THỊ TRƯỜNG

Nhãn lồng dính “thảm họa kép”

Ngày đăng: 31 | 08 | 2011

Bị nhãn Thái Lan, Trung Quốc và nhãn ở các vùng khác “đánh cắp” thương hiệu cùng với sức ép được mùa rớt giá đang gây những khó khăn cho đất nhãn nổi tiếng ở miền Bắc: Hưng Yên.

Chợ nhãn Bảo Châu, Phố Hiến (TP. Hưng Yên) những ngày này tấp nập ô tô, xe máy ra vào “ăn” nhãn. Theo Sở NNPTNN Hưng Yên, diện tích trồng nhãn toàn tỉnh năm nay khoảng 3.300ha, trong đó giống vải chất lượng cao chiếm hơn 60-70% Ước tính sản lượng nhãn đạt hơn 40.000 tấn, gấp đôi năm 2010.
Dù được mùa nhưng người trồng nhãn Hưng Yên không vui vì giá bán thấp.
 
Sản lượng gấp đôi, giá còn một nửa
Gia đình ông Bùi Quang Thái (xã Tân Hưng, Ân Thi) trồng hơn 8 sào nhãn và năm nay được mùa lớn nhất từ trước đến nay với sản lượng ước đạt hơn 5 tấn. Tuy nhiên, ông Thái trăn trở: “Bán nhãn cho tư thương, dù nhãn ngon nhưng cũng vẫn bị ép giá, giá chỉ bằng hơn nửa năm ngoái”.
Được biết phần lớn người dân các huyện Tiên Lữ, Ân Thi, TP.Hưng Yên… đã đưa những giống nhãn chất lượng cao như nhãn cùi, nhãn đường phèn nên quả mọng hơn, da trơn, mẫu mã đẹp. Tuy nhiên, nhãn chất lượng cao mà giá lại không tương xứng khiến người trồng nhãn nản lòng. Với người trồng nhãn Hưng Yên được mùa cũng đồng nghĩa là thực tế buồn: Rớt giá.
Khảo sát của NTNN tại chợ Bảo Châu (Phố Hiến, TP. Hưng Yên), phần lớn các thương lái ở đây cho rằng, giá nhãn khi thu hoạch đại trà năm nay chỉ từ 12.000 - 15.000 đồng/kg đối với nhãn bình thường và 20.000 - 25.000 đồng/kg đối với nhãn ngon, đẹp mã; riêng nhãn nước, nhãn thóc dùng xoáy long nhãn chỉ khoảng 10.000 - 12.000 đồng/kg, bằng khoảng 1/2 năm ngoái.
Chị Trần Thị Phụng chuyên buôn bán hoa quả ở chợ Bảo Châu khẳng định: “Được mùa không rớt giá mới là lạ”. Chị Phụng tiết lộ, đối với những mặt hàng hoa quả tươi ở VN, vì không được bảo quản tốt nên người dân khi thu hoạch rộ phải bán tống, bán tháo. “Nhãn tươi, vải tươi mà không tiêu thụ ngay thì “hao” (giảm trọng lượng-PV) nhanh lắm em à”- chị Phụng nói.
Bị “đánh cắp thương hiệu”
Dù đã có một thương hiệu nổi tiếng ở khắp cả nước, nhưng cứ đến hẹn lại lên, người trồng nhãn luôn thấp thỏm nỗi lo được mùa rớt giá. Thực tế, bài toán thu hoạch, bảo quản nhãn vừa nhằm đảm bảo chất lượng nông sản vừa tạo ra lợi nhuận xứng đáng cho người trồng nhãn vẫn chưa có lời giải hiệu quả. Được biết, có đến hơn 90% sản lượng nhãn ở Hưng Yên đều bán tươi tại vườn hoặc ở chợ qua tay thương lái. Vì thế với việc thời gian thu hoạch ngắn, loại hoa quả này khó tránh khỏi bị tư thương ép giá.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), tính đến năm 2011, diện tích nhãn cả nước vẫn duy trì khoảng 100.000ha với tổng sản lượng quả ước tính 500.000 tấn. Trong các loại cây ăn quả, diện tích cây nhãn nhiều chỉ đứng sau cây chuối và được xếp vào danh sách cây ăn quả chủ lực của VN.
Bên cạnh thực tế được mùa rớt giá, người trồng nhãn Hưng Yên năm nay còn phải đối mặt với một cơn bão mới: Bị đánh cắp thương hiệu. Ngay từ tháng 7, người trồng nhãn đã phải mất ăn mất ngủ vì trong khi nhãn nhà chưa thu hoạch thì trên các thị trường lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh… đã ngập tràn “nhãn lồng Hưng Yên”.
Theo một cán bộ Phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT Hưng Yên), tại thời điểm đó, nhãn trên thị trường chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Thái Lan. Ông này cũng cho biết, nhãn lồng Hưng Yên vỏ dày, màu vàng tự nhiên, cùi giòn, hạt nhỏ, có mùi thơm tự nhiên. Còn nhãn “nhái” vỏ mỏng, màu vàng sậm, múi mềm, ăn có vị ngọt hắc, lá dài to…
Tìm hiểu của NTNN, do thời tiết khắc nghiệt, nhất là giá rét đầu năm nên trà nhãn sớm ở Hưng Yên hầu như bị mất mùa. Tranh thủ thời cơ này, các thương lái ồ ạt nhập nhãn Thái Lan, Trung Quốc và một số nhãn có nguồn gốc khác rồi tự ý dán mác… nhãn lồng Hưng Yên.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/55985p1c34/nhan-long-dinh-tham-hoa-kep.htm

