TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ưu tiên cao nhất ứng cứu người, sơ tán người dân ra khỏi khu vực bị sự cố chất thải

10-2-2025

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và phục hồi môi trường sau sự cố chất thải. Dự thảo nêu rõ nguyên tắc ứng phó sự cố chất thải là ưu tiên cao nhất việc ứng cứu người, sơ tán người dân, di dời tài sản ra khỏi khu vực bị sự cố chất thải. Thực hiện các biện pháp cô lập, giới hạn phạm vi, đối tượng và mức độ tác động; thực hiện khẩn cấp các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, sinh vật và môi trường.

Tăng diện tích không gian xanh công cộng, góp phần nâng cao chất lượng môi trường đô thị

10-2-2025

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Nghị định về quản lý cây xanh, công viên đô thị nhằm tăng diện tích không gian xanh công cộng đô thị, góp phần nâng cao chất lượng môi trường đô thị và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Theo Bộ Xây dựng, mục đích xây dựng dự thảo Nghị định nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về cây xanh, công viên công cộng đô thị. Đồng thời, hoàn thiện cơ sở pháp lý điều chỉnh các hoạt động liên quan đến quản lý phát triển cây xanh và công viên công cộng đô thị; bảo đảm phân định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể có hoạt động liên quan đến quản lý phát triển cây xanh và công viên công cộng đô thị. Nâng cao khả năng huy động các nguồn lực tham gia vào đầu tư phát triển cây xanh, công viên công cộng đô thị nhằm tăng diện tích không gian xanh công cộng đô thị, góp phần nâng cao chất lượng môi trường đô thị và chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Quản lý tài nguyên nước: Những hạt giống nảy mầm từ quyết sách

4-2-2025

Tài nguyên nước là nền tảng của sự sống, là động lực phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nghịch lý về tài nguyên nước: “Quá thừa, quá thiếu, quá bẩn”. Hiện tượng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và sự phát triển bền vững của quốc gia. Trước bối cảnh đó, việc xây dựng và hoàn thiện các Quy hoạch tài nguyên nước trên lưu vực sông là bước đi mang tính chiến lược, đặt nền tảng pháp lý quan trọng, là gốc rễ cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Kể từ khi Luật Tài nguyên nước 1998 được ban hành, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Đây là dấu mốc nền tảng, đặt nền móng pháp lý cho việc bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước một cách bền vững. Luật Tài nguyên nước 1998 không chỉ thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng mà còn phản ánh chiến lược phát triển đất nước có liên quan đến tài nguyên nước. Lần đầu tiên, các nguyên tắc hiện đại về quản lý tổng hợp tài nguyên nước được đưa vào hệ thống pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế.

THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỖ ĐỨC DUY

4-2-2025

Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Ất Tỵ 2025, thay mặt Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đã thân ái gửi đến các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tài nguyên và Môi trường lời thăm hỏi thân tình cùng lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất

Giải phóng nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội

4-2-2025

Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024 bước đầu đã đi vào cuộc sống, góp phần vào việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Do đó, việc kịp thời ban hành văn bản quy định chi tiết để đồng bộ thi hành là nhiệm vụ có vai trò quyết định để đưa các chính sách đổi mới này vào cuộc sống.Sau gần 3 năm tổng kết thi hành, xây dựng Dự thảo, lấy ý kiến nhân dân và các cơ quan, tổ chức trên toàn quốc; trải qua quá trình phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, từ sớm, từ xa, với nỗ lực và quyết tâm rất cao của các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội, bộ ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức hữu quan; huy động mọi nguồn lực với tinh thần thực sự cầu thị, lắng nghe, dân chủ; tranh thủ tối đa trí tuệ, đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và nhân dân cả nước, Luật Đất đai đã được hoàn thiện và được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 ngày 18/1/2024.

Triển khai công tác đầu năm 2025

4-2-2025

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân của những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, sáng ngày 03/02/2025, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTN&MT) đã tổ chức buổi gặp mặt đầu Xuân - triển khai công tác năm 2025. Đây là hoạt động thường niên được Viện tổ chức nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống, giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến Xuân về, đồng thời cũng là dịp để toàn thể viên chức, người lao động gặp gỡ, giao lưu, bày tỏ tình cảm, cùng nhau chúc những lời chức tốt đẹp nhân dịp đầu năm mới, trao đổi phương hướng nhiệm vụ trong năm tới. Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí trong Chi bộ, Lãnh đạo Viện, Công đoàn và toàn thể các cán bộ, viên chức và người lao động của Viện. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Viện trưởng - PGS.TS Nguyễn Đình Thọ gửi lời chúc mừng năm mới mạnh khỏe, an khang, hạnh phúc và thành công tới mọi người cùng gia đình, chúc cho Viện CLCSTN&MT trong năm Ất Tỵ 2025 phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm 2025. Điểm laị một số thành tựu nổi bật Viện đã đạt được trong năm vừa qua, Viện trưởng biểu dương và ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của toàn bộ cán bộ, viên chức và người lao động trong toàn Viện.

