TIN TỨC-SỰ KIỆN

Điều kiện cần và đủ để phát triển nhựa tái chế

5-1-2025

Chất lượng các sản phẩm nhựa tái chế của Việt Nam ngày càng được khẳng định, và đã xuất khẩu sang nhiều thị trường “khó tính” nhất thế giới. Tuy nhiên, các sản phẩm này lại đang bị “thua” trên chính “sân nhà” do người tiêu dùng trong nước vẫn còn e dè và nghi nghờ về chất lượng các sản phẩm này. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, thế giới thải ra hơn 300 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, trong đó 79% nằm vất vưởng ở các bãi rác hoặc ngoài môi trường tự nhiên, 12% bị đốt và chỉ có 9% được tái chế. Mỗi phút có khoảng 1 triệu chai nhựa và 5.000 tỷ túi ni-lông được tiêu thụ. Thực trạng đáng lo ngại này gióng hồi chuông cảnh báo về tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa ngày càng nghiêm trọng, đe dọa môi trường sống của chính con người. Tại Việt Nam, theo thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, trong đó 0,28 - 0,73 triệu tấn bị thải ra biển. Bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi nilon. Tuy nhiên, việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế, 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.

Chính sách liên quan đến tài nguyên môi trường có hiệu lực từ đầu năm 2025

5-1-2025

Ngay trong những ngày đầu năm 2025, các quy định liên quan đến trách nhiệm tái chế với sản phẩm điện – điện tử, phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, thủ tục khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải sẽ bắt đầu có hiệu lực.Trách nhiệm tái chế sản phẩm điện – điện tửTheo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, từ ngày 1/1/2025, các nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm điện – điện tử phải thực hiện trách nhiệm tái chế.Các sản phẩm điện – điện tử bao gồm: tủ lạnh, tủ đông, thiết bị tự động cung cấp sản phẩm đông lạnh, máy bán hàng tự động; điều hoà không khí cố định, di động; máy tính bảng, máy tính xách tay; ti vi và màn hình máy tính, các loại màn hình khác; bóng đèn compact; bóng đèn huỳnh quang; bếp điện, bếp từ, bếp hồng ngoại, lò nướng, lò vi sóng; máy giặt, máy sấy; máy ảnh, máy quay phim; thiết bị âm thanh (loa, amply); máy tính để bàn; máy in, photocopy; điện thoại di động; tấm quang năng.Tuy nhiên, nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm điện – điện tử sẽ không phải thực hiện trách nhiệm tái chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Sản xuất sản phẩm, bao bì để xuất khẩu; Tạm nhập, tái xuất sản phẩm, bao bì; Sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm (không vì mục đích thương mại);  Nhà sản xuất bao bì có doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của năm trước dưới 30 tỷ đồng; Nhà nhập khẩu bao bì có tổng giá trị nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan) của năm trước dưới 20 tỷ đồng.

Hội thảo Khoa học – Thực tiễn về “Xây dựng, phát triển thị trường carbon – tạo động lực phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam”

31-12-2024

Ngày 30/12/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Viện Tư vấn Công nghệ và đào tạo Toàn Cầu tổ chức Hội thảo Khoa học – Thực tiễn về “Xây dựng, phát triển thị trường carbon – tạo động lực phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam”. Mục tiêu của Hội thảo là giới thiệu các khái niệm cơ bản về thị trường carbon, cơ chế giao dịch phát thải và tín chỉ carbon, làm rõ tầm quan trọng của thị trường carbon trong việc giảm phát thải khí nhà kính và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời, đề xuất giải pháp về kỹ thuật, tài chính, và quản lý để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam phát triển minh bạch và hiệu quả. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã đến dự và chủ trì Hội thảo. Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều cán bộ quản lý, nhà khoa học, chuyên gia. Thị trường carbon là một công cụ kinh tế quan trọng nhằm giảm phát thải khí nhà kính (KNK) và thúc đẩy phát triển bền vững. Thông qua cơ chế mua bán hạn ngạch phát thải, các doanh nghiệp và tổ chức có thể tối ưu hóa chi phí giảm phát thải, đồng thời khuyến khích các hoạt động đầu tư vào công nghệ sạch và năng lượng tái tạo. Trên thế giới, thị trường carbon đã phát triển mạnh mẽ với hai hình thức chính: thị trường giao dịch phát thải (ETS) và thị trường tín chỉ carbon tự nguyện.

Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ đặc thù “Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường và phát triển bền vững đến năm 2030”

31-12-2024

Ngày 31/12/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ đặc thù “Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường và phát triển bền vững đến năm 2030”. Đây là nhiệm vụ hằng năm Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường thực hiện báo cáo về tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của ngành tài nguyên môi trường đến năm 2030 để Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp. Mục tiêu là để đảm bảo nguồn dữ liệu, thông tin được cập nhật đầy đủ, thường xuyên; việc xác định kịp thời các khó khăn, vướng mắc là hết sức cần thiết; từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục phù hợp trong việc thực hiện SDGs. Thực hiện cam kết của Việt Nam, ngày 10 tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu và 115 mục tiêu cụ thể (VSDGs) tương ứng với các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu. Các mục tiêu trong Quyết định 622/QĐ-TTg được xây dựng dựa trên việc rà soát 17 mục tiêu với 169 mục tiêu cụ thể toàn cầu và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, khả năng thực hiện của Việt Nam. Mỗi mục tiêu trong Quyết định trên tùy tính chất, nội dung sẽ bao gồm từ một đến nhiều nhiệm vụ cụ thể được phân công cho các bộ, ngành chủ trì thực hiện. Trong 115 mục tiêu cụ thể với 151 nhiệm vụ thực hiện thì Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì 17 nhiệm vụ và phối hợp thực hiện 54 nhiệm vụ.

Hội thảo tham vấn “Hướng dẫn kỹ thuật lồng ghép giới trong kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu cấp tỉnh ở Việt Nam”

24-12-2024

Ngày 23/12/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) phối hợp với Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ tại Việt Nam (UN Women Việt Nam) tổ chức Hội thảo tham vấn “Hướng dẫn kỹ thuật lồng ghép giới trong kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu cấp tỉnh ở Việt Nam” do Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung chủ trì. Hội thảo còn có sự tham gia của bà Lương Như Oanh, cán bộ chương trình, đại diện UN Women Việt Nam. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ hoạt động “Xây dựng và hỗ trợ thực hiện hướng dẫn kỹ thuật về lồng ghép giới trong các chương trình/dự án/kế hoạch biến đổi khí hậu cấp trung ương và cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm hỗ trợ địa phương hóa và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới nêu trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu” với mục tiêu: (1) cải thiện kết quả và tác động của các chương trình/dự án/kế hoạch về biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với cuộc sống của phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương ở Việt Nam; (2) tăng cường năng lực cho các bên liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam, thông qua xây dựng và hỗ trợ thực hiện lồng ghép giới trong các chương trình/dự án/kế hoạch về BĐKH. Hiện nay, đã có một số tài liệu hướng dẫn lồng ghép giới trong Chiến lược và Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH cũng như cho các dự án về BĐKH nhưng vẫn còn thiếu tài liệu hướng dẫn cụ thể về lồng ghép giới trong Kế hoạch ứng phó với BĐKH cấp tỉnh. Hội thảo thành công tốt đẹp thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị quản lý, chuyên gia, nhà khoa học từ các tổ chức trong nước và phi chính phủ.

Hội thảo công bố khởi động và tham vấn kỹ thuật Dự án “Quản lý tổng hợp cảnh quan bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long”

22-12-2024

Ngày 20/12/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức Hội thảo công bố khởi động và tham vấn kỹ thuật Dự án “Quản lý tổng hợp cảnh quan bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua tổ chức Lượng thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO). Để góp phần thúc đẩy phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng thuận thiên, dựa vào tự nhiên dựa trên tiếp cận quản lý cảnh quan tổng hợp, ISPONRE được giao chủ trì phối hợp với FAO tại Việt Nam hoàn thiện văn kiện Dự án. Dự án có thời gian thực hiện trong 5 năm (2024-2028) với mục tiêu chung “Hỗ trợ chuyển đổi vùng sản xuất lúa gạo chủ đạo ở vùng ĐBSCL sang mô hình sản xuất và quản lý tổng hợp cảnh quản quan bền vững, thích ứng và có khả năng chống chịu với BĐKH nhằm mang lại các lợi ích về môi trường và xã hội”. Trong dự án này sở ban ngành của 05 tỉnh gồm An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng và Vĩnh Long cũng như các tổ chức, chuyên gia và nhà khoa học đã cung cấp thông tin, số liệu và đóng góp ý kiến đối với văn kiện dự án, đặc biệt là cách tiếp cận thực hiện. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng ISPONRE kiêm Giám đốc Ban Quản lý Dự án chủ trì Hội thảo. Hội thảo còn có sự tham gia của TS. Rémi Nono Womdim, Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam; TS. Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cùng các cán bộ, chuyên gia thực hiện.

