THỊ TRƯỜNG

Thị trường bánh Trung thu: Vẫn nóng chuyện an toàn thực phẩm

Ngày đăng: 31 | 08 | 2011

Tất cả các thương hiệu bánh Trung thu đều tăng từ 10 - 20% so với năm ngoái. Tuy nhiên, thông tin đó vẫn không "nóng" bằng chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP). Đây vẫn là nỗi lo canh cánh của mỗi người tiêu dùng, mặc dù Luật An toàn Thực phẩm đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2011.

Nỗi lo có thật
Năm nay, do giá đầu vào tăng, nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh Trung thu bên cạnh việc hạn chế tăng giá sản phẩm cũng tìm nhiều giải pháp cải tiến mẫu mã, mở rộng nhiều dòng sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, bên cạnh những đơn vị, doanh nghiệp làm ăn chân chính, bánh Trung thu rởm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng lại bùng phát.
 
Đại tá Lương Minh Thảo, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49), Tổng cục Cảnh sát cho biết, mới đây C49 phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 11 và Đội CSĐT tội phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ quận Tây Hồ (Hà Nội) đã phát hiện và bắt giữ 50.000 quả trứng muối, 100 thùng (ước lượng khoảng 2 tấn), không rõ nguồn gốc, không có hoá đơn, nhãn mác, phiếu kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ hàng khai nhận, số thực phẩm này được bán cho các cơ sở sản xuất để làm nhân bánh Trung thu. Đây chỉ là một số lượng nhỏ trong rất nhiều chuyến vận chuyển hàng lậu được phát hiện khi bánh Trung thu vào mùa. Theo C49, số lượng nhân bánh Trung thu "bẩn" được vận chuyển vào thị trường nội địa năm nay đã lên tới hàng trăm tấn.
Trong khi đó, tại chợ Hàng Buồm bày bán khá nhiều nhân bánh Trung thu làm sẵn với giá chỉ từ 45.000 - 55.000 đồng/kg. Mặt hàng này được đóng thành từng cây, mỗi cây 20kg sẵn sàng phục vụ cho các cơ sở chế biến, mối lái với số lượng lớn. Điều đáng lo là các loại nhân bánh làm sẵn này không ghi rõ xuất xứ, không hạn dùng và được đóng gói sơ sài. Còn tại nhiều nơi, những loại bánh nướng, bánh dẻo giá từ 10.000 - 15.000 đồng/chiếc, những chiếc bánh được nhập về từ những làng nghề không có tên cơ sở sản xuất và hạn sử dụng mà chỉ ghi chung là "bánh Trung thu" có vỏ hộp in lòe loẹt… vẫn được bày bán công khai.
Không chỉ có các loại bánh bình dân, mới đây nhất, trong đợt kiểm tra ATVSTP do đoàn thanh, kiểm tra liên ngành số 2 thực hiện trên địa bàn Hà Nội tại khách sạn Hilton Hà Nội đã phát hiện các nguyên liệu làm bánh Trung thu, chủ yếu là bột mì, nhân bánh, phụ gia tổng hợp, hương liệu của khách sạn này không rõ nguồn gốc, xuất xứ được nhập lậu từ Trung Quốc…
Lúng túng trong xử lý
Mặc dù Luật An toàn thực phẩm chính thức có hiệu lực nhưng những bất cập, chồng chéo làm cho việc quản lý VSATTP lại càng khó khăn hơn. Nhìn vào thị trường bánh Trung thu năm nay cũng có thể thấy rõ điều này. Bởi một doanh nghiệp, đơn vị sản xuất bánh Trung thu, sẽ do 3 bộ quản lý. Bộ NN&PTNT quản lý nhân bánh (vì sử dụng các sản phẩm từ thịt, trứng, cây trồng). Bộ Công Thương quản lý phần vỏ bánh vì sản phẩm chế biến bột và tinh bột. Bộ Y tế quản lý phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. Chưa hết, nếu khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra thì ngành y tế lại phải vào cuộc tìm nguyên nhân. Nếu phát hiện sản phẩm của một doanh nghiệp do nhiều bộ cùng quản lý thì ngành y tế sẽ báo cho các bộ biết để tiếp tục điều tra. Việc làm này vừa không đồng bộ, vừa kéo dài thời gian, lại khó mang lại hiệu quả.
Từ thực tế này, thị trường bánh Trung thu năm nay vẫn tồn tại việc nhiều cơ sở, doanh nghiệp làm ăn chân chính phải sử dụng nhiều biện pháp để tự bảo vệ mình. Nhiều cơ sở, doanh nghiệp vẫn thực hiện việc tự công bố chất lượng và tự chịu trách nhiệm về sản phẩm bánh Trung thu của mình. Thậm chí, có doanh nghiệp lo trước giấy chứng nhận VSATTP mà nếu theo đúng các qui định của Luật An toàn thực phẩm đã không còn giá trị. Chịu thiệt thòi nhiều nhất vẫn là người tiêu dùng.
Theo Kinh tế & Đô thị

