TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội thảo tập huấn kiểm kê khí nhà kính và phát triển thị trường carbon

Ngày đăng: 28 | 02 | 2025

Ngày 27/02/2025, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường ổ chức Hội thảo tập huấn kiểm kê khí nhà kính và phát triển thị trường carbon. Hội thảo thu hút nhiều học viên đến từ cơ quan, doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực này. Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7/1/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone. Về hướng phát triển thị trường carbon, hàng hóa giao dịch trên thị trường carbon tập trung vào tín chỉ giảm phát thải khí nhà kính (hay tín chỉ carbon). Đối tượng tham gia thị trường carbon là các cơ sở thuộc danh mục phát thải được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022, cập nhật tại Quyết định 13/2024/QĐ-TTg ngày 13/08/2024 về các lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Ngoài ra, các đối tượng tham gia thị trường còn là các tổ chức trung gian như các ngân hàng đóng vai trò thanh toán các giao dịch thị trường và các tổ chức khác đủ điều kiện của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

IMG 1601fff

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ tổ chức sàn giao dịch tín chỉ carbon. Phương thức giao dịch tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, quy mô và các giai đoạn phát triển của thị trường. Việc đưa vào vận hành hệ thống còn có sự tham gia của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam. Việc quản lý và giám sát trên thị trường carbon do Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm.

Về lộ trình thành lập thị trường carbon, Chính phủ dự kiến chia ra thành 3 giai đoạn: (i) 2023-2024, thiết lập cơ sở pháp lý ban đầu để xây dựng đề án; (ii) 2025-2028, thời gian giao dịch thí điểm trên thị trường carbon; (iii) đến năm 2029, vận hành chính thức thị trường carbon và kết nối với các sàn giao dịch tín chỉ carbon trong khu vực và trên thế giới.

IMG 1596ff

Trung tâm TV, ĐT&DVTNMT

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo khởi động Dự án “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới  nền kinh tế biển xanh bền vững trong một số lĩnh vực”

28-2-2025

Trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) xây dựng và bước vào thực hiện Dự án “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế biển xanh bền vững trong một số lĩnh vực” (2024 – 2026). Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao là Chủ Dự án. Ngày 28/2/2025, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường/Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới  nền kinh tế biển xanh bền vững trong một số lĩnh vực”. Hội thảo có sự tham gia của đại diện các Bộ/ngành, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia tới tham dự và đóng góp ý kiến cho Hội thảo. Viện trưởng - PGS.TS Nguyễn Đình Thọ chủ trì Hội thảo. Dự án nhằm lồng ghép các giá trị của vốn tự nhiên và bảo vệ các hệ sinh thái biển và ven biển vào kế hoạch phát triển và cải thiện quản lý sinh cảnh để hỗ trợ chính sách phát triển kinh tế biển xanh bền vững tại Việt Nam.

Ra mắt Lãnh đạo Viện Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường và gặp gỡ nữ cán bộ, viên chức, người lao động nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

7-3-2025

Ngày 6/3/2025, Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức buổi ra mắt Lãnh đạo Viện và gặp mặt các nữ cán bộ, viên chức, người lao động nữ nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025) tại trụ sở 479 Hoàng Quốc Việt và trực tuyến tại điểm cầu trụ sở 16 Thuỵ Khuê, Hà Nội. Phát biểu tại buổi gặp mặt, TS. Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường cho biết, ngày 1/3/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm cho lãnh đạo 30 đơn vị thuộc Bộ theo Nghị định số 35/2025/NĐ-CP ngày 25/2/2025 của Chính phủ. Cùng với 4 đơn vị sự nghiệp công lập, Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường được Bộ trưởng bổ nhiệm 8 đồng chí lãnh đạo Viện (1 Viện trưởng và 7 Phó Viện trưởng). Việc thành lập Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường trên cơ sở hợp nhất giữa Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) và Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) nhằm thực hiện chiến lược cải cách hành chính, hướng tới bộ máy Nhà nước tinh gọn và hiệu quả theo Nghị quyết số 18 NQ-TW.

Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính cho các lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Sử dụng đất

15-8-2024

Lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Sử dụng đất (AFOLU) có vai trò rất quan trọng đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngoài đảm bảo an ninh lương thực, các giá trị môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học thì lĩnh vực AFOLU còn có vị trí quan trọng trong mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ và lưu giữ các-bon đảm bảo cho lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia tại COP26 là đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC, 2022), cam kết cắt giảm 30% khí mê-tan so với lượng phát thải khí mê-tan 2020 vào năm 2030. Để thực hiện lộ trình này đòi hỏi Việt Nam phải tham gia sâu và thực chất hơn nữa vào nỗ lực giảm phát thải KNK chung của toàn cầu.

