất đạt rất cao, tăng tới 2 tạ/ha, có thể nói chưa năm nào năng suất lại cao như năm nay".
Theo VFA, tính đến hết tháng 7 năm nay, cả nước đã xuất khẩu được 4,6/6,2 triệu tấn gạo đã ký hợp đồng. Với mức giá lúa gạo thu mua cao như hiện nay, theo tính toán giá xuất khẩu phải đạt 500 USD/tấn trở lên, doanh nghiệp mới có lời, trong khi giá sàn xuất khẩu hiện nay đang được tính là 490 USD/tấn (gạo 5% tấm) và 470 USD/tấn (gạo 25% tấm).
Về vấn đề giá cả, theo ông Ngọc: "Chúng ta phải hết sức tỉnh táo để phân tích, bởi tâm lý người nông dân là cứ giá cao thì găm hàng lại, còn giá thấp lại thi nhau đổ hàng ra bán. Do giá cao như vậy, nên các doanh nghiệp không dám mua vì không có lời nhiều. Giá tăng ở đây là do yếu tố tâm lý, chứ không phải vấn đề về nguồn cung".
GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng: "Trên thị trường thế giới, chỉ có Thái Lan và Việt Nam có gạo để xuất khẩu, nếu chúng ta mua giá thấp bằng cách không cho xuất khẩu như năm 2008 sẽ rất thiệt thòi cho nông dân. Theo tôi, bây giờ doanh nghiệp mua được giá cao, thì cứ để cho họ mua, vì như thế sẽ có lợi cho nông dân".
Ông Phạm Quang Diệu đề nghị: "Điều quan trọng nhất bây giờ cần phải xem xét chính là, mầm mống của việc sốt gạo nội địa có thể ảnh hưởng tới lạm phát như giá thịt vừa qua. Do đó, chúng ta cần chú ý đến khâu lưu thông, phân phối thị trường nội địa bằng cách dập tắt các tin đồn gây hiệu ứng dây chuyền như hồi tháng 4.2008".
Cho đến thời điểm này, tại ĐBSCL bà con nông dân đã thu hoạch được khoảng 700.000/1,6 triệu ha lúa hè thu. Ông Nguyễn Trí Ngọc khẳng định: "Bây giờ chúng ta đang có lúa hè thu, thu hoạch xong lại có lúa thu đông, rồi lúa mùa, đông xuân sớm, nên không bao giờ thiếu nguồn gạo. Đây là giá theo mặt bằng chung, do giá đầu vào đều tăng, mà cứ bảo nông dân giữ giá thấp thì rất vô lý.
Chỉ có điều do đây là mặt hàng rất nhạy cảm, chỉ cần tăng giá một tý là các bà nội trợ kêu lên ngay. Tôi vẫn khẳng định, nguồn cung từ ngoài đồng ruộng đến kho tàng đều có rất nhiều hàng, không bao giờ thiếu lúa gạo được. Ngay cả nguồn cung trong nước cũng không bao giờ thiếu".
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/52737p1c25/lo-ngai-con-sot-gia-gao-moi.htm

NỘI DUNG KHÁC

Sản xuất chè bẩn là tự tay đánh mất thương hiệu

5-8-2011

Qua khảo sát tại một số vùng nguyên liệu chè ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) đã phát hiện tình trạng sản xuất chè bẩn diễn ra một cách tràn lan, nếu tiếp tục kéo dài sẽ gây nên những tác hại khôn lường.

5 triệu hộ bỏ nuôi lợn

14-7-2011

Trước tình hình giá thực phẩm, nhất là thịt lợn tăng đột biến, ảnh hưởng mọi mặt của đời sống, hôm qua (12.7), Bộ NNPTNT đã có cuộc họp khẩn để tìm nguyên nhân và biện pháp “hạ nhiệt”.

Thiếu hụt nguồn cung?

13-7-2011

Việc giá thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống, liên tục tăng theo chiều thẳng đứng trong thời gian gần đây được nhiều chuyên gia kinh tế đặt vấn đề là do nguồn cung bị thiếu hụt.

Khẩn trương “hạ nhiệt” giá thực phẩm

13-7-2011

Trước việc giá thực phẩm “nhảy múa” liên tục trong thời gian gần đây, hôm qua (12/7), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã triệu tập cuộc họp khẩn để đánh giá thực trạng, làm rõ nguyên nhân và tìm biện pháp “hạ nhiệt” các mặt hàng này.

Thực phẩm tăng đe dọa mục tiêu chống lạm phát

13-7-2011

Do chiếm đến 40% giá trị trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), giá thực phẩm tăng chóng mặt trong thời gian qua thực sự đã gây sốc cho các chuyên gia kinh tế, tiềm ẩn nguy cơ “vỡ trận” trong chiến dịch khống chế lạm phát.

6 tháng đầu năm, ngành Thuỷ sản tăng trưởng mạnh

12-7-2011

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2011, ngành Thủy sản Việt Nam được đánh giá là đã có khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác và xuất khẩu…. Đó chính là đòn bẩy để ngành thuỷ sản tiếp tục nỗ lực tạo được thành công lớn trong năm 2011.

6 tháng đầu năm 2011: Xuất khẩu nông sản bứt phá mạnh mẽ

12-7-2011

Với những kết quả đã đạt được trong xuất khẩu nông sản của năm 2010, ngay từ những ngày đầu năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra dự báo, trong năm nay mặt hàng nông sản sẽ có nhiều khởi sắc cả về số lượng, mặt hàng và giá bán. Đúng như dự báo, 6 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu nông sản đã bứt phá mạnh mẽ, tiếp nối những kết quả tích cực của ngành.

Bát nháo thị trường trái cây nhập ngoại

30-6-2011

Chúng ta đang nhập ồ ạt trái cây ngoại để tiêu dùng, trong đó có cả những loại mà chúng ta vẫn nỗ lực trồng và xuất khẩu với trữ lượng lớn, như dưa hấu, xoài, thanh long...

Bộ Tài chính: Duy nhất 1/7 mặt hàng thiết yếu giảm giá

30-6-2011

Kết quả kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá tại 21 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh 7 mặt hàng thiết yếu vừa được Bộ Tài chính công bố cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2011 chỉ có duy nhất một mặt hàng giảm giá.

Lo không đủ bưởi da xanh VietGAP cho siêu thị

30-6-2011

Với giấy chứng nhận VietGAP, bưởi da xanh Mỹ Thạnh An của Bến Tre đã ung dung vào các siêu thị lớn trên cả nước.

Trong tháng 7, VASEP sẽ thu mua hết lượng cá tra nguyên liệu còn trong dân

29-6-2011

Nhằm khắc phục tình trạng dư thừa cá tra trong dân, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong tháng 7, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra lớn thuộc VASEP sẽ thu mua hết lượng cá tra nguyên liệu còn trong dân. Đối với việc các doanh nghiệp triển khai mua cá quá lứa, trong khoảng 15 ngày tới, thị trường cá tra sẽ ổn định và giá có thể nhích dần lên.

Đẩy mạnh thay đổi cơ cấu giống sắn

28-6-2011

Đến thời điểm này, sắn vẫn là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, được nông dân nhiều địa phương lựa chọn, song theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), bà con không nên trồng ồ ạt loại cây này. Ông Ngọc cho biết: