TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xuất khẩu sang thị trường Châu Âu cần được thúc đẩy dựa trên khai thác các hiệp định thương mại tự do

Ngày đăng: 27 | 11 | 2024

Kinh tế toàn cầu đang từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhu cầu người tiêu dùng thế giới đang khôi phục trở lại là cơ hội cho các nước xuất khẩu. Việt Nam tích cực thúc đẩy tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), để khai thác tốt và nâng cao sức cạnh tranh tại các thị trường. Doanh nghiệp Việt cần chú ý tuân thủ các tiêu chuẩn thị trường một cách chủ động và quản lý tốt các tác động bên ngoài để tận dụng cơ hội.

Liên minh châu Âu là một thị trường quan trọng đối với Việt Nam đối với hàng hóa chung và với nông lâm thủy sản nói riêng khi Liên minh châu Âu là thị trường xuất nhập khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam sang 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đã đạt trên 48 tỷ Euro trong năm 2023.

Để thúc đẩy khai thai tác tiềm năng thương mại, ngày 18/11/2024, Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu - Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công thương đã tổ chức Hội thảo xúc tiến thương mại với chủ đề: "Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu". Hội thảo diễn ra đã thu hút được sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp lớn và các nhà hoạch định chính sách trong nước với mục tiêu đánh giá những cơ hội, thách thức, cũng như đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chính nghạch vào thị trường châu Âu - một thị trường lớn và tiềm năng nhưng đòi hỏi cao về chất lượng.

Tại hội thảo, các chuyên gia nhấn mạnh rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu là “chìa khóa vàng” mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Thực hiện các cam kết từ Hiệp định, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế khi thuế nhập khẩu của Liên minh châu Âu đang giảm dần, từ đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ logistics, và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Đinh Sỹ Minh Lăng - Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công thương cho biết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu đã thúc đẩy đáng kể xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU khi kim nghạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh từ 35 tỷ đô la Mỹ (năm 2019) lên tới hơn 48 tỷ đô la Mỹ (năm 2023). Với lợi thế từ việc xoá bỏ thuế quan đối với các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước Liên minh châu Âu với sự tăng trưởng đáng kể trong các lĩnh vực như: Dệt may, điện tử, giày dép, nông nghiệp và thuỷ sản, đặc biệt là các mặt hàng sắt thép với vị trí thứ 7 trong các mặt hàng với kim ngạch xuất khẩu lớn sang Liên minh châu Âu.

Với những phân tích chuyên sâu với nhóm hàng cà phê xuất khẩu vào thị trường Đức và Hà Lan, ông Lăng cho rằng trong các đối thủ cùng xuất khẩu chính ngạch, Việt Nam đứng ở vị trí thứ tư với kim ngạch xuất khẩu đạt tới 150 nghìn đô la Mỹ mỗi năm sang Hà Lan với lợi thế thuế suất trung bình chỉ còn 0% sau khi thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan theo hiệp định này. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Những rào cản kỹ thuật như quy định về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường, và quy tắc xuất xứ là các yếu tố doanh nghiệp không thể bỏ qua. Đồng thời ông cũng nhận định răng những điều chỉnh, quy định mới gần đây của Liên minh châu Âuvề phát triển bền vững, quy định “không liên quan đến phá rừng” và quy khai báo dữ liệu … sẽ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam và đặt ra nhiều thách thức hơn đối với doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Thành Hưng - Chuyên gia tư vấn cao cấp, Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế - Văn phòng Chính phủ đã chia sẻ về những nguyên tắc phòng chống rủi ro trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu. Trong đó, doanh nghiệp Việt cần chú ý các lợi thế vượt trội mà xuất khẩu chính ngạch mang lại, trong đó chú trọng thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của thị trường này. Doanh nghiệp cần xác định rõ chiến lược để khai thác tốt thị trường như nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm của người tiêu dùng như nhu cầu và sở thích để xây dựng sản phẩm phù hợp. Song song với đó, vẫn cần có kế hoạch tận dụng và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải quản lý tốt các ảnh hưởng của yếu tố kinh tế bên ngoài như lãi suất, tỷ giá hối đoái và tình trạng lạm phát tại các thị trường lớn. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt trong chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh để phù hợp với xu hướng và quy định ngày càng khắt khe của thị trường Liên minh châu Âu. Để thành công, doanh nghiệp cần xây dựng mạng lưới kết nối và hợp tác chặt chẽ với các đầu mối mua hàng. Các sự kiện xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương tổ chức hàng năm là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp tăng cường liên kết, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường.

