THỊ TRƯỜNG

Lạm dụng phân bón: Lợi bất cập hại

Ngày đăng: 01 | 09 | 2011

Bên cạnh phân đơn chất thì phân NPK được nông dân sử dụng ngày càng nhiều nhờ vào tính tiện dụng và hiệu quả khi sử dụng hợp lý.

Phân NPK có rất nhiều loại, có thể sử dụng trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau. Đặc biệt, phân NPK đã được nhiều nhà sản xuất đa dạng hóa với nhiềusản phẩm khác nhau, được bổ sung thêm trung vi lượng để giúp nhà nông sản xuất hiệu quả.
Trong số đó phải kể đến nhà sản xuất phân bón mang thương hiệu Đầu Trâu, đi đầu trong việc đưa trung vi lượng (TE) vào phân bón NPK cao cấp giúp nhà nông sử dụng hiệu quả. Như sản phẩm Đầu Trâu TE+Agrotain đã cùng nông dân xã Bình Chánh, Châu Phú, An Giang thành công trong mô hình lúa GlobalGAP trên lúa jasmine năm 2010. Rồi phân bón chuyên dùng cho từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng cũng có thể sử dụng cho sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.
Sản xuất theo GAP đòi hỏi sử dụng phân bón đúng liều lượng.
 
Trong dòng sản phẩm này bà con cũng có thể an tâm sử dụng sản phẩm Đầu Trâu TE+Agrotain lúa 1 và Đầu Trâu TE+Agrotain lúa 2 hiện đang được sử dụng trong mô hình VietGAP của Cục Trồng trọt ở Đông Nam Bộ và ĐBSCL lên đến 1.950ha trong vụ hè thu này.
Nhìn chung, phân bón NPK nào cũng có thể sử dụng trong các mô hình sản xuất theo GAP. Nhưng khi chọn lựa, bà con nông dân nên cân nhắc, chọn sản phẩm của những đơn vị sản xuất đã thành công trong việc hướng dẫn nông dân trong các mô hình GAP thì hiệu quả hơn, đỡ tốn công hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng phân bón qua lá cũng được quan tâm khi sử dụng phân bón cho quy trình canh tác theo GAP. Đây là loại phân phun trực tiếp cho cây, cây sử dụng ngay để tạo ra các cơ quan nên cũng được cho phép sử dụng. Nhưng phân bón qua lá, ngoài thành phần đa lượng thì đa phần là kích thích tố và vi lượng, mà nếu như trong quá trình sử dụng không khéo thì các vi lượng này lại trở thành kim loại nặng gây hại cho sức khỏe.
Chẳng hạn như đối với cây trồng thì kẽm là vi lượng rất quan trọng, nhưng khi sử dụng nhiều và cách ly không an toàn thì trở thành kim loại nặng không tốt cho sản phẩm thu hoạch. Chính vì thế mà theo quy định sản xuất rau, quả theo VietGAP, hàm lượng kẽm trong đất không được vượt 200mg/kg đất khô.
Vì vậy, khi chọn lựa phân bón qua lá sử dụng cho các quy trình sản xuất theo GAP, nhà nông cần quan tâm các thành phần ghi trên nhãn mác phải rõ ràng, các sản phẩm được nhà nước khuyến khích và đặc biệt là phải có thời gian cách ly để sản phẩm làm ra được an toàn, phù hợp với các tiêu chuẩn mà những quy định trong VietGAP hay GlobalGAP đưa ra.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/56150p34c121/lam-dung-phan-bon-loi-bat-cap-hai.htm

NỘI DUNG KHÁC

Bạc Liêu: Muối tồn đã có đầu ra

1-9-2011

Hơn một tuần qua, diêm dân Bạc Liêu rất phấn khởi khi nhiều thương lái vào tận đồng tìm mua số muối đã tồn đọng trong nhiều tháng qua. Nhờ đó giá muối nhích lên.

Giá phân bón cao nhất từ trước tới nay

31-8-2011

So với cùng kỳ năm ngoái, giá phân bón các loại như urê, DAP... tăng 50-100%, với phân ure đến tay người tiêu dùng hiện lên tới 12.500 đồng/kg.

Thị trường bánh Trung thu: Vẫn nóng chuyện an toàn thực phẩm

31-8-2011

Tất cả các thương hiệu bánh Trung thu đều tăng từ 10 - 20% so với năm ngoái. Tuy nhiên, thông tin đó vẫn không "nóng" bằng chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP). Đây vẫn là nỗi lo canh cánh của mỗi người tiêu dùng, mặc dù Luật An toàn Thực phẩm đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2011.

Nhãn lồng dính “thảm họa kép”

31-8-2011

Bị nhãn Thái Lan, Trung Quốc và nhãn ở các vùng khác “đánh cắp” thương hiệu cùng với sức ép được mùa rớt giá đang gây những khó khăn cho đất nhãn nổi tiếng ở miền Bắc: Hưng Yên.

Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng

31-8-2011

“Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam năm 2011” với chủ đề “Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng” đã được báo Tin Tức (Thông tấn xã Việt Nam) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 24/8 tại Hà Nội. Chương trình nhằm hướng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp xuất phát từ lợi ích chung của việc xây dựng thương hiệu ngành hàng và hình ảnh quốc gia.

Phía sau "cơn lốc" chè vàng

31-8-2011

Thời gian qua, nhiều nông trường chè ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang điêu đứng trước "cơn lốc" chè vàng, chè bẩn. Những nông trường chè trở nên xơ xác vì bị người dân tận thu tối đa khi thương nhân Trung Quốc thu mua chè búp tươi với giá cao, đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng và hệ lụy nó để lại thì không thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cho sản phẩm chè Việt Nam

30-8-2011

Hiệp Hội chè Việt Nam cho biết, Việt Nam là nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới với thị trường xuất khẩu lên tới 118 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng một nửa so với giá chè bình quân trên thế giới. Do vậy, ngành chè đang nỗ lực tìm các giải pháp để có thể nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm chè trong thời gian tới.

"Từ nay đến đầu năm 2012 không lo thiếu gạo"

30-8-2011

Đó là khẳng định của ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa những tháng cuối năm 2011. Ông Phong cho biết:

“Chè bẩn” – tác động xấu đến thương hiệu chè Việt Nam

17-8-2011

Theo ông Đoàn Anh Tuân, nguyên nhân chính của tình trạng “chè bẩn” là do các nhà quản lý chưa nhận thức đúng về ngành sản xuất, kinh doanh chè hiện nay.

Xuất khẩu gạo: Nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức

17-8-2011

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), nếu không có đột biến về thời tiết, sản lượng lúa năm 2011 ước đạt 41,017 triệu tấn, tăng khoảng 2,6% so với năm 2010, đảm bảo được an ninh lương thực trong nước và thực hiện được chỉ tiêu xuất khẩu gạo. Giá cả tăng cao, lượng hợp đồng xuất khẩu gạo nhiều đang tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đó, trong thời gian tới, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng sẽ còn không ít thách thức.

Xuất khẩu rau quả không đạt chỉ tiêu

17-8-2011

Tin từ Bộ Công Thương ngày 16.8, dự kiến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN sẽ không đạt chỉ tiêu 600-700 triệu USD mặc dù nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của thế giới đối với rau quả VN không giảm...

Giá phân bón cao do đâu?

15-8-2011

Từ nhiều năm nay, cứ vào mùa vụ giá phân bón lại "nhảy múa", tăng cao, khiến người nông dân phải móc thêm hầu bao vốn đã cạn kiệt để chăm lo cây trồng.