Cuộc họp chuyên đề “ Chia sẻ kết quả nghiên cứu liên quan đến môi trường thực phẩm ở Việt Nam” ngày 16 tháng 09 năm 2024 tại phòng họp Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

16-9-2024

Trong khuôn khổ sáng kiến của CGIAR về Chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm (SHiFT), Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã phối hợp với Liên minh Bioversity International và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (Liên minh Bioversity-CIAT) tổ chức cuộc họp chuyên đề nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu liên quan đến môi trường thực phẩm tại Việt Nam, từ đó nâng cao nhận thức và kiến thức về môi trường thực phẩm cho các cán bộ cơ quan đối tác của SHiFT và các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học.

Vượt mức 1 tỷ USD, xuất khẩu hồ tiêu kỳ vọng lập kỷ lục 1,3 tỷ USD năm 2024

19-12-2024

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam đã giành lại được mốc 1 tỷ USD sau 10 năm với kim ngạch đạt 1,11 tỷ USD trong 10 tháng năm 2024, và dự báo sẽ lập mốc kỷ lục mới 1,3 tỷ USD trong năm 2024.

Nhiều cơ hội cho hồ tiêu Việt vào thị trường Halal

19-12-2024

Với bước chuyển mình vào thị trường Halal đầy tiềm năng sẽ hứa hẹn mở ra cơ hội lớn cho ngành hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới.

Giá tiêu hôm nay 10/12: Kim ngạch xuất khẩu tiêu năm nay ở mức cao kỷ lục

18-12-2024

Lượng tiêu xuất khẩu 11 tháng qua giảm 3,5%, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 46,9%. Giá xuất khẩu tăng giúp tổng kim ngạch xuất khẩu tiêu 11 tháng đạt 1 tỷ 217,6 triệu USD. Như vậy con số xuất khẩu 1,4 tỷ cho cả năm 2024 nhiều khả năng không đạt được, nhưng đây cũng là kỷ lục trong nhiều năm qua.

Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc thông qua thương mại điện tử rất lớn

18-12-2024

Các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo và giày dép có tiềm năng rất lớn trên thị trường Trung Quốc...

Xuất khẩu gạo lập kỷ lục mới, vượt mốc 5 tỷ USD

29-11-2024

Tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước tính từ đầu năm đến ngày 15/11 đã lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu gạo đã vượt 5 tỷ USD…

Xuất khẩu sang thị trường Châu Âu cần được thúc đẩy dựa trên khai thác các hiệp định thương mại tự do

27-11-2024

Kinh tế toàn cầu đang từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhu cầu người tiêu dùng thế giới đang khôi phục trở lại là cơ hội cho các nước xuất khẩu. Việt Nam tích cực thúc đẩy tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), để khai thác tốt và nâng cao sức cạnh tranh tại các thị trường. Doanh nghiệp Việt cần chú ý tuân thủ các tiêu chuẩn thị trường một cách chủ động và quản lý tốt các tác động bên ngoài để tận dụng cơ hội.

Tham vấn chuyên gia về khái niệm, đặc điểm nông hộ nhỏ, kịch bản phát triển và đề xuất giải pháp nâng cao sinh kế cho nông hộ nhỏ trong tương lai

27-11-2024

Ngày 19/11/2024, trong khuôn khổ nghiên cứu “Nông hộ nhỏ ở Việt Nam: Thách thức và cơ hội cho một tương lai bền vững”, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức họp tham vấn ý kiến chuyên gia về đặc điểm, thực trạng của nông hộ nhỏ, kịch bản phát triển của nông hộ nhỏ trong tương lai và đề xuất giải pháp nâng cao sinh kế bền vững và thúc đẩy cơ hội bình đẳng của nông hộ nhỏ. Mục tiêu của hội thảo nhằm xin ý kiến các chuyên gia và thảo luận về đặc điểm, thực trạng, các yếu tố tác động đến nông hộ nhỏ, những thay đổi của hộ, kịch bản phát triển và giải pháp cho nông hộ nhỏ trong tương lai.

Tăng cường nông nghiệp sinh thái cho chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững ở Việt Nam

27-11-2024

Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và nông nghiệp sinh thái đang là những chủ đề được quan tâm hàng đầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và an ninh lương thực toàn cầu hiện nay. Tại Việt Nam, với việc ban hành Kế hoạch Hành động quốc gia về Chuyển đổi Hệ thống Lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030, Chính phủ đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp theo hướng bền vững.