ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Một số đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng, thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề

Ngày đăng: 28 | 04 | 2023

Theo Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện các làng nghề phát triển đang theo hình thức tự phát. Đây được coi là nguyên nhân chính khiến tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân. Khoản 1 Điều 56 Luật BVMT năm 2020 quy định, làng nghề phải có phương án BVMT và UBND cấp xã có trách nhiệm lập, triển khai thực hiện phương án BVMT cho làng nghề trên địa bàn. Việc hoàn thiện cơ chế huy động các nguồn lực tài chính để xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là vấn đề cấp thiết hiện nay.

1. Mở đầu

    Hiện nay, các làng nghề đã và đang đem lại những lợi ích kinh tế nhất định, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân. Theo Báo cáo Hiện trạng Môi trường quốc gia được Bộ TN&MT công bố tháng 11/2021, cả nước hiện có 4.575 làng nghề, trong đó có 1.951 làng nghề được công nhận. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho BVMT làng nghề còn hạn chế. Luật BVMT năm 2020 quy định trách nhiệm lập và triển khai thực hiện phương án BVMT làng nghề thuộc UBND cấp xã nơi có làng nghề. Các cơ chế huy động nguồn lực trong xã hội cho xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề việc triển khai còn nhiều hạn chế nên nguồn lực huy động chưa đáp ứng được nhu cầu. Ngoài ra, thiếu nguồn lực đầu tư là thách thức lớn trong bối cảnh các vấn đề môi trường làng nghề ngày càng gia tăng, tích tụ ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Mặt khác, còn thiếu các cơ chế huy động nguồn lực tại chỗ cho công tác xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề. Để có được nguồn lực tài chính ổn đỉnh, cần sớm ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy công tác huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề nhằm giải quyết và xử lý các vấn đề môi trường làng nghề.

2. Vai trò của nguồn lực tài chính trong xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề

    Nguồn lực tài chính để xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề bao gồm nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước (ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương) và nguồn lực tài chính ngoài ngân sách nhà nước (vốn từ các doanh nghiệp, vốn từ cộng đồng…).

    Nguồn lực tài chính là một yếu tố đầu vào quan trọng để đạt được yêu cầu về BVMT nói chung và công tác xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề nói riêng.

    Nguồn lực tài chính được huy động sẽ hình thành nguồn vốn đầu tư cho công tác BVMT, cho phép việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị, máy móc… phục vụ, hỗ trợ cho công tác xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề.

    Nguồn lực tài chính mà chúng ta huy động được cho công tác BVMT làng nghề sẽ tạo điều kiện tiền đề, giúp nâng cao năng lực và trình độ khoa học công nghệ, để ứng dụng được công nghệ vào hoạt động sản xuất và đời sống, đáp ứng các yêu cầu về BVMT, đảm bảo mục tiêu duy trì phát triển kinh tế nhưng không gây hại quá mức đến môi trường.

    Nguồn lực tài chính huy động được từ các nguồn ngoài ngân sách có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bổ sung, hỗ trợ cho nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước các cấp.

    Nguồn lực tài chính hữu hạn vì vậy, để đáp ứng tốt cho hoạt động đầu tư, cần nâng cao hiệu quả sử dụng, đáp ứng các yêu cầu về BVMT làng nghề cần thiết phải duy trì một lực lượng tài chính ổn định và mang tính lâu dài, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

    Như vậy, có thể thấy nguồn lực tài chính đóng vai trò quan trọng đối với công tác xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề phát triển kinh tế -  xã hội, cả về chất và lượng. Nó là điều kiện cần của công tác BVMT làng nghề. Điều kiện đủ là các nguồn lực tài chính này phải được sừ dụng có hiệu quả, tiết kiệm

3. Đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề

    Thực tế hiện nay, nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho BVMT tại các làng nghề nói chung còn hạn chế. Các cơ chế huy động nguồn lực trong xã hội cho BVMT làng nghề đã có nhưng việc triển khai còn nhiều hạn chế nên nguồn lực huy động chưa đáp ứng được nhu cầu. Để tháo gỡ khó khăn và huy động hiệu quả hơn nữa các nguồn lực cho công tác BVMT tại các làng nghề, đặc biệt là công tác xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề, cần đẩy mạnh thực hiện xây dựng, hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực tài chính, như sau:

Thứ nhất, nguồn lực từ ngân sách

    Cần xây dựng khung chính sách thuế, phí… hoàn thiện chính sách BVMT; Tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách thu tiền sử dụng đất, bán, cho thuê tài sản nhà nước…; Bổ sung, hoàn thiện cơ chế phân cấp và phân chia nguồn thu giữa NSTW và NSĐP, theo hướng đảm bảo sự công bằng giữa các địa phương trong phân nhóm nguồn thu đặc biệt đối với nguồn thu từ tài nguyên và bổ sung cơ chế kiểm soát quyền lực trong thực hiện chính sách phân chia tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSTW và NSĐP hoặc giữa các cấp NSĐP đối với một số khoản thu để hạn chế tiêu cực trong quá trình thực hiện.

