THỊ TRƯỜNG

Nỗi lo từ mặt bằng giá gạo mới

Ngày đăng: 06 | 09 | 2011

Trong những ngày qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo mua cầm chừng, các doanh nghiệp chế biến, xay xát và lái gạo không “ăn hàng”. Song giá lúa gạo ở ĐBSCL tạm đứng ở mức cao.

Nông dân vùng lũ ĐBSCL thu hoạch lúa hè - thu
Ngày 5-9, giá dao động từ 6.700 - 7.600 đồng/kg (tùy theo giống lúa). Đây được xem là giai đoạn “khá nhạy cảm” khi lúa hè - thu sắp hết, diễn biến giá lúa trong những ngày tới khó dự đoán.
Lão nông Phạm Văn Nữa, ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp vừa thu hoạch lúa hè - thu “non” để chạy lũ nhưng được thương lái mua với giá 6.000 đồng/kg lúa tươi. Đây là tình cảnh chung của nhiều nông dân Đồng Tháp phải thu hoạch lúa hè - thu chạy lũ. Tuy nhiên, theo họ dù có thiệt hại chút ít do thu hoạch lúa “non” nhưng bù lại mức giá cao vẫn lời to. Tại Hậu Giang giá lúa khô được thương lái mua xô với giá 7.000 đồng/kg.
Theo nhiều nông dân, vụ này nông dân thu hoạch xong là bán ngay, trong đó bán lúa tươi là phổ biến, rất ít nông dân dự trữ. Theo nhiều doanh nghiệp xay xát ở Cái Răng - Cần Thơ, Cái Bè - Tiền Giang, trong những ngày qua việc mua bán lúa gạo bị đình trệ cục bộ. Nguyên nhân do nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo tạm ngưng “ăn hàng”. Kéo theo các nhà máy xay xát và chành gạo cũng ngưng mua. Tuy nhiên, giá gạo vẫn đứng ở mức cao, gạo nguyên liệu làm gạo 5% tấm là 9.000 đồng/kg, gạo 15% tấm khoảng 8.900 đồng/kg.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại cầu cảng hiện khoảng 10.750 - 10.900 đồng/kg, gạo 15% tấm 10.350 - 10.500 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 9.800 - 9.950 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Theo VFA, đến đầu tháng 9-2011, các doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 5,3 triệu tấn gạo, trị giá trên 2,5 tỷ USD. So với mục tiêu xuất khẩu trên 7 triệu tấn gạo trong năm nay, số gạo xuất còn lại chỉ dao động ở mức 1,7 - 1,8 triệu tấn. Phần lớn số gạo dự kiến xuất khẩu còn lại này đã được các doanh nghiệp dự trữ nguồn hàng nhất định.
Theo Cục Trồng trọt, vụ lúa hè - thu này năng suất lúa đạt rất cao, khoảng 5,47 tấn/ha, hơn năm ngoái gần 1 tấn/ha. Với diện tích trên 1,6 triệu ha, sản lượng sẽ đạt khoảng 8,75 triệu tấn lúa. Trong đó, còn hơn 200.000ha lúa hè - thu sẽ thu hoạch trong tháng 9-2011, tương đương trên 1 triệu tấn lúa (khoảng 500.000 tấn gạo). Ngoài ra, diện tích lúa thu - đông (đã xuống giống trên 480.000ha), nhiều trà lúa sẽ chín sớm trong vòng 1 tháng tới. Nguồn cung ứng lúa gạo hàng hóa còn lại dẫu không nhiều, song khi các doanh nghiệp sắp hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu gạo, cộng với phần dự trữ chân hàng nhất định, động lực thu gom thêm lúa gạo hàng hóa từ nay đến cuối năm sẽ giảm!
Giá lúa khô hè - thu được thương lái mua với giá 7.000 đồng/kg
 
Tuy nhiên, nỗi lo hiện nay là tại thị trường nội địa đã hình thành một mặt bằng giá gạo mới. Cụ thể, hiện nay giá gạo xô bán buôn thấp nhất ở các chợ ĐBSCL là 11.000 đồng/kg, tương đương hơn 500 USD/tấn, cao hơn mức giá sàn quy định xuất khẩu gạo của VFA (ngày 21-3-2011) đối với gạo 5% tấm là 10 USD/tấn. Mức giá này đang tác động rất lớn đến đời sống của hàng triệu người dân trong vùng.
Không kể những người lao động nghèo ở thị thành phải “chạy gạo” hàng ngày, ngay chính nông dân ở vùng nông thôn cũng lãnh đủ từ mặt bằng giá mới này. Hiện nay, chưa có con số thống kê chính thức, nhưng theo khảo sát sơ bộ của các chuyên gia lúa gạo, có hơn 80% nông dân bán hết lúa rồi mua lại gạo ăn hàng ngày.
Giá lúa hè - thu tăng cao kỷ lục từ trước đến nay là niềm vui của hàng triệu nông dân trồng lúa trong vùng. Tuy nhiên, giờ đây mặt bằng giá gạo mới hình thành cũng là gánh nặng cho hàng triệu người lao động nghèo. Chuyện bình ổn giá gạo trong nước hiện quan trọng không kém mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong năm 2011.
Theo Sài Gòn Tiếp thị