Vượt mức 1 tỷ USD, xuất khẩu hồ tiêu kỳ vọng lập kỷ lục 1,3 tỷ USD năm 2024

19-12-2024

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam đã giành lại được mốc 1 tỷ USD sau 10 năm với kim ngạch đạt 1,11 tỷ USD trong 10 tháng năm 2024, và dự báo sẽ lập mốc kỷ lục mới 1,3 tỷ USD trong năm 2024.

Nhiều cơ hội cho hồ tiêu Việt vào thị trường Halal

19-12-2024

Với bước chuyển mình vào thị trường Halal đầy tiềm năng sẽ hứa hẹn mở ra cơ hội lớn cho ngành hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới.

Giá tiêu hôm nay 10/12: Kim ngạch xuất khẩu tiêu năm nay ở mức cao kỷ lục

18-12-2024

Lượng tiêu xuất khẩu 11 tháng qua giảm 3,5%, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 46,9%. Giá xuất khẩu tăng giúp tổng kim ngạch xuất khẩu tiêu 11 tháng đạt 1 tỷ 217,6 triệu USD. Như vậy con số xuất khẩu 1,4 tỷ cho cả năm 2024 nhiều khả năng không đạt được, nhưng đây cũng là kỷ lục trong nhiều năm qua.

Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc thông qua thương mại điện tử rất lớn

18-12-2024

Các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo và giày dép có tiềm năng rất lớn trên thị trường Trung Quốc...

Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá, đề xuất công cụ, quy trình đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong nền kinh tế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045”

16-12-2024

Ngày 11/12/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá, đề xuất công cụ, quy trình đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong nền kinh tế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045”. Mục tiêu của nhiệm vụ là đề xuất được công cụ, quy trình đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong nền kinh tế phục vụ thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045. Mục tiêu cụ thể là xây dựng được bộ công cụ, quy trình đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên đồng bộ nhằm hỗ trợ thúc đẩy mục tiêu quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực trong nền kinh tế giai đoạn thực hiện nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Đề xuất ứng dụng và giải pháp về chính sách để thực hiện đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực tài nguyên thiên nhiên phục vụ hướng dẫn thi hành Điều 147 của Luật Bảo vệ môi trường về khai thác, sử dụng và phát triển vốn tự nhiên; các quy định về sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong hệ thống pháp luật hiện hành có liên quan; Xây dựng được bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, dự thảo Thông tư hướng dẫn về đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong nền kinh tế.

Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ “Điều tra, khảo sát và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020”

16-12-2024

Ngày 13/12/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ “Điều tra, khảo sát và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020”. Mục tiêu của nhiệm vụ là đánh giá được thực trạng về hệ thống đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của Việt Nam và xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật ĐMC đối với chiến lược, quy hoạch theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược nhằm thực thi có hiệu quả các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Luật BVMT quy định nội dung của báo cáo ĐMC nhằm đảm bảo tính khoa học, đồng thời cũng là những hướng dẫn cụ thể cho việc xây dựng một báo cáo ĐMC có chất lượng đáp ứng yêu cầu. Hiện nay nhiều văn bản pháp lý mới ban hành đề cập đến các khía cạnh khác nhau về bảo vệ và quản lý môi trường. Các luật và quy định mới đều đưa ra các điều khoản điều chỉnh cụ thể ĐMC, coi đây là một yêu cầu bắt buộc đối trong công tác lập quy hoạch của các ngành tại Việt Nam. Các văn bản này cũng tạo cơ sở pháp lý theo đó các kế hoạch, hành động tác động đến chất lượng môi trường hoặc công tác quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên phải tuân thủ đầy đủ.