THỊ TRƯỜNG

Dự báo giá tiêu sẽ tiếp tục tăng cao đến cuối năm

Ngày đăng: 01 | 09 | 2011

Giá tiêu đen loại xô ngày 31/8 tại Đăk Lăk đã được các đại lý thu mua ở mức cao nhất từ trước tới nay là 135.000 đồng/kg đã làm nóng bầu không khí ở các làng quê.

Mặc dù hiện tại, giá cà phê cũng đang ở mức cao trên dưới 50.000 đồng/kg, tuy nhiên nhiều người dân vẫn đổ xô đầu tư vào cây tiêu, không mặn mà lắm với cây cà phê truyền thống.
Lý giải vấn đề này, anh Hoàng Văn Hùng ở Thị xã Buôn Hồ cho biết, mặc dù giá cà phê đang ở mức cao nhưng do lạm phát nên mọi chi phí đầu tư cho cà phê như phân bón, xăng dầu, nhân công… đều tăng rất mạnh; vả lại cây cà phê là loại cây cần đầu tư lớn, do đó mặc dù giá cao nhưng khi sau khi thu hoạch, trừ mọi chi phí người trồng cà phê chẳng còn lãi được bao nhiêu. Trong khi đó, cây tiêu thì ngược lại, giá tăng gấp gần 3 lần cà phê, chi phí đầu tư thấp nên lãi rất lớn.
Có lẽ đó cũng là nguyên nhân tại sao thị trường mua bán rẫy cà phê trong dịp này có vẻ ảm đạm hơn nhiều so với hồi năm 2004, khi giá cà phê lần đầu tiên vọt lên trên 40.000 đồng/kg thì người dân đổ xô mua đất trồng cà phê, người thành phố cũng săn lùng để tậu thêm rẫy cà phê với hy vọng đổi đời, nhu cầu đó hiện nay đã được chuyển từ cây cà phê sang hồ tiêu.
Giá tiêu tăng nhanh và đứng ở mức cao như hiện nay là nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành nông nghiệp các tỉnh Tây Nguyên lo lắng phá vỡ quy hoạch. Gia Lai là tỉnh nổi tiếng về cây tiêu, theo số liệu của Sở NN-PTNT Gia Lai, hiện diện tích tiêu toàn tỉnh đã tăng hơn 6.000ha, trong đó tập trung chủ yếu ở 2 huyện Chư Sê và Chư Pưh chiếm tới gần 4.000ha, diện tích còn lại nằm rải rác ở các huyện Chư Prông, Đắk Đoa...
Còn tại Đắk Lắk, theo quy hoạch của ngành nông nghiệp thì diện tích tiêu chỉ vào khoảng 5.000 ha, nhưng hiện tại diện tích tiêu đã vượt quy hoạch tới gần 1.000 ha và theo khuyến cáo của các nhà khoa học nếu ngành nông nghiệp Đắk Lắk không có biện pháp để kìm hãm sự lan tỏa của “cơn lốc hồ tiêu” thì chỉ vài năm nữa thôi, diện tích hồ tiêu của Đắk Lắk sẽ nhiều nhất nước và đạt khoảng 10.000 ha.
Theo các chuyên gia kinh tế thì cuộc khủng hoảng tiêu hiện nay bắt nguồn từ sự thiếu hụt số lượng tiêu giao dịch trên thị trường thế giới mà nguyên nhân đầu tiên là do Việt Nam (nước xuất khẩu tiêu số 1 thế giới) đã bán hầu hết số lượng tiêu trước đó, hiện tại theo ước tính của Hiệp hội Tiêu Việt Nam thì sản lượng tiêu còn lại trong kho của Việt Nam chỉ vào khoảng 15.000 tấn nhưng phần lớn lại nằm trong tay của các hãng kinh doanh lớn (khoảng 10.000 tấn).
Còn theo dự báo của một số hãng kinh doanh nông sản nước ngoài thì số lượng tiêu của Việt Nam chỉ còn khoảng trên dưới 12.000 tấn. Trong khi đó vụ mùa thu hoạch tiêu trên thế giới chưa tới, ít nhất là tới tháng 12 thì Ấn Độ mới bắt đầu thu hoạch tiêu và tiếp đến là Indonesia, Việt Nam, Brazil…
Chính do nguồn cung thiếu hụt mạnh đã đẩy giá tiêu thế giới tăng như vũ bão, hiện tại giá tiêu tại Ấn Độ được chào bán ở mức 7.550 USD/tấn, tại Brazil là 7.200 USD/tấn, còn giá tiêu chào bán của Việt Nam loại xô cũng đang ở mức 7.050 USD/tấn. Theo dự báo, giá tiêu sẽ còn tiếp tục tăng cao cho đến đầu năm 2012 khi các nước bước vào thu hoạch rộ.
Theo Báo Công thương

Nguồn: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/9/29984.html

NỘI DUNG KHÁC

Giá thực phẩm sẽ tiếp tục ổn định?