NỘI DUNG KHÁC

Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng

31-8-2011

“Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam năm 2011” với chủ đề “Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng” đã được báo Tin Tức (Thông tấn xã Việt Nam) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 24/8 tại Hà Nội. Chương trình nhằm hướng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp xuất phát từ lợi ích chung của việc xây dựng thương hiệu ngành hàng và hình ảnh quốc gia.

Phía sau "cơn lốc" chè vàng

31-8-2011

Thời gian qua, nhiều nông trường chè ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang điêu đứng trước "cơn lốc" chè vàng, chè bẩn. Những nông trường chè trở nên xơ xác vì bị người dân tận thu tối đa khi thương nhân Trung Quốc thu mua chè búp tươi với giá cao, đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng và hệ lụy nó để lại thì không thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cho sản phẩm chè Việt Nam

30-8-2011

Hiệp Hội chè Việt Nam cho biết, Việt Nam là nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới với thị trường xuất khẩu lên tới 118 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng một nửa so với giá chè bình quân trên thế giới. Do vậy, ngành chè đang nỗ lực tìm các giải pháp để có thể nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm chè trong thời gian tới.

"Từ nay đến đầu năm 2012 không lo thiếu gạo"

30-8-2011

Đó là khẳng định của ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa những tháng cuối năm 2011. Ông Phong cho biết:

“Chè bẩn” – tác động xấu đến thương hiệu chè Việt Nam

17-8-2011

Theo ông Đoàn Anh Tuân, nguyên nhân chính của tình trạng “chè bẩn” là do các nhà quản lý chưa nhận thức đúng về ngành sản xuất, kinh doanh chè hiện nay.

Xuất khẩu gạo: Nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức

17-8-2011

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), nếu không có đột biến về thời tiết, sản lượng lúa năm 2011 ước đạt 41,017 triệu tấn, tăng khoảng 2,6% so với năm 2010, đảm bảo được an ninh lương thực trong nước và thực hiện được chỉ tiêu xuất khẩu gạo. Giá cả tăng cao, lượng hợp đồng xuất khẩu gạo nhiều đang tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đó, trong thời gian tới, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng sẽ còn không ít thách thức.

Xuất khẩu rau quả không đạt chỉ tiêu

17-8-2011

Tin từ Bộ Công Thương ngày 16.8, dự kiến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN sẽ không đạt chỉ tiêu 600-700 triệu USD mặc dù nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của thế giới đối với rau quả VN không giảm...

Giá phân bón cao do đâu?

15-8-2011

Từ nhiều năm nay, cứ vào mùa vụ giá phân bón lại "nhảy múa", tăng cao, khiến người nông dân phải móc thêm hầu bao vốn đã cạn kiệt để chăm lo cây trồng.

Nghịch lý ngành muối

8-8-2011

Mặc dù công suất sản xuất muối trong nước dư thừa nhưng các doanh nghiệp vẫn thiếu trầm trọng nguyên liệu sản xuất muối chất lượng cao để sản xuất xút-clor. Thực hư câu chuyện này?

Giá gạo xuất khẩu sẽ “nóng” tới cuối năm

8-8-2011

Dựa vào những diễn biến gần đây nhất trên thị trường thế giới, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước dự báo, từ nay tới quý I/2012, giá gạo xuất khẩu sẽ vẫn đứng ở mức cao với nhu cầu thực tế khá lớn.

Câu chuyện giá lúa và bài học thị trường

8-8-2011

Các chuyên gia cho rằng, nếu nông dân không đủ điều kiện dự trữ lúa khi thu hoạch xong, gặp thời điểm thuận lợi về giá nên bán để giảm tổn thất.

Giá gạo trong nước sẽ không tăng đột biến

8-8-2011

Những ngày gần đây, giá gạo trên thị trường TP. HCM có chiều hướng tăng. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thì lượng gạo dự trữ từ các doanh nghiệp thành viên luôn ở mức trên 1 triệu tấn hơn nữa các vụ lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) luôn kế tiếp nhau do đó sẽ không có chuyện sốt giá gạo trong nước.