Nguồn:http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/550230/Thi-truong-banh-Trung-thu-Van-nong-chuyen-an-toan-thuc-pham-tpot.html

NỘI DUNG KHÁC

Nhãn lồng dính “thảm họa kép”

31-8-2011

Bị nhãn Thái Lan, Trung Quốc và nhãn ở các vùng khác “đánh cắp” thương hiệu cùng với sức ép được mùa rớt giá đang gây những khó khăn cho đất nhãn nổi tiếng ở miền Bắc: Hưng Yên.

Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng

31-8-2011

“Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam năm 2011” với chủ đề “Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng” đã được báo Tin Tức (Thông tấn xã Việt Nam) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 24/8 tại Hà Nội. Chương trình nhằm hướng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp xuất phát từ lợi ích chung của việc xây dựng thương hiệu ngành hàng và hình ảnh quốc gia.

Phía sau "cơn lốc" chè vàng

31-8-2011

Thời gian qua, nhiều nông trường chè ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang điêu đứng trước "cơn lốc" chè vàng, chè bẩn. Những nông trường chè trở nên xơ xác vì bị người dân tận thu tối đa khi thương nhân Trung Quốc thu mua chè búp tươi với giá cao, đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng và hệ lụy nó để lại thì không thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cho sản phẩm chè Việt Nam

30-8-2011

Hiệp Hội chè Việt Nam cho biết, Việt Nam là nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới với thị trường xuất khẩu lên tới 118 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng một nửa so với giá chè bình quân trên thế giới. Do vậy, ngành chè đang nỗ lực tìm các giải pháp để có thể nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm chè trong thời gian tới.

"Từ nay đến đầu năm 2012 không lo thiếu gạo"

30-8-2011

Đó là khẳng định của ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa những tháng cuối năm 2011. Ông Phong cho biết:

“Chè bẩn” – tác động xấu đến thương hiệu chè Việt Nam

17-8-2011

Theo ông Đoàn Anh Tuân, nguyên nhân chính của tình trạng “chè bẩn” là do các nhà quản lý chưa nhận thức đúng về ngành sản xuất, kinh doanh chè hiện nay.

Xuất khẩu gạo: Nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức

17-8-2011

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), nếu không có đột biến về thời tiết, sản lượng lúa năm 2011 ước đạt 41,017 triệu tấn, tăng khoảng 2,6% so với năm 2010, đảm bảo được an ninh lương thực trong nước và thực hiện được chỉ tiêu xuất khẩu gạo. Giá cả tăng cao, lượng hợp đồng xuất khẩu gạo nhiều đang tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đó, trong thời gian tới, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng sẽ còn không ít thách thức.

Xuất khẩu rau quả không đạt chỉ tiêu

17-8-2011

Tin từ Bộ Công Thương ngày 16.8, dự kiến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN sẽ không đạt chỉ tiêu 600-700 triệu USD mặc dù nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của thế giới đối với rau quả VN không giảm...

Giá phân bón cao do đâu?

15-8-2011

Từ nhiều năm nay, cứ vào mùa vụ giá phân bón lại "nhảy múa", tăng cao, khiến người nông dân phải móc thêm hầu bao vốn đã cạn kiệt để chăm lo cây trồng.

Nghịch lý ngành muối

8-8-2011

Mặc dù công suất sản xuất muối trong nước dư thừa nhưng các doanh nghiệp vẫn thiếu trầm trọng nguyên liệu sản xuất muối chất lượng cao để sản xuất xút-clor. Thực hư câu chuyện này?

Giá gạo xuất khẩu sẽ “nóng” tới cuối năm

8-8-2011

Dựa vào những diễn biến gần đây nhất trên thị trường thế giới, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước dự báo, từ nay tới quý I/2012, giá gạo xuất khẩu sẽ vẫn đứng ở mức cao với nhu cầu thực tế khá lớn.

Câu chuyện giá lúa và bài học thị trường

8-8-2011

Các chuyên gia cho rằng, nếu nông dân không đủ điều kiện dự trữ lúa khi thu hoạch xong, gặp thời điểm thuận lợi về giá nên bán để giảm tổn thất.