THỊ TRƯỜNG

Bạc Liêu: Muối tồn đã có đầu ra

Ngày đăng: 01 | 09 | 2011

Hơn một tuần qua, diêm dân Bạc Liêu rất phấn khởi khi nhiều thương lái vào tận đồng tìm mua số muối đã tồn đọng trong nhiều tháng qua. Nhờ đó giá muối nhích lên.

Theo ghi nhận của NTNN, ngày 30.8, giá muối đen được các doanh nghiệp thu mua tại nhà máy khoảng 900 đồng/kg. Trong khi đó, giá muối trắng cao hơn, từ 1.200- 1.450 đồng/kg, đặc biệt, có nơi mua đến 1.550 đồng/kg.
Dẫn chúng tôi đến các tụ chứa muối ngoài đồng trong nhiều tháng qua, ông Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng phòng Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu) hồ hởi: “Hơn 30.000 tấn muối tồn trong dân đang được các thương lái thu mua gần phân nửa. Nhiều ghe có trọng tải vài tấn vào tận đồng mua rồi vận chuyển đi bán khắp nơi làm giá muối tăng khiến diêm dân vô cùng phấn khởi.
Thương lái đưa ghe nhỏ vào kênh hẹp để mua muối của diêm dân.
 
Ông Nguyễn Trường Hận - Trưởng phòng NNPTNT huyện Đông Hải cho biết, chỉ riêng huyện Đông Hải đã có vài vựa lớn, như vựa Hai Kiệt, Tư Đấu… mấy ngày qua, mỗi vựa mua trên 6.000 tấn. Các vựa nhỏ cũng mua vài trăm tấn trở lên. Công ty CP Muối Đông Hải thu mua trên 2.000 tấn muối đen...
Theo nghi nhận của NTNN, nhu cầu tiêu thụ muối tại các nhà máy chế biến nước mắm, nước đá đang gia tăng đã làm góp thêm niềm vui cho diêm dân. Như vậy, sau nhiều tháng rớt giá thê thảm, đến nay, giá muối thương phẩm ở Bạc Liêu có dịp tăng trở lại. Diêm dân Lê Văn Hùng ở ấp Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình bộc bạch: “Nếu giá muối giữ được mức này và kéo dài sức mua trong vài tuần là diêm dân có khả năng bán hết muối tồn…”.
Theo đánh giá của các ngành chức năng, lượng muối thực tồn trong dân ở Bạc Liêu hiện còn không nhiều. Và số này sẽ được tiêu thụ hết trước khi bước vào vụ sản xuất muối mới.
Bạc Liêu hiện có diện tích làm muối khoảng 3.000ha, tập trung ở 3 địa phương ven biển gồm huyện Đông Hải, Hoà Bình và TP. Bạc Liêu. Được thiên nhiên ưu đãi, kết hợp đất, nước, khí hậu nên sản phẩm muối Bạc Liêu đạt chất lượng tốt. Tuy nhiên, những năm gần đây, đầu ra hạt muối luôn biến động, có thời điểm giá rớt thê thảm, khiến diêm dân làm ăn thua lỗ phải chuyển nhiều diện tích sang sản xuất cây, con khác.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/56122p1c34/bac-lieu-muoi-ton-da-co-dau-ra.htm

NỘI DUNG KHÁC

Giá phân bón cao nhất từ trước tới nay

31-8-2011

So với cùng kỳ năm ngoái, giá phân bón các loại như urê, DAP... tăng 50-100%, với phân ure đến tay người tiêu dùng hiện lên tới 12.500 đồng/kg.

Thị trường bánh Trung thu: Vẫn nóng chuyện an toàn thực phẩm

31-8-2011

Tất cả các thương hiệu bánh Trung thu đều tăng từ 10 - 20% so với năm ngoái. Tuy nhiên, thông tin đó vẫn không "nóng" bằng chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP). Đây vẫn là nỗi lo canh cánh của mỗi người tiêu dùng, mặc dù Luật An toàn Thực phẩm đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2011.

Nhãn lồng dính “thảm họa kép”

31-8-2011

Bị nhãn Thái Lan, Trung Quốc và nhãn ở các vùng khác “đánh cắp” thương hiệu cùng với sức ép được mùa rớt giá đang gây những khó khăn cho đất nhãn nổi tiếng ở miền Bắc: Hưng Yên.

Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng

31-8-2011

“Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam năm 2011” với chủ đề “Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng” đã được báo Tin Tức (Thông tấn xã Việt Nam) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 24/8 tại Hà Nội. Chương trình nhằm hướng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp xuất phát từ lợi ích chung của việc xây dựng thương hiệu ngành hàng và hình ảnh quốc gia.

Phía sau "cơn lốc" chè vàng

31-8-2011

Thời gian qua, nhiều nông trường chè ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang điêu đứng trước "cơn lốc" chè vàng, chè bẩn. Những nông trường chè trở nên xơ xác vì bị người dân tận thu tối đa khi thương nhân Trung Quốc thu mua chè búp tươi với giá cao, đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng và hệ lụy nó để lại thì không thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cho sản phẩm chè Việt Nam

30-8-2011

Hiệp Hội chè Việt Nam cho biết, Việt Nam là nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới với thị trường xuất khẩu lên tới 118 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng một nửa so với giá chè bình quân trên thế giới. Do vậy, ngành chè đang nỗ lực tìm các giải pháp để có thể nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm chè trong thời gian tới.

"Từ nay đến đầu năm 2012 không lo thiếu gạo"

30-8-2011

Đó là khẳng định của ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa những tháng cuối năm 2011. Ông Phong cho biết:

“Chè bẩn” – tác động xấu đến thương hiệu chè Việt Nam

17-8-2011

Theo ông Đoàn Anh Tuân, nguyên nhân chính của tình trạng “chè bẩn” là do các nhà quản lý chưa nhận thức đúng về ngành sản xuất, kinh doanh chè hiện nay.

Xuất khẩu gạo: Nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức

17-8-2011

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), nếu không có đột biến về thời tiết, sản lượng lúa năm 2011 ước đạt 41,017 triệu tấn, tăng khoảng 2,6% so với năm 2010, đảm bảo được an ninh lương thực trong nước và thực hiện được chỉ tiêu xuất khẩu gạo. Giá cả tăng cao, lượng hợp đồng xuất khẩu gạo nhiều đang tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đó, trong thời gian tới, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng sẽ còn không ít thách thức.

Xuất khẩu rau quả không đạt chỉ tiêu

17-8-2011

Tin từ Bộ Công Thương ngày 16.8, dự kiến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN sẽ không đạt chỉ tiêu 600-700 triệu USD mặc dù nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của thế giới đối với rau quả VN không giảm...

Giá phân bón cao do đâu?

15-8-2011

Từ nhiều năm nay, cứ vào mùa vụ giá phân bón lại "nhảy múa", tăng cao, khiến người nông dân phải móc thêm hầu bao vốn đã cạn kiệt để chăm lo cây trồng.

Nghịch lý ngành muối

8-8-2011

Mặc dù công suất sản xuất muối trong nước dư thừa nhưng các doanh nghiệp vẫn thiếu trầm trọng nguyên liệu sản xuất muối chất lượng cao để sản xuất xút-clor. Thực hư câu chuyện này?