Cùng chia sẻ trong buổi hội thảo, ông Nguyễn Cảnh Cường - Chuyên gia tư vấn cao cấp Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư cho biết bên cạnh 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu thì cơ hội xuất khẩu sang thị trường Anh là rất lớn đối với Việt Nam. Ông cho biết thị trường Anh với nền kinh tế lớn và nhu cầu nhập khẩu lên tới 700 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, là một điểm đến đầy tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, để thâm nhập thành công, doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua các rào cản kỹ thuật và quy định khắt khe về an toàn thực phẩm - đây vốn được xem là tiêu chuẩn rất cao đối với các nước xuất khẩu vào Anh. Lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam là ưu đãi thuế quan dựa trên Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA) đã giúp nhiều ngành hàng như thủy sản (cá basa, tôm đông lạnh, cá ngừ), dệt may (sợi tự nhiên thân thiện môi trường), giày dép, đồ gỗ và nông sản (cà phê, hạt điều, rau quả, thực phẩm chế biến) tiếp cận thị trường thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để biến lợi thế thành cơ hội, doanh nghiệp cần có chiến lược tiếp cận thị trường bài bản và hiệu quả. Theo đó, ông cũng đưa ra một số khuyến nghị như cần phát huy và tận dụng digital marketing với các công cụ như trí tuệ nhân tạo để quảng bá sản phẩm, sử dụng quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng như Google, tối ưu hóa thông tin doanh nghiệp trên các sàn thương mại điện tử để dễ dàng tìm kiếm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phân tích dữ liệu thị trường dựa trên số liệu thống kê đáng tin cậy để định hướng chiến lược kinh doanh chính xác và hiệu quả hơn. Hoạt động tham gia các hội chợ thương mại quốc tế cũng là cách hiệu quả để kết nối với các chuỗi phân phối và tập đoàn bán lẻ tại Anh. Đồng thời, hợp tác với các tổ chức thương mại nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hệ thống tiêu chuẩn của Anh. Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro xuất khẩu mà còn nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường. Việc khai thác thị trường Anh không chỉ đơn thuần là xuất khẩu mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa thương hiệu và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, từ đó khai thác thị trường bền vững hơn trong tương lai./.

 

Người viết:  Đỗ Gia Phong – Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp./

Nguồn: Khai thác từ nội dung Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường Châu Âu - Chuyên đề: Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường Châu Âu do Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu - Cục xúc tiến thương mại tổ chức ngày 18 tháng 11 năm 2024.

 

 

 

NỘI DUNG KHÁC

Tham vấn chuyên gia về khái niệm, đặc điểm nông hộ nhỏ, kịch bản phát triển và đề xuất giải pháp nâng cao sinh kế cho nông hộ nhỏ trong tương lai

27-11-2024

Ngày 19/11/2024, trong khuôn khổ nghiên cứu “Nông hộ nhỏ ở Việt Nam: Thách thức và cơ hội cho một tương lai bền vững”, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức họp tham vấn ý kiến chuyên gia về đặc điểm, thực trạng của nông hộ nhỏ, kịch bản phát triển của nông hộ nhỏ trong tương lai và đề xuất giải pháp nâng cao sinh kế bền vững và thúc đẩy cơ hội bình đẳng của nông hộ nhỏ. Mục tiêu của hội thảo nhằm xin ý kiến các chuyên gia và thảo luận về đặc điểm, thực trạng, các yếu tố tác động đến nông hộ nhỏ, những thay đổi của hộ, kịch bản phát triển và giải pháp cho nông hộ nhỏ trong tương lai.

Tăng cường nông nghiệp sinh thái cho chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững ở Việt Nam

27-11-2024

Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và nông nghiệp sinh thái đang là những chủ đề được quan tâm hàng đầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và an ninh lương thực toàn cầu hiện nay. Tại Việt Nam, với việc ban hành Kế hoạch Hành động quốc gia về Chuyển đổi Hệ thống Lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030, Chính phủ đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp theo hướng bền vững.