1-9-2011

Sau một thời gian dài liên tục tăng mạnh, gần đây giá cả của nhiều mặt hàng thực phẩm đã giảm nhẹ.

Lạm dụng phân bón: Lợi bất cập hại

1-9-2011

Bên cạnh phân đơn chất thì phân NPK được nông dân sử dụng ngày càng nhiều nhờ vào tính tiện dụng và hiệu quả khi sử dụng hợp lý.

Bạc Liêu: Muối tồn đã có đầu ra

1-9-2011

Hơn một tuần qua, diêm dân Bạc Liêu rất phấn khởi khi nhiều thương lái vào tận đồng tìm mua số muối đã tồn đọng trong nhiều tháng qua. Nhờ đó giá muối nhích lên.

Giá phân bón cao nhất từ trước tới nay

31-8-2011

So với cùng kỳ năm ngoái, giá phân bón các loại như urê, DAP... tăng 50-100%, với phân ure đến tay người tiêu dùng hiện lên tới 12.500 đồng/kg.

Thị trường bánh Trung thu: Vẫn nóng chuyện an toàn thực phẩm

31-8-2011

Tất cả các thương hiệu bánh Trung thu đều tăng từ 10 - 20% so với năm ngoái. Tuy nhiên, thông tin đó vẫn không "nóng" bằng chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP). Đây vẫn là nỗi lo canh cánh của mỗi người tiêu dùng, mặc dù Luật An toàn Thực phẩm đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2011.

Nhãn lồng dính “thảm họa kép”

31-8-2011

Bị nhãn Thái Lan, Trung Quốc và nhãn ở các vùng khác “đánh cắp” thương hiệu cùng với sức ép được mùa rớt giá đang gây những khó khăn cho đất nhãn nổi tiếng ở miền Bắc: Hưng Yên.

Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng

31-8-2011

“Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam năm 2011” với chủ đề “Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng” đã được báo Tin Tức (Thông tấn xã Việt Nam) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 24/8 tại Hà Nội. Chương trình nhằm hướng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp xuất phát từ lợi ích chung của việc xây dựng thương hiệu ngành hàng và hình ảnh quốc gia.

Phía sau "cơn lốc" chè vàng

31-8-2011

Thời gian qua, nhiều nông trường chè ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang điêu đứng trước "cơn lốc" chè vàng, chè bẩn. Những nông trường chè trở nên xơ xác vì bị người dân tận thu tối đa khi thương nhân Trung Quốc thu mua chè búp tươi với giá cao, đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng và hệ lụy nó để lại thì không thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cho sản phẩm chè Việt Nam

30-8-2011

Hiệp Hội chè Việt Nam cho biết, Việt Nam là nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới với thị trường xuất khẩu lên tới 118 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng một nửa so với giá chè bình quân trên thế giới. Do vậy, ngành chè đang nỗ lực tìm các giải pháp để có thể nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm chè trong thời gian tới.

"Từ nay đến đầu năm 2012 không lo thiếu gạo"

30-8-2011

Đó là khẳng định của ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa những tháng cuối năm 2011. Ông Phong cho biết:

“Chè bẩn” – tác động xấu đến thương hiệu chè Việt Nam

17-8-2011

Theo ông Đoàn Anh Tuân, nguyên nhân chính của tình trạng “chè bẩn” là do các nhà quản lý chưa nhận thức đúng về ngành sản xuất, kinh doanh chè hiện nay.

Xuất khẩu gạo: Nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức

17-8-2011

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), nếu không có đột biến về thời tiết, sản lượng lúa năm 2011 ước đạt 41,017 triệu tấn, tăng khoảng 2,6% so với năm 2010, đảm bảo được an ninh lương thực trong nước và thực hiện được chỉ tiêu xuất khẩu gạo. Giá cả tăng cao, lượng hợp đồng xuất khẩu gạo nhiều đang tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đó, trong thời gian tới, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng sẽ còn không ít thách thức.