ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Nghiên cứu, đề xuất quy trình lồng ghép biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngành tài nguyên môi trường

Ngày đăng: 07 | 01 | 2016

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề lớn mà nhân loại đang phải đối mặt, tác động mạnh đến mọi mặt phát triển của xã hội. Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách ứng phó. Một trong những yêu cầu đặt ra là phải chủ động lồng ghép các vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK) phát triển của các ngành, lĩnh vực. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu đề xuất quy trình lồng ghép BĐKH vào CQK ngành tài nguyên môi trường (TNMT).

1. Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và tài nguyên môi trường

1.1 Tác động của BĐKH lên tài nguyên, môi trường

BĐKH có tác động mạnh đến tài nguyên, môi trường, trong đó nổi bật nhất là ở 4 lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước, môi trường (đặc biệt là đa dạng sinh học) và biển và hải đảo (nhất là vùng ven biển). Nước biển dâng, sự gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai… sẽ làm suy thoái tài nguyên đất do bị xâm nhập mặn, khô hạn, hoang mạc hóa, xói mòn, sạt lở, v.v…. Đối với tài nguyên nước, BĐKH làm thay đổi lượng mưa và sự phân bố mưa giữa các vùng, giữa các tháng trong năm, gây nên lũ lụt, hạn hán. Băng tuyết tan, cùng với sự thay đổi lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai như bão, lũ, El Nino, La Nina… sẽ làm thay đổi dòng chảy của các con sông. Sự dâng cao của mực nước biển sẽ làm cho nước mặt và nước ngầm vùng ven biển bị nhiễm mặn gây nên tình trạng thiếu nước ngọt. Ngoài ra, khi nguồn nước bị suy giảm thì nguy cơ ô nhiễm sẽ tăng vì khả năng tự làm sạch bị suy giảm.

Đối với môi trường, BĐKH gây tác động mạnh đến đa dạng sinh học. Nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi các vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều hệ sinh thái. Các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và nước ngọt sẽ dịch chuyển về phía cực, đồng thời cũng dịch chuyển lên cao hơn. Các loài động thực vật thích ứng với BĐKH sẽ phát triển trong khi một số loài không thích ứng được sẽ bị suy thoái dần, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển và xâm nhập của các loài ngoại lai xâm hại. BĐKH gây tác động xấu đến các hệ sinh thái đất ngập nước nội địa như sông, hồ, đầm lầy, cũng như vùng cửa sông, rạn san hô, cỏ biển... Với mực nước biển dâng cao, một số khu bảo tồn quan trọng ở các đảo hay các vùng cửa sông ven biển có thể bị thu hẹp hay biến mất.

Đối với khu vực ven biển và hải đảo, BĐKH gây tác động đến các vùng cửa sông do thay đổi chế độ thủy triều và dòng chảy. Nước biển dâng sẽ gây ra tình trạng xói lở bờ biển, tăng khả năng tổn thương do thiên tai, gây tác động xấu đến các đầm lầy ven biển và ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt. Các cảng cần được tính toán thiết kế lại, các hoạt động công, nông, ngư nghiệp ven biển có thể biến mất. Ở nước ta, đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập, gây hậu quả nghiêm trọng tới sinh kế và cuộc sống nhân dân, hàng triệu dân có thể sẽ phải di dời. Điều này làm tăng áp lực khai thác đất đai và sẽ làm gia tăng nạn phá rừng để làm nhà và trồng trọt.

 

1.2. Tác động của việc thực hiện các hoạt động quản lý tài nguyên môi trường lên khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu

a) Tác động lên khả năng thích ứng với BĐKH

Khi triển khai thực hiện các CQK quản lý TNMT, thì phần lớn các tác động này là tích cực, bởi vì, các hoạt động quản lý TNMT đều hướng tới việc quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường, do đó cũng sẽ làm tăng khả năng thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn những trường hợp do các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội mà việc quản lý tài nguyên chưa thực sự hiệu quả, công tác bảo vệ môi trường chưa được tốt, từ đó làm giảm khả năng thích ứng với BĐKH của hệ thống. Ví dụ, việc chuyển đổi đất rừng sang các mục đích khác như từ đất rừng ngập mặn sang đất nuôi trồng thủy sản, thủy điện hoặc khai thác khoáng sản… sẽ làm giảm khả năng chống chịu với các tác động của BĐKH (như triều cường, xói lở bờ biển, bão, lũ quét…) của các hệ sinh thái.