Mô hình chuỗi liên kết giúp người nuôi cá tra thoát lỗ, làm giàu

21-11-2024

Nhờ liên kết nuôi cá tra, xã viên trong HTX không chỉ vượt qua khủng hoảng giá cả mà còn giảm chi phí đầu tư từ 1.500-2.000 đồng/kg cá so với hộ nuôi bên ngoài.

Chính sách Trung Quốc của Mỹ

21-11-2024

Một thời kỳ sôi động mới trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc sắp mở ra và câu hỏi đặt ra là liệu các công cụ chính sách nào sẽ được chính quyền ông Donald Trump ưa thích hơn trong nhiệm kỳ tới đây?

Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Mông Cổ từ du lịch, nông nghiệp

20-11-2024

Tại Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ diễn ra sáng 20/11, các diễn giả cho rằng Việt Nam và Mông Cổ còn nhiều tiềm năng hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch.

Vị thế nông nghiệp trong kỷ nguyên mới

14-11-2024

Mục tiêu của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc dựa vào quá trình lột xác của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kỷ nguyên mà chắc chắn, nông nghiệp sẽ tiếp tục giữ vai trò tiên phong, nòng cốt.

Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm rau củ quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

14-11-2024

Hiện nay, Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc 11 loại trái cây đặc sản như sầu riêng, mít, thanh long, chuối, xoài, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, măng cụt, chanh dây, ngoài ra có thêm khoai lang, cây xạ đen. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 5,6 tỷ đô la Mỹ rau quả, riêng Trung Quốc là 3,63 tỷ đô la Mỹ (chiếm xấp xỉ 65% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả). Năm 2024, dự kiến kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,5 tỷ đô la Mỹ, trong đó Trung Quốc sẽ đạt trên 5 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 70% kim ngạch.

Tư duy cộng đồng – kinh nghiệm từ mô hình Hội quán ở Đồng Tháp

5-11-2024

Mô hình Hội quán được xây dựng dựa trên tư duy cộng đồng, liên kết các hội viên trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Theo Phó Nham trong cuốn Tư duy cộng đồng, khái niệm cộng đồng là sự liên kết tinh thần giữa những người có chung lợi ích và giá trị. Mục tiêu xây dựng Hội quán là kết nối những người có cùng ý chí, nguyện vọng để thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế chung một cách bền vững.

Việt Nam vẫn giữ ngôi đầu về xuất khẩu gạo vào Philippines

4-11-2024

Tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines nhập khẩu 2,91 tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines.

Tình trạng thiếu gạo lớn nhất ở Nhật Bản trong nhiều năm đang trở nên trầm trọng hơn do gia tăng nhu cầu từ khách du lịch ưu thích sushi và ảnh hưởng của thời tiết

4-11-2024

Nhật Bản đã phải đối mặt với tình trạng thiếu gạo trong những tháng gần đây do ảnh hưởng kết hợp của thời tiết xấu, sự gia tăng lượng khách du lịch, cùng với việc duy trì chính sách hạn chế nhập khẩu gạo của nước này. Vào tháng 8/2024, các siêu thị thường xuyên hết gạo trắng và các cửa hàng giới hạn lượng mua sắm của khách hàng - mỗi người chỉ được mua 1 túi gạo.

Quá nhiều nghịch lý về bảo hiểm nông nghiệp

4-11-2024

Sau 3 năm triển khai chính sách về bảo hiểm nông nghiệp, cả nước chỉ có 16.731 hộ tham gia và số tiền bồi thường cho nông dân là 0,19 tỷ đồng; chỉ có 3 trong số hơn 50.000 doanh nghiệp (DN) cung cấp bảo hiểm nông nghiệp. Quá nhiều nghịch lý trong triển khai bảo hiểm nông nghiệp chưa được giải quyết.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xuất khẩu nông lâm thủy sản dự kiến đạt kỷ lục mới 62 tỷ USD

4-11-2024

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Với đà tăng trưởng này, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 sẽ đạt kỷ lục mới.