TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đào tạo kiểm kê khí nhà kính cho doanh nghiệp

Ngày đăng: 10 | 02 | 2025

Mới đây, các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đã tham gia khóa đào tạo về kiểm kê khí nhà kính tại Hà Nội,. Sự kiện do Ngân hàng MUFG (Nhật Bản) hỗ trợ tổ chức, đã thu hút 118 học viên, bao gồm đại diện từ các doanh nghiệp, nhà quản lý và cá nhân quan tâm đến các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững. Chương trình nhằm cung cấp cho học viên kiến thức toàn diện từ cơ bản đến chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến kiểm kê khí nhà kính. Các đơn vị tham gia tập huấn bao gồm: Hiệp hội Xi măng Việt Nam, Hoa Sen, Vinamilk, FPT, Vietmap, Creattua, Pan Group, Treco, KPEG, Goshi Thang Long Auto Parts, Koyu Textile Vietnam, Dynapac, Bridgestone Tire Manufacturing Vietnam, Nissei Eco Vietnam, Honda Vietnam, Aiden Vietnam, Inoac Vietnam, Matsuo Industries Vietnam, Seaps Vietnam Company, Daiwa Plastics Thanglong, JFE Shoji Steel Haiphong, Nitto Denko Vietnam, Nidec Vietnam Corporation, Nidec Powertrain Systems, Tsukuba Diecasting Vietnam, YKK Vietnam, Mabuchi Motor Danang, AGC Chemicals Vietnam, Fujikura Electronics Vietnam, Interfood, Kirin Vietnam, Obayashi Vietnam Corporation, CSB Energy Technology, Fujikin Vietnam, Yazaki EDS Vietnam, Sumitomo Corp cùng nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khác.

z6241313879854 1021085539ee487a8cfdf70510b48dc0
Các đại biểu tham gia khóa đào tạo

Chương trình hướng đến việc nâng cao năng lực thực hành cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, giúp họ tham gia hiệu quả vào các sáng kiến bảo vệ môi trường. “Doanh nghiệp cần hiểu rõ trách nhiệm đóng góp vào thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam và quốc tế. Mặt khác, giảm phát thải khí nhà kính cũng là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp tận dụng các cơ hội tài chính khí hậu, đồng thời đáp ứng các yêu cầu pháp luật và tiêu chuẩn môi trường ngày càng khắt khe hơn của Việt Nam” – ông Nguyễn Đình Thọ nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách, Tài nguyên và Môi trường – giảng viên khóa tập huấn, nội dung đào tạo bao gồm các khía cạnh như đo lường, báo cáo, thẩm định và các phương pháp kiểm kê, đồng thời hướng dẫn lập kế hoạch giảm phát thải hiệu quả. Học viên được đào tạo kỹ lưỡng về các loại khí nhà kính, cơ chế hiệu ứng nhà kính cùng với các tác động đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Chương trình cũng cung cấp các công cụ và phương pháp kiểm kê khí nhà kính, lập kế hoạch giảm phát thải carbon và xây dựng các dự án giảm phát thải, tạo điều kiện để cá nhân và tổ chức tham gia vào thị trường carbon tự nguyện trong nước.

Trên cơ sở nâng cao nhận thức về quy định quản lý khí nhà kính tại Việt Nam và phát triển thị trường carbon tự nguyện, doanh nghiệp sẽ đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy các sáng kiến hướng đến mục tiêu Net-Zero và phát triển bền vững của Việt Nam.

Theo baotainguyenmoitruong.vn

NỘI DUNG KHÁC

Nhà khoa học có được phép lập doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu?

10-2-2025

Một trong những điểm mới quan trọng của dự án Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo là việc bổ sung quy định cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong tổ chức KH&CN công lập được tham gia thành lập, điều hành doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do tổ chức KH&CN mà mình là thành viên tạo ra. Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Điều này không chỉ giúp các sản phẩm KH&CN trở thành hàng hóa mà còn góp phần đưa KH&CN trở thành động lực tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, do các chính sách được xây dựng và ban hành ở các thời điểm khác nhau, nhiều "điểm nghẽn" về chính sách đã xuất hiện, dẫn đến số lượng các kết quả nghiên cứu và tài sản trí tuệ được thương mại hóa và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh còn khiêm tốn. Vẫn còn tồn tại nghịch lý là doanh nghiệp cần công nghệ; viện, trường có kết quả nghiên cứu tốt nhưng không triển khai được vì có sự khác biệt trong các quy định của Luật KH&CN, Luật quản lý, sử dụng tài sản công, Luật công chức viên chức, Luật Sở hữu trí tuệ…

Ưu tiên cao nhất ứng cứu người, sơ tán người dân ra khỏi khu vực bị sự cố chất thải

10-2-2025

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và phục hồi môi trường sau sự cố chất thải. Dự thảo nêu rõ nguyên tắc ứng phó sự cố chất thải là ưu tiên cao nhất việc ứng cứu người, sơ tán người dân, di dời tài sản ra khỏi khu vực bị sự cố chất thải. Thực hiện các biện pháp cô lập, giới hạn phạm vi, đối tượng và mức độ tác động; thực hiện khẩn cấp các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, sinh vật và môi trường.