b) Tác động lên khả năng phát thải/hấp thụ khí nhà kính

Trong các lĩnh vực TNMT, sự tác động lên khả năng phát thải/hấp thụ khí nhà kính được thể hiện rõ nét nhất là trong quản lý tài nguyên đất và quản lý chất thải. Trong quản lý tài nguyên đất, việc chuyển đổi đất rừng sang các mục đích sử dụng khác làm giảm khả năng hấp thụ, đồng thời làm tăng phát thải khí nhà kính từ các hoạt động khác như công nghiệp, nông nghiệp… Bên cạnh đó, việc chuyển đổi đất canh tác nông nghiệp sang các mục đích khác cũng sẽ làm thay đổi sự phát thải. Trong quản lý chất thải, khí nhà kính sẽ được phát sinh từ các bãi chôn lấp, các cơ sở đốt chất thải rắn, các hệ thống xử lý nước thải, từ chất thải của con người, nếu công tác xử lý chất thải không được thực hiện tốt.

2. Khái niệm và kinh nghiệm về lồng ghép biến đổi khí hậu

Về khái niệm, theo nghiên cứu của Viện khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, “lồng ghép (mainstreaming) hay tích hợp (integrating) vấn đề BĐKH vào các CQK là: (i) Đưa các mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ BĐKH vào tất cả các bước của quá trình lập CQK của ngành và; (ii) Tổng hợp các tác động đến các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH trong khi tiến hành đánh giá và lập CQK của ngành” (IMHEN 2012).

Việc nghiên cứu để lồng ghép BĐKH vào quá trình hoạch định chính sách phát triển đã được thực hiện ở một số nước và bởi nhiều tổ chức quốc tế.  Rwanda đã xây dựng khung hướng dẫn lồng ghép BĐKH vào các lĩnh vực TNMT (RWANDA, 2011). Ethiopia đã tiếp cận lồng ghép các rủi ro khí hậu vào trong các chiến lược và chính sách hiện có (Oates và cộng sự, 2011). Các tổ chức quốc tế như Oxfam, CARE, USAID, UNDP, UNEP, GIZ… ở nhiều mức độ khác nhau, cũng đã đưa ra các hướng dẫn khung về lồng ghép BĐKH vào quá trình hoạch định chính sách phát triển (Oxfam 2011, CARE 2009, USAID 2009, UNDP-UNEP 2011, GIZ 2011).

Tại Việt Nam, trong khuôn khổ các dự án hỗ trợ quốc tế, một số nghiên cứu thí điểm về lồng ghép BĐKH vào các CQK phát triển đã được thực hiện tại một số tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Nghệ An,... Ngoài ra, một số hướng dẫn về lồng ghép BĐKH vào các CQK phát triển kinh tế xã hội cũng đã được nghiên cứu và được công bố (Bộ TNMT-UNDP 2012, IMHEN 2012).

Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam cho thấy việc lồng ghép BĐKH vào quá trình hoạch định chính sách phát triển đều trải qua các bước: (i) Chuẩn bị cho lồng ghép thông qua tăng cường năng lực, thể chế và các nguồn lực; (ii) Sàng lọc rủi ro khí hậu, đánh giá tính dễ bị tổn thương/đánh giá tiềm năng giảm nhẹ BĐKH; (iii) Lựa chọn các biện pháp thích ứng/giảm nhẹ; (iv) Lồng ghép các biện pháp ứng phó vào trong chính sách; (v) Thực hiện chính sách; (vi) Giám sát và đánh giá. Tuy nhiên, các hướng dẫn của quốc tế và trong nước cũng còn ở mức độ khung và chưa có các hướng dẫn cụ thể đối với việc lồng ghép BĐKH vào các CQK của ngành TNMT.

3. Đề xuất quy trình lồng ghép BĐKH vào CQK ngành TNMT

Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất quy trình lồng ghép BĐKH vào các CQK ngành TNMT gồm 5 bước với 13 hoạt động, được triển khai thực hiện song hành, lồng ghép với các bước lập CQK (Hình 1) và được giới thiệu khái quát như dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị cho việc lồng ghép.

Chuẩn bị cho việc lồng ghép gồm 3 hoạt động: (1) Thành lập Nhóm thực hiện lồng ghép; (2) Bố trí các nguồn lực cần thiết cho quá trình thực hiện và (3) Phân tích, đánh giá CQK dưới góc nhìn ứng phó với BĐKH. Cần thiết phải thu thập đầy đủ thông tin, số liệu về BĐKH (các kịch bản BĐKH; số liệu về khí tượng thủy văn, thiên tai và thiệt hại; các chính sách, chiến lược ứng phó...) cũng như các thông tin về CQK (tình hình phát triển kinh tế-xã hội; CQK ngành, lĩnh vực khác có liên quan; đánh giá tình hình thực hiện CQK giai đoạn trước; dự thảo các nội dung chính của CQK...).