Nguồn:http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/9/30092.html

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển bền vững ngành mía đường

5-9-2011

Trong thời gian qua, tình trạng tranh chấp nguyên liệu vẫn xẩy ra ở nhiều nơi gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất chung của ngành mía đường cũng như lợi ích của người trồng mía. Trước bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã rút kinh nghiệm, đặt lợi ích của người trồng mía song song với lợi ích của doanh nghiệp mía đường... Đây là yếu tố chính để phát triển bền vững cho ngành mía đường trong nước.

Ngành nông nghiệp xuất siêu khoảng 6 tỉ USD trong 8 tháng

5-9-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta 8 tháng đầu năm ước tính đạt 16,4 tỉ USD. Trong khi tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng và vật tư, nguyên liệu phục vụ lĩnh vực này ước đạt 10,4 tỉ USD. Như vậy, nông nghiệp đã xuất siêu khoảng 6 tỉ USD trong 8 tháng.

Sản lượng thuỷ sản tháng 8 tăng 4,6% so với cùng kỳ

1-9-2011

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng thuỷ sản tháng 8/2011 ước tính đạt 475 nghìn tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá 349 nghìn tấn, tăng 4,5%; tôm 79 nghìn tấn, tăng 5,6%.

Dự báo giá tiêu sẽ tiếp tục tăng cao đến cuối năm

1-9-2011

Giá tiêu đen loại xô ngày 31/8 tại Đăk Lăk đã được các đại lý thu mua ở mức cao nhất từ trước tới nay là 135.000 đồng/kg đã làm nóng bầu không khí ở các làng quê.

Giá thực phẩm sẽ tiếp tục ổn định?

1-9-2011

Sau một thời gian dài liên tục tăng mạnh, gần đây giá cả của nhiều mặt hàng thực phẩm đã giảm nhẹ.

Lạm dụng phân bón: Lợi bất cập hại

1-9-2011

Bên cạnh phân đơn chất thì phân NPK được nông dân sử dụng ngày càng nhiều nhờ vào tính tiện dụng và hiệu quả khi sử dụng hợp lý.

Bạc Liêu: Muối tồn đã có đầu ra

1-9-2011

Hơn một tuần qua, diêm dân Bạc Liêu rất phấn khởi khi nhiều thương lái vào tận đồng tìm mua số muối đã tồn đọng trong nhiều tháng qua. Nhờ đó giá muối nhích lên.

Giá phân bón cao nhất từ trước tới nay

31-8-2011

So với cùng kỳ năm ngoái, giá phân bón các loại như urê, DAP... tăng 50-100%, với phân ure đến tay người tiêu dùng hiện lên tới 12.500 đồng/kg.

Thị trường bánh Trung thu: Vẫn nóng chuyện an toàn thực phẩm

31-8-2011

Tất cả các thương hiệu bánh Trung thu đều tăng từ 10 - 20% so với năm ngoái. Tuy nhiên, thông tin đó vẫn không "nóng" bằng chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP). Đây vẫn là nỗi lo canh cánh của mỗi người tiêu dùng, mặc dù Luật An toàn Thực phẩm đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2011.

Nhãn lồng dính “thảm họa kép”

31-8-2011

Bị nhãn Thái Lan, Trung Quốc và nhãn ở các vùng khác “đánh cắp” thương hiệu cùng với sức ép được mùa rớt giá đang gây những khó khăn cho đất nhãn nổi tiếng ở miền Bắc: Hưng Yên.

Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng

31-8-2011

“Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam năm 2011” với chủ đề “Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng” đã được báo Tin Tức (Thông tấn xã Việt Nam) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 24/8 tại Hà Nội. Chương trình nhằm hướng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp xuất phát từ lợi ích chung của việc xây dựng thương hiệu ngành hàng và hình ảnh quốc gia.

Phía sau "cơn lốc" chè vàng

31-8-2011

Thời gian qua, nhiều nông trường chè ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang điêu đứng trước "cơn lốc" chè vàng, chè bẩn. Những nông trường chè trở nên xơ xác vì bị người dân tận thu tối đa khi thương nhân Trung Quốc thu mua chè búp tươi với giá cao, đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng và hệ lụy nó để lại thì không thể giải quyết trong một sớm một chiều.