Tăng diện tích không gian xanh công cộng, góp phần nâng cao chất lượng môi trường đô thị

10-2-2025

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Nghị định về quản lý cây xanh, công viên đô thị nhằm tăng diện tích không gian xanh công cộng đô thị, góp phần nâng cao chất lượng môi trường đô thị và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Theo Bộ Xây dựng, mục đích xây dựng dự thảo Nghị định nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về cây xanh, công viên công cộng đô thị. Đồng thời, hoàn thiện cơ sở pháp lý điều chỉnh các hoạt động liên quan đến quản lý phát triển cây xanh và công viên công cộng đô thị; bảo đảm phân định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể có hoạt động liên quan đến quản lý phát triển cây xanh và công viên công cộng đô thị. Nâng cao khả năng huy động các nguồn lực tham gia vào đầu tư phát triển cây xanh, công viên công cộng đô thị nhằm tăng diện tích không gian xanh công cộng đô thị, góp phần nâng cao chất lượng môi trường đô thị và chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Suy thoái đất toàn cầu và những vấn đề cần lưu ý

16-2-2025

Theo thống kê, trên toàn cầu có tới 40% diện tích đất bị suy thoái. Vấn đề này trực tiếp ảnh hưởng đến một nửa nhân loại và gây nhiều rủi ro tới những người ít có khả năng đối phó nhất, bao gồm các cộng đồng nông thôn và người nghèo. Tại Hội nghị lần thứ 16 các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về Chống Sa mạc hóa (COP16), các bên đã thảo luận cụ thể về suy thoái đất. Trong đó, lưu tâm tới 5 chủ đề quan trọng, có thể giúp ngăn chặn suy thoái và phục hồi đất.

Thái Lan triển khai sáng kiến để chống khói bụi

16-2-2025

Trước tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng do khí thải xe cộ, chính quyền thủ đô Bangkok của Thái Lan đã triển khai sáng kiến mới. Theo đó, chính quyền cho phép người dân sử dụng phương tiện công cộng miễn phí trong vòng một tuần, bắt đầu từ 25/1, nhằm giảm lượng xe cá nhân và cải thiện chất lượng không khí. Người dân có thể đi xe buýt, tàu điện trên cao, tàu điện ngầm và các phương tiện công cộng khác mà không phải trả phí. Chính phủ sẽ bù đắp chi phí cho các nhà khai thác giao thông công cộng. Sáng kiến này là một phần trong nỗ lực giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, vốn đã khiến hàng trăm trường học phải đóng cửa và nhiều người lao động phải làm việc tại nhà. Trước đó trong ngày 24/1, hơn 350 trường học ở Bangkok buộc phải đóng cửa vì ô nhiễm không khí, mức cao nhất trong 5 năm qua. Chính quyền cũng khuyến nghị người dân làm việc tại nhà khi chỉ số chất lượng không khí (AQI) đạt 159 vào giữa tuần, theo dữ liệu từ IQAir, một dịch vụ giám sát không khí thương mại có trụ sở tại Thụy Sĩ.

25 quốc gia cam kết giải quyết khủng hoảng nhựa toàn cầu

16-2-2025

Quan hệ đối tác hành động toàn cầu về nhựa (GPAP) của Diễn đàn kinh tế thế giới vừa chào đón 7 thành viên mới - Angola, Bangladesh, Gabon, Guatemala, Kenya, Senegal và Tanzania. Như vậy, đến nay, GPAP đã mở rộng ở tổng cộng 25 quốc gia trên thế giới. Đây là một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa. Qua đó, đưa GPAP trở thành sáng kiến ​​toàn cầu lớn nhất dành riêng để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của ô nhiễm nhựa và thúc đẩy nền kinh tế nhựa tuần hoàn trên toàn thế giới. GPAP tiếp tục thúc đẩy các giải pháp mang tính hệ thống cho những thách thức chính như thúc đẩy vật liệu bền vững, tăng cường hệ thống tái chế, giải quyết khí thải nhà kính,... Sự tham gia của 7 quốc gia trên mang đến động lực mới và góc nhìn mới cho sứ mệnh thúc đẩy tác động, cho phép chia sẻ thông lệ tốt nhất và tăng cường các nỗ lực quốc gia và quốc tế nhằm giảm ô nhiễm nhựa của GPAP. Trọng tâm của mô hình GPAP là Lộ trình hành động quốc gia - các chiến lược phù hợp, cụ thể theo từng quốc gia dựa trên kinh nghiệm chung của mạng lưới.