Hình 1. Sơ đồ và quy trình lồng ghép BĐKH vào quá trình lập CQK

Bước 2: Xác định mối liên hệ giữa BĐKH và CQK

Bước này bao gồm các hoạt động: (3) Xác định các tác động của BĐKH lên đối tượng TNMT và (4) Xác định các tác động của việc thực hiện CQK lên khả năng ứng phó với BĐKH. Để xác định các tác động của BĐKH lên đối tượng TNMT, cần thực hiện các nhiệm vụ: (i) xác định kịch bản BĐKH và nước biển dâng; (ii) dự báo diễn biến của đối tượng TNMT trong CQK; (iii) xác định các vấn đề ưu tiên và phạm vi đánh giá; (iv) lựa chọn và phát triển các công cụ đánh giá; (v) đánh giá tác động của BĐKH lên đối tượng TNMT (bao gồm các tác động hiện tại và tương lai); (vi) đánh giá các rủi ro/thiệt hại do tác động của BĐKH; (vii) đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH; (viii) đánh giá chung về tính dễ bị tổn thương (vulnerability) của đối tượng TNMT trước các tác động của BĐKH.

Xác định các tác động của việc thực hiện CQK lên khả năng ứng phó với BĐKH bao gồm các nội dung: (i) xác định các kịch bản của BĐKH; (ii) các tác động đối với các hành động thích ứng và; (iii) các tác động làm giảm phát thải hoặc tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính.

Bước 3: Lựa chọn các biện pháp ứng phó

Trong bước này cần thực hiện các hoạt động: (6) Lựa chọn các biện pháp thích ứng và; (7) Lựa chọn các biện pháp giảm nhẹ. Việc lựa chọn các biện pháp thích ứng được triển khai thông qua các nội dung: (i) xác định nhu cầu thích ứng; (ii) xây dựng các tiêu chí để lựa chọn các giải pháp thích ứng; (iii) đề xuất các giải pháp thích ứng và; (iv) đánh giá và xếp hạng ưu tiên các giải pháp thích ứng.

Việc xác định các biện pháp giảm nhẹ cần được dựa trên các tài liệu, các kết quả nghiên cứu đã công bố như Thông báo quốc gia đệ trình cho UNFCCC, báo cáo cập nhật 2 năm một lần (BUR)... và cần được cân nhắc dựa trên các tiêu chí về tiềm năng giảm phát thải, chi phí và tính khả thi.

Bước 4: Lồng ghép các biện pháp ứng phó với BĐKH đã được lựa chọn

Các hoạt động trong bước này gồm: (8) Lồng ghép BĐKH vào các quan điểm, mục tiêu; (9) Lồng ghép BĐKH vào các nội dung, nhiệm vụ; (10) Lồng ghép BĐKH vào các giải pháp và tổ chức thực hiện của CQK và; (11) Tham vấn các bên liên quan. Yêu cầu của bước này là xem xét và lồng ghép các giải pháp ứng phó (thích ứng và giảm nhẹ) vào trong tất cả các phần của CQK (từ quan điểm, mục tiêu, nội dung dự thảo của CQK đến việc tổ chức thực hiện). Quá trình lồng ghép này được thực hiện với sự tham gia, tham vấn rộng rãi các bên liên quan.

Bước 5: Giám sát, đánh giá việc thực hiện các giải pháp ứng phó BĐKH

Các hoạt động của bước này gồm: (12) Giám sát, đánh giá việc thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH đã được lồng ghép vào CQK và; (13) Đề xuất, kiến nghị chỉnh sửa CQK. Cần giám sát, đánh giá tình hình triển khai các giải pháp ứng phó với BĐKH trong CQK, xác định các kết quả đạt được, các hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân, từ đó rút ra những kiến nghị để điều chỉnh các CQK hoặc phục vụ cho việc lồng ghép BĐKH vào CQK trong giai đoạn tiếp theo.