Thứ hai, nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức tài chính

    Hoàn thiện khung pháp lý khuyến khích, kích thích các doanh nghiệp đầu tư cho công tác BVMT thông qua sử dụng các công cụ tài chính như thuế, lãi suất, giá cả… hoặc công cụ tài chính khác (phát hành trái phiếu, vay nợ từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước…). Ngoài ra, ban hành các chính sách đẩy mạnh hợp tác quốc tế của các doanh nghiệp tại làng nghề,… với các quỹ tài chính nước ngoài nhằm tiếp cận các gói tín dụng dụng đầu tư mới hoặc thay thế dây chuyền công nghệ lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ thân thiện với môi trường.

Thứ ba, nguồn lực tài chính từ cộng đồng

    Xây dựng, ban hành một số chính sách mới nhằm huy động nguồn lực tài chính từ cộng đồng cho công tác BVMT trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, của toàn dân vào công tác thực hiện phương án BVMT làng nghề ở Việt Nam. Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trường, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác BVMT nhằm vận động người dân tham gia thực hiện phương án BVMT làng nghề; đa dạng hóa các hình thức của hoạt động tuyên truyền tạo ra phong trào tự vận động phát triển trong cộng đồng dân cư nông thôn.

Thứ tư, nguồn vốn tài trợ của các nước, các tổ chức quốc tế

    Khuyến khích và hỗ trợ các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT làng nghề và chú trọng chính sách ngoại giao kinh tế nhằm đẩy mạnh hoạt động ngoại giao kinh tế thân thiện môi trường ở cấp Chính phủ, Bộ/ngành... với các hình thức đối thoại, họp tác đa dạng để chủ động kiến tạo các chương trình hỗ trợ quốc tế liên quan đến lĩnh vực BVMT làng nghề, hỗ trợ pháp lý trong huy động và triển khai các chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và các đối tác lớn.  

Thứ năm, công khai, minh bạch trong quá trình sử dụng các nguồn lực

    Việc công khai và minh bạch quá trình sử dụng các nguồn lực cho sẽ tạo được lòng tin với cộng đồng và có ảnh hưởng lớn nhất đến sự sẵn lòng tham gia đóng góp nguồn lực để thực hiện. Để nâng cao kết quả huy động nguồn lực từ cộng đồng, cần thiết hoàn thiện các quy định, hướng dẫn từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nội dung công khai, minh bạch các nguồn lực thực hiện công tác BVMT làng nghề.

Thứ sáu, nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ cơ sở

    Nâng cao năng lực mọi mặt cho đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức huy động nguồn lực tài chính cho công tác BVMT làng nghề. Chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng vận động tuyên truyền; kỹ năng tổ chức… cho tất cả các cán bộ tham gia trực tiếp xây dựng và công tác chỉ đạo thực thi phương án BVMT làng nghề. Cần tổ chức tốt các hoạt động tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức tham quan học hỏi và phổ biến kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác thực hiện BVMT làng nghề ở các địa phương.

4. Kết luận

    Sự chuyển mình của các làng nghề đã mang lại thu nhập tốt hơn cho người dân. Song, cũng kéo theo vấn đề môi trường có tác động đến sức khỏe của người dân tại các làng nghề. Do đó, cân bằng giữa phát triển kinh tế và BVMT là một trong những nội dung trọng tâm của công tác BVMT tại các làng nghề hiện nay.  Đối với công tác xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề, bên cạnh nguồn ngân sách Trung ương, nhằm đáp ứng các yêu cầu đối với công tác BVMT làng nghề, cần thiết chú trọng công tác xây dựng, ban hành cơ chế huy động tối đa các nguồn lực sẵn có của các địa phương như nguồn từ ngân sách địa phương, nguồn vốn hỗ trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng và người dân địa phương…

Phan Thị Thu Hương, Đặng Trung Tú, Phan Thị Kim Oanh,

Vũ Đăng Tiếp, Phạm Thanh Hải, Nguyễn Quang Huy

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

(Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 11/2022)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật BVMT năm 2020.