Phát huy tính dân chủ, đoàn kết, thống nhất, đồng lòng, xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh

23-1-2025

Ngày 16/1/2025, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT cùng với Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức Hội nghị viên chức và người lao động năm 2025. Tham dự Hội nghị có PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng; ông Nguyễn Ngọc Tú, Chánh Văn phòng - Chủ tịch Công đoàn; các Phó Viện trưởng: Nguyễn Trung Thắng, Mai Thanh Dung, Nguyễn Minh Trung cùng toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động của Viện. Mục tiêu của Hội nghị nhằm phát huy quyền làm chủ của viên chức, người lao động trong Viện và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong các hoạt động của Viện; phát huy tính dân chủ trong việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm 2024 và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025. Với tinh thần gọn nhẹ, nghiêm túc, thẳng thắn, dân chủ, đoàn kết, thiết thực, cùng với sự thống nhất trong toàn đơn vị, Hội nghị đã diễn ra thành công tốt đẹp. 

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

23-1-2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 23/1/2025 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 (Kế hoạch). Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch nhằm hình thành hệ thống cơ cấu sản xuất, tiêu dùng bền vững, sử dụng hiệu quả giá trị tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa nguyên liệu, vật liệu đã qua sử dụng, hạn chế chất thải phát sinh và giảm tác động xấu đến môi trường; phát triển mạnh các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, kinh doanh; tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động; phát triển các thực hành tốt, tạo dựng văn hóa và lối sống xanh, thúc đẩy tạo việc làm xanh và phát triển chuỗi giá trị mới trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn.

Hoàn thiện chính sách, khơi thông nguồn lực tài nguyên khoáng sản

16-1-2025

Năm 2024, Ngành Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã tổ chức thực hiện và hoàn thành khối lượng công việc rất lớn góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia. Bước sang năm 2025, ngành tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thi hành Luật Địa chất và Khoáng sản đồng bộ, hiệu quả, đồng thời tiếp tục triển khai và hoàn thiện các đề án địa chất quan trọng được Chính phủ giao. Theo báo cáo tổng kết của lĩnh vực địa chất và khoáng sản, năm 2024, với mục tiêu tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về địa chất, khoáng sản, Ngành Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã nỗ lực hoàn thiện xuất sắc việc xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV góp phần khơi thông nguồn lực địa chất và khoáng sản, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Cùng với việc hoàn thiện Luật Địa chất và Khoáng sản, 2 đơn vị cũng tập trung xây dựng 8 Thông tư, 23 tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, 6 định mức kinh tế kỹ thuật.

Hội thảo Thúc đẩy Tái chế Chất thải Điện tử tại Việt Nam

16-1-2025

Ngày 15/1/2025, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) phối hợp với Bộ Môi trường Nhật Bản (MOEJ) tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Tái chế Chất thải Điện tử tại Việt Nam. Hội thảo ông Mai Thanh Dung - Phó Viện trưởng ISPONRE chủ trì. Hội thảo có sự tham gia của đại diện nhà quản lý, chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp và đại diện các tổ chức trong nước và quốc tế. Thúc đẩy tái chế chất thải điện tử là một trong các hoạt động nằm trong khuôn khổ hợp tác đối thoại chính sách về môi trường giữa Việt Nam và Nhật Bản. ISPONRE đã phối hợp Bộ Tài nguyên và môi trường Nhật Bản thực hiện nhiều hoạt động về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải điện tử như Xây dựng sổ tay tham khảo về tái chế chất thải điện tử. Những nghiên cứu này không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho hoạt động quản lý bền vững, ngành công nghiệp tái chế chất thải điện tử tại Việt Nam mà còn hỗ trợ việc xây dựng chính sách phù hợp với định hướng của Chính phủ về chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025

16-1-2025

Ngày 15/1/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đã đến dự chủ trì Hội nghị. Báo cáo tại Hội nghị, Phó Viện trưởng Nguyễn Trung cho biết, trong năm 2024, với nỗ lực lớn của tập thể Lãnh đạo, viên chức, người lao động, các nhiệm vụ của Viện đã được triển khai cơ bản đáp ứng tiến độ, chất lượng Những tháng cuối năm 2024, Viện đã thống nhất phương án hợp nhất các với mục tiêu tiếp tục hoàn thiện, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và kiện toàn cơ cấu tổ chức của các cơ quan, tổ chức, đơn vị bảo đảm tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau khi hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường  (Bộ TN&MT) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) theo chủ trương của Trung ương, bảo đảm phát huy đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của Bộ mới sau hợp nhất. Viện đã hoàn thành việc xây dựng Đề án vị trí việc làm trình Bộ phê duyệt; hoàn thành phương án hợp nhất Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường và Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Thứ trưởng Trần Quý Kiên xem xét, chỉ đạo trước khi trình Bộ xem xét, phê duyệt.