4. Kết luận

BĐKH đang diễn biến ngày càng phức tạp và có những tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường ở nước ta. Lồng ghép BĐKH vào các CQK của ngành là yêu cầu bắt buộc nhằm chủ động ứng phó với BĐKH. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất quy trình lồng ghép BĐKH với 5 bước và 13 hoạt động cụ thể, để các lĩnh vực, các cấp của ngành TNMT tham khảo trong quá trình xây dựng và thực hiện các CQK. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng thành công, ngoài nhận thức và sự cam kết mạnh mẽ, cần phải có sự hiểu biết sâu hơn về các công cụ, phương pháp trong việc đánh giá tác động, lựa chọn các giải pháp ứng phó mà trong khuôn khổ bài viết này không thể đề cập hết.

 

Nguyễn Trung Thắng, Nguyễn Lanh, Nguyễn Thị Thu Hà, Lưu Lê Hường
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.

(Bài viết đã được đăng tải trên Tạp chí Môi trường chuyên đề III năm 2015)


Tài liệu tham khảo

  1. Asian Disaster Preparedness Center - adpc (2010), Tài liệu kỹ thuật “Hướng dẫn lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh, các ngành tại An Giang”.
  2. Asian Disaster Preparedness Center - adpc (2010), Tài liệu kỹ thuật “Hướng dẫn lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh, các ngành tại Đồng Tháp”.
  3. Bộ TNMT, UNDP, Hướng dẫn kỹ thuật về tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển, Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2012.
  4. CARE Vietnam (2009), Mainstreaming Climate Change Adaptation: A Practioner’s Handbook, Oct. 2009.
  5. Chương trình SEMLA, Báo cáo “Biến đổi khí hậu lồng ghép vào quy hoạch sử dụng đất tại huyện Nam Đàn, Nghệ An”, 2009.
  6. GIZ, Integrating climate change adaptation into development planning, 2011.
  7. IMHEN 2012,  Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2012.
  8. Naomi Oates, Declan Conway and Roger Calow (2011), The ‘mainstreaming’ approach to climate change adaptation: insights from Ethiopia’s water sector. Overseas Development Institute (ODI), 2011.
  9. Oxfam, CCWG, DMWG (2011). Sổ tay lồng ghép giảm nhẹ rui ro thiên tai và thích ứng với BĐKH vào quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã.
  10. Rwanda Environment Management Authority (2011), Guidelines for Mainstreaming Climate Change Adaptation and Mitigation in the Environment and Natural Resources Sectors, RWANDA.
  11. UNDP-UNEP, Poverty – Environment Initiatives, Mainstreaming Climate Change Adaptation Into Development Planning: A Guide for Practitioners, UNDP-UNEP 2011.
  12. USAID 2009, Adapting to Coastal Climate Change, A Guidebook for Development Planners, 2009.

1. Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và tài nguyên môi trường

1.1. Tác động của BĐKH lên tài nguyên, môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Vai trò của chính sách tài chính đối với hoạt động xuất khẩu khoáng sản ở Việt Nam

12-4-2016

Sử dụng các chính sách tài chính để tăng cường quản lý và điều tiết hoạt động xuât khẩu khoáng sản được xem là một trong những biện pháp quan trọng mà các chính phủ thường sử dụng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay khi nhiều loại tài nguyên khoáng sản đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt thì việc sử dụng các công cụ này ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Để ứng phó với những thách thức đang đặt ra và để đảm bảo mục tiêu đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho các hoạt động kinh tế xã hội ở trong nước, trong những năm vừa qua Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh các chính sách về tài nguyên khoáng sản nói chung và chính sách tài chính nói riêng để đạt được mục tiêu này.

Tỷ phú Donald Trump trở thành ông chủ Nhà trắng nhiệm kỳ 2017-2021 sẽ tác động tới chính sách biến đổi khí hậu toàn cầu như thế nào?

17-11-2016

Kỳ 1: Tân Tổng thống Donald Trump và một số quan điểm về biến đổi khí hậu của ông Ngày 8 tháng 11 năm 2016, tỷ phú Donald Trump, ứng viên của Đảng Cộng hòa đã chiến thắng bà Hillary Clinton, ứng viên Đảng Dân chủ để trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ ( nhiệm kỳ 2017-2021). Việc ông Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử một cách kịch tính, ngoạn mục, vô tiền khoáng hậu và sẽ lãnh đạo nước Mỹ trong nhiệm kỳ tới vẫn đang là chủ đề nóng không chỉ trong giới truyền thông, người dân Mỹ mà còn là chủ đề mang tính thời sự đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm, bàn luận. Một trong những vấn đề được chú ý nhiều nhất là những quan điểm của ông Trump về biến đổi khí hậu (BĐKH) và những tác động tới chính sách BĐKH toàn cầu sau khi ông đắc cử.