2. Đoàn Thị Hà (2017), Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.

3. GS.TS. Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

4. TS. Đặng Trung Tú (2020), Nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình, Đề tài KHCN cấp Quốc gia thuộc chương trình KC.08/16-20, Văn phòng các chương trình trọng điểm, Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2020.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2021), Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2020.

6. Chu Thái Thành (2009), “Làng nghề và BVMT làng nghề theo hướng phát triển bền vững”, Tạp chí Cộng sản.

7. Tuấn Lương (2011), Di dời cơ sở sản xuất ô nhiễm ra khỏi làng nghề: nhiều dự án vẫn dậm chân tại chỗ, Báo Hà Nội mới, ngày 15/3/2011.

8. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Thu Hòa (2005), Tác động xã hội và môi trường của việc phát triển làng nghề, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Viện kinh tế Việt Nam.

9. Nguyễn Khắc Hoàn và Lê Thị Kim Liên, Giải pháp khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống ở Thừa Thiên - Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, tập 72B, số 3 năm 2012, trang 149-154.

10. Mai Thế Hởn (2003), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

 

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp tiếp cận mô hình kinh tế tuần hoàn để giảm thiểu chất thải

4-5-2023

   Tiếp cận mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) dựa vào lợi ích kinh tế để giải quyết ba vấn đề chính đối với chất thải, đó là: (i) Giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên đầu vào; (ii) kéo dài vòng đời sản phẩm; (iii) giảm thiểu tối đa chất thải ra môi trường. Như vậy, đối với chất thải nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là những ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu thô từ tài nguyên thiên nhiên đầu vào và thải trực tiếp ra môi trường theo mô hình kinh tế tuyến tính (KTTT) (line economy-LE) trước đây chuyển sang mô hình KTTH (circular economy-CE) sẽ đạt hiệu quả cao không chỉ về kinh tế mà còn BVMT thông qua giảm khai thác tài nguyên đầu vào và hạn chế tối đa chất thải ra môi trường. Tuy nhiên, để chuyển đổi từ mô hình KTTT sang mô hình KTTH, bên cạnh những thuận lợi, doanh nghiệp (DN) sẽ gặp những khó khăn nhất định.

Các vấn đề môi trường của Việt Nam trong bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2022

8-5-2023

Trong kết quả công bố Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu (Global Innovation Index, gọi tắt là GII) năm 2022, Việt Nam xếp hạng 48/132 quốc gia và được ghi nhận trong nhóm các quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ. Tuy nhiên, kết quả xếp hạng các vấn đề về môi trường trong GII lại xếp trong nhóm các quốc gia đạt kết quả thấp so với trình độ phát triển của đất nước. Bài viết này phân tích phương pháp tính toán và kết quả đánh giá của GII cho Việt Nam về các vấn đề môi trường. Từ đó nhằm đưa ra một số đề xuất để cải thiện chỉ số trong thời gian tới.

Khung pháp lý thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh trong pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam

10-5-2023

 Phát triển thị trường tín dụng xanh (TDX), trái phiếu xanh (TPX) đang là xu hướng nổi lên mạnh mẽ ở phạm vi toàn cầu, với sự tham gia ngày càng nhiều các quốc gia phát triển cũng như tổ chức tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)... [1] Hai kênh huy động vốn này đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là các mục tiêu về môi trường, khí hậu.

Áp dụng các công cụ hỗ trợ phân tích đánh đổi trong xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường

11-5-2023

 Trong bối cảnh hiện nay, khi những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bài toán đặt ra đối với mỗi một quốc gia là cần có những quyết định phù hợp, bảo đảm yêu cầu về phát triển bền vững. Đối mặt với những thách thức đó, trong quá trình lập quy hoạch, việc tìm kiếm một giải pháp tối ưu tuyệt đối là không thực tế, đặc biệt là khi các tiêu chí về ưu tiên kinh tế hay môi trường có sự mâu thuẫn với nhau.

Kinh nghiệm quốc tế về thống kê giá trị của tài nguyên đất vào hệ thống tài khoản quốc gia và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

12-5-2023

Bài viết trình bày kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới xây dựng khung hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường (EEA) cho những loại tài nguyên chính, trong đó có đất đai nhằm thống kê đầy đủ các giá trị của đất về mặt không gian, chất lượng và giá trị về mặt tiền tệ. Từ đó, bài báo cũng đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam về thống kê giá trị của tài nguyên đất vào hệ thống tài khoản quốc gia (SNA).