Chính sách mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đang vào cuộc sống

16-2-2025

Ông Vũ Sỹ Kiên, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất cho biết, sau 5 tháng triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024, với các quy định mới của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, bước đầu cho thấy các chính sách mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đang tạo được sự đồng thuận của đa số người dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự thống nhất của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, từng bước đi vào cuộc sống để góp phần giải phóng nguồn lực đất đai, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, kịp thời phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thủ tướng: 5 "cơ chế đặc biệt" để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

16-2-2025

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trước đó, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết này Theo tờ trình của Chính phủ, Nghị quyết được xây dựng và ban hành nhằm kịp thời thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, sẽ có một số cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi vượt trội.

Thiết kế sinh thái cho bao bì nhựa trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam

22-2-2025

Ngày 21/2/2025, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức Hội thảo Thiết kế sinh thái cho bao bì nhựa trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam. TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng chủ trì Hội thảo. Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho rằng, bao bì là một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống, vì nó không chỉ bảo vệ và bảo quản thực phẩm, mà còn tạo ra sự thu hút và nhận diện thương hiệu cho sản phẩm. Tuy nhiên, bao bì cũng đang gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, do lượng rác thải bao bì ngày càng tăng, trong khi khả năng tái chế và phân hủy của chúng thấp. Hầu hết vòng đời của bao bì kết thúc tại các bãi rác, bị đốt cháy hoặc rò rỉ vào môi trường, chỉ 9% trong số đó được tái chế thành công. Tại Việt Nam, Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 đã khẳng định yêu cầu cấp thiết của việc chuyển đổi theo hướng bền vững, nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.

Họp tham vấn dự thảo hướng dẫn kỹ thuật lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở cho hệ sinh thái biển và hệ sinh thái đất ngập nước tại Việt Nam

26-2-2025

Ngày 26/02/2025, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) phối hợp với phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) Việt Nam và Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng tổ chức Họp tham vấn dự thảo hướng dẫn kỹ thuật lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở cho hệ sinh thái biển và hệ sinh thái đất ngập nước tại Việt Nam. Cuộc họp nằm trong khuôn khổ dự án “Mạng lưới Dịch vụ Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học Pha II” (BET-Net II), Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với UNDP Việt Nam và Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng nghiên cứu đề xuất dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở cho Hệ sinh thái biển và Hệ sinh thái đất ngập nước tại Việt Nam. Cuộc họp có sự tham dự của ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện UNDP Việt Nam, đại biểu đến từ cơ quan quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các Viện nghiên cứu, trường đại học, khu bảo tồn như Vườn quốc gia (VQG) Côn Đảo, VQG Cát Tiên, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, đặc biệt đại diện Ban Quản lý VQG Tràm Chim, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Hợp tác quốc tế VQG Tràm Chim và các cán bộ của VQG - đây là nơi áp dụng thí điểm Hướng dẫn kĩ thuật. Và một số tổ chức nước ngoài như IUCN, GIZ, các cơ quan báo chí tham dự trực tiếp tại Viện cũng như tham dự trực tuyến qua nền tảng. Cuộc họp do Viện trưởng - PGS.TS Nguyễn Đình Thọ chủ trì.

Hội thảo tập huấn kiểm kê khí nhà kính và phát triển thị trường carbon

28-2-2025

Ngày 27/02/2025, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường ổ chức Hội thảo tập huấn kiểm kê khí nhà kính và phát triển thị trường carbon. Hội thảo thu hút nhiều học viên đến từ cơ quan, doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực này. Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7/1/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone. Về hướng phát triển thị trường carbon, hàng hóa giao dịch trên thị trường carbon tập trung vào tín chỉ giảm phát thải khí nhà kính (hay tín chỉ carbon). Đối tượng tham gia thị trường carbon là các cơ sở thuộc danh mục phát thải được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022, cập nhật tại Quyết định 13/2024/QĐ-TTg ngày 13/08/2024 về các lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Ngoài ra, các đối tượng tham gia thị trường còn là các tổ chức trung gian như các ngân hàng đóng vai trò thanh toán các giao dịch thị trường và các tổ chức khác đủ điều kiện của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hội thảo khởi động Dự án “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới  nền kinh tế biển xanh bền vững trong một số lĩnh vực”

28-2-2025

Trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) xây dựng và bước vào thực hiện Dự án “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế biển xanh bền vững trong một số lĩnh vực” (2024 – 2026). Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao là Chủ Dự án. Ngày 28/2/2025, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường/Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới  nền kinh tế biển xanh bền vững trong một số lĩnh vực”. Hội thảo có sự tham gia của đại diện các Bộ/ngành, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia tới tham dự và đóng góp ý kiến cho Hội thảo. Viện trưởng - PGS.TS Nguyễn Đình Thọ chủ trì Hội thảo. Dự án nhằm lồng ghép các giá trị của vốn tự nhiên và bảo vệ các hệ sinh thái biển và ven biển vào kế hoạch phát triển và cải thiện quản lý sinh cảnh để hỗ trợ chính sách phát triển kinh tế biển xanh bền vững tại Việt Nam.