Nghiên cứu đề xuất tiêu chí đánh giá tính bền vững trong khai thác, sử dụng tài nguyên sinh vật biển

22-12-2016

Vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước thách thức nghiêm trọng do các nguồn tài nguyên biển, nhất là tài nguyên sinh vật bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển gia tăng ô nhiễm, có nơi bị suy thoái đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương, quốc gia có nguồn tài nguyên biển, trong đó có Việt Nam. Bài viết này đưa ra một nội dung bàn luận nhằm đánh giá tính bền vững trong khai thác một loại tài nguyên biển, hải đảo cụ thể, đó là các tiêu chí đánh giá tài nguyên sinh vật biển, những tiêu chí này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với duy trì tính đa dạng sinh học biển nói riêng và việc thực hiện định hướng phát triển bền vững biển nói chung của mỗi vùng, mỗi quốc gia.

Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và định hướng bảo vệ môi trường Việt Nam giai đoạn 2016-2020

22-12-2016

Để tiếp tục thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững (PTBV) cho giai đoạn sau 2015, tại Hội nghị về PTBV (Rio+20), được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil vào 6/2012, LHQ đã xây dựng các mục tiêu PTBV (SDGs), dự kiến sẽ được thông qua ngày 25-27/9. Sau gần 2 năm thực hiện các đánh giá và tham vấn, tháng 7/2014, Nhóm công tác của LHQ đã đề xuất 17 Mục tiêu về PTBV (SDGs).

Lựa chọn cách ứng xử với môi trường

25-12-2016

Năm 2016 là năm ghi nhận nhiều thảm họa môi trường, điều ấy như một lời cảnh tỉnh về cách lựa chọn của chúng ta đối với việc phát triển kinh tế xã hội trong cả một giai đoạn dài. Lúc này, thay vì chỉ chú trọng vào mục tiêu tăng trưởng, Việt Nam cần hành động quyết liệt để biến những cam kết phát triển bền vững trở thành hiện thực, bắt đầu từ lựa chọn cách ứng xử với môi trường.

Nghiên cứu, đề xuất định hướng, giải pháp thực hiện các cam kết về tài nguyên và môi trường trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

21-2-2017

  Ngày 5/10/2015, sau 5 năm với 19 vòng đàm phán chính thức, Bộ trưởng Thương mại của 12 nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam đã ký thông qua Hiệp định TPP (văn bản chính thức được ký kết vào ngày 4/2/2016 tại Auckland, New Zealand). Đây là Hiệp định thương mại tự do đa phương đầu tiên đưa các nội dung về môi trường thành một chương trong các cam kết (Chương 20 với 23 Điều). Điều này khẳng định vị trí của TN&MT như một nhân tố quan trọng trong các hoạt động thương mại và những đóng góp của thương mại đối với phát triển bền vững. Mục tiêu của Chương Môi trường là thúc đẩy sự tương hỗ lẫn nhau giữa các chính sách về thương mại và môi trường; tăng cường bảo vệ môi trường ở mức độ cao hơn và thực thi hiệu quả luật pháp về môi trường; tăng cường năng lực của các Bên để giải quyết các vấn đề về môi trường liên quan đến thương mại.

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất khung bộ chỉ số giám sát, đánh giá thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam

25-2-2017

Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống, kinh tế xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,… ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người và hệ sinh thái. Nhiều giải pháp thích ứng được tính đến và thực hiện, trong đó giải pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái là giải pháp thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong các hoạt động ứng phó với BĐKH nhằm đạt được đồng lợi ích về bảo tồn ĐDSH và giảm nghèo. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái cũng chỉ ra mối quan hệ không thể tách rời giữa con người và hệ sinh thái. EBA đặc biệt liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái để cung cấp cho con người khả năng phục hồi đối với các tác động của BĐKH. Mục tiêu hướng tới của giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái là quản lý bền vững, bảo tồn và khôi phục các hệ sinh thái nhằm để cung cấp các dịch vụ sinh thái giúp người dân thích ứng với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, giảm khả năng dễ bị tổn thương và nâng cao khả năng phục hồi trước những rủi ro, tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra.

Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát chất thải nhựa trên biển

9-3-2017

Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20) đã thông qua Tuyên bố chung “Tương lai chúng ta mong muốn” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển do vấn đề chất thải nhựa trên biển gây ra. Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 25/9/2015. Chương trình nghị sự đưa ra một kế hoạch hành động gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và 169 chỉ tiêu cụ thể. Mục tiêu 11, 12 và 14 đặc biệt quan hệ mật thiết tới vấn đề rác thải nhựa trên biển, dù cả 17 mục tiêu đều ít nhiều liên quan.

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng mô hình hóa trong dự báo biến động tài nguyên và môi trường để đưa ra các phương án đề xuất, đề tài nghiên cứu mức độ cao hơn, phù hợp thực tiễn của Việt Nam

19-4-2017

Do mối quan hệ tương tác phức tạp của các yếu tố (kinh tế, xã hội và tài nguyên, môi trường) chưa được xem xét, đánh giá một cách khoa học và toàn diện nên việc xây dựng chính sách, chiến lược khả thi chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Mô hình hóa được coi là một công cụ hiệu quả, có thể giúp kiểm tra, đánh giá những tác động về kinh tế, sinh thái và môi trường của các chính sách khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, từ đó, xây dựng các phương án, đề xuất, định hướng thích hợp. Việc nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình hóa trong dự báo biến động, xu thế tài nguyên và môi trường không chỉ có ý nghĩa khoa học về phát triển công cụ dự báo mới trong trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường ở Việt Nam mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong phục vụ, hoạch định các chính sách, chiến lược hiệu quả lâu dài.

Monitoring influence of urbanization on urban thermal environment using multi-temporal LANDSAT imagery: application to Da Nang city

25-4-2017

This study illustrates urbanization in Da Nang city and its impacts on local thermal environments using remote sensing. In this study, multi-generation Landsat images from 1990, 1995, 2000, 2005, 2010 and 2014, were used to assess the city’s urban expansion and accompanied land surface temperature (LST) characteristics. Results showed that Da Nang urban expanded twice in 2014 (8,634 ha) comparing to 1990 (4,485 ha) and high temperature anomalies were closely associated with built-up and bare-soil land-covers. As consequence, areas covered by the highest LST correspondently expanded from centres of Thanh Khe, Hai Chau districts to mostly all 6 present downtown districts. The mean LST difference between the urban downtown area and the suburban area tends to increase over time, from 7.3 oC in 1990 to 11.9 oC in 2014. In the context of moving towards “a friendly environmental Da Nang city”, this  study  provides  useful  information  for  understanding  the  local  climatic  and  environment  changes  that  occurred  during  rapid urbanization.

Tổn thất và thiệt hại (Loss and Damage) do biến đổi khí hậu: Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

5-10-2018

Vấn đề tổn thất và thiệt hại (Loss and Damage) do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra đã được hình thành và phát triển qua các hội nghị các bên (COP) của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo đó, tổn thất và thiệt hại (TT&TH) lần đầu tiên được đề cập trong Kế hoạch hành động Bali ở COP 13 năm 2007, đến COP 16 (năm 2010), Hội nghị đã đưa “tổn thất và thiệt hại” thành một chương trình làm việc (work program) trong Khung khổ các hoạt động thích ứng Cancun (Cancun Adaptation Framework). Ở COP 19 năm 2013, Hội nghị đã thiết lập Cơ chế Vac-sa-va về tổn thất và thiệt hại (Warsaw International Mechanism for Loss and Damage) đồng thời đã thành lập Ủy ban về TT&TH. Gần đây nhất, Thỏa thuận lịch sử về BĐKH ở Pari, COP 21 năm 2015, cũng đã đề cập và yêu cầu “các bên tham gia (UNFCCC) phải tăng cường hiểu biết, hành động, hỗ trợ, bao gồm cả thông qua Cơ chế Vac-sa-va, trên cơ sở hợp tác, về các tổn thất và thiệt hại từ các tác động tiêu cực do BĐKH gây ra” (UNFCCC, 2015).

Bàn về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và định hướng phát triển năng lượng tái tạo

5-10-2018

  Theo báo cáo Những số liệu thống kê năng lượng chính của thế giới của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) năm 2017, lượng tiêu thụ năng lượng hóa thạch vào năm 2015 của thế giới vẫn chiếm tỷ trọng 81,4% (số còn lại là năng lượng mới hay còn gọi là năng lượng tái tạo). Năm 1973, tỷ trọng này là 86,7% (trong đó chỉ riêng dầu lửa chiếm 46,2%). Như vậy sau 42 năm, thế giới chỉ giảm được 5,3% mức tiêu thụ năng lượng hóa thạch nhờ sự tăng trưởng nhẹ của năng lượng sạch.