Một số vấn đề lý luận về xây dựng định hướng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành tài nguyên và môi trường của Việt Nam

15-5-2023

Việt Nam vừa ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. Trước khi ban hành Chiến lược, việc tổng kết và đánh giá kết quả Chiến lược khoa học và công nghệ giai đoạn trước được thực hiện và rút kinh nghiệm, đồng thời đưa ra định hướng cho giai đoạn tiếp theo. Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia vừa là định hướng vừa là tổng hợp từ các chiến lược khoa học và công nghệ ngành, lĩnh vực. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang tiến hành tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011-2020 và xây dựng định hướng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của ngành giai đoạn 2021-2030.

Đề xuất Bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của việc sử dụng đất ven biển theo hướng phát triển bền vững

16-5-2023

Trên thế giới, bền vững môi trường ngày càng được chú trọng trong chính sách phát triển của các nước. Các mục tiêu bền vững chỉ đạt được khi có những chính sách phát triển phù hợp và việc thực hiện hiệu quả các chính sách quản lý môi trường và tài nguyên. Tuy nhiên công tác hoạch định chính sách, đánh giá hiệu quả thực hiện các chính sách này trong phạm vi một quốc gia, hay so sánh trong khu vực, hay hẹp hơn như so sánh giữa các vùng, tỉnh trong một quốc gia, đòi hỏi cách thức tiếp cận khoa học, có căn cứ, là vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách, các cấp quản lý gặp khó khăn.

Thực trạng và chính sách phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực rác thải điện tử

19-5-2023

Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đi cùng với sự đổi mới sáng tạo công nghệ đã khiến việc sản xuất các thiết bị điện, điện tử phát triển mạnh mẽ. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội giúp cho đời sống người dân ngày càng được cải thiện, tầng lớp trung lưu, thượng lưu cũng gia tăng dẫn đến nhu cầu thay đổi các sản phẩm điện, điện tử ngày càng lớn. Điều này dẫn đến tuổi đời ngày càng ngắn của các sản phẩm điện, điện tử, có nghĩa là có nhiều rác thải điện tử được sinh ra hơn trong nền văn hóa “nâng cấp và thải bỏ” ngày nay. Việt Nam cũng không ngoại lệ khi mà lượng rác thải điện tử trong nước ngày càng tăng nhanh tạo ra những áp lực đối với công tác xử lý loại chất thải đặc thù này. Luật BVMT năm 2020 đã đưa ra những quy định về phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH), về trách nhiệm tái chế, xử lý các sản phẩm thải bỏ trong đó có rác thải điện tử. Bài viết sau đây tổng quan thực trạng về rác thải điện tử ở Việt Nam, đánh giá các khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý từ đó đưa ra các đề xuất để thúc đẩy phát triển mô hình KTTH trong lĩnh vực rác thải điện tử.

Huy động nguồn lực thực hiện NDC: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

19-5-2023

Biến đổi khí hậu (BĐKH) trở thành thách thức chung của toàn nhân loại. Nỗ lực để hạn chế các nguyên nhân gây ra BĐKH là trách nhiệm của mỗi quốc gia, lĩnh vực và cá nhân. Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực để chủ động ứng phó với BĐKH thông qua việc triển khai đồng thời hoạt động thích ứng, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK). Quyết tâm, cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế chống lại BĐKH được thể hiện thông qua Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật năm 2020 và đệ trình Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC).

Thực trạng và chính sách thu hút đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân vào lĩnh vực xử lý nước thải ở Việt Nam

19-5-2023

Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Với những thay đổi thể chế, chính sách đã tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển. Tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII năm 2017 đã chỉ rõ quan điểm “Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, cấp thiết, lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta".

Tình hình thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển bền vững về môi trường ở Việt Nam

22-5-2023

Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (PTBV), được tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua vào năm 2015, kêu gọi sự chung tay hành động xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo đến năm 2030 tất cả cư dân toàn cầu đều được hưởng hòa bình và thịnh vượng. Chương trình đưa ra 17 mục tiêu PTBV (SDG), 169 mục tiêu cụ thể, định hướng phương thức thực hiện, các quan hệ đối tác toàn cầu và các hành động triển khai.

Một số cơ sở lý luận về thiết lập tài khoản đại dương

23-5-2023

Đại dương là nguồn sinh kế quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), góp phần điều hòa khí hậu và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững SDG14 (Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững) của các nước trên thế giới.