TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xuất khẩu nông lâm thủy sản dự kiến đạt kỷ lục mới 62 tỷ USD

Ngày đăng: 04 | 11 | 2024

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Với đà tăng trưởng này, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 sẽ đạt kỷ lục mới.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến. (Ảnh: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN).

Chia sẻ về kết quả đã đạt được cũng như những định hướng của ngành trong mở rộng thị trường xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại  một số sản phẩm, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã có cuộc chia sẻ với phóng viên TTXVN.

Phóng viên: XinThứ trưởng cho biết kết quả ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt được trong 10 tháng qua?

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đã gây thiệt hại rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Ước tính thiệt hại do bão và hoàn lưu bão khoảng 81.500 tỷ đồng, riêng ngành nông nghiệp bị thiệt hại khoảng 30.800 tỷ đồng, chiếm 38%.

Thực hiện Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 và Công điện số 108/CĐTTg ngày 18/10/2024 về việc tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ, ngành nông nghiệp đang nỗ lực khôi phục sản xuất và tăng tốc sản xuất tại các địa phương không bị ảnh hưởng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt và kịp thời.

Nhờ đó, 10 tháng, kết quả sản xuất nông nghiệp khá tích cực. Sản xuất lúa  đạt 40,5 triệu tấn. Mục tiêu 43 triệu tấn lúa năm 2024 sẽ phải đạt được. Xuất khẩu  gạo 10 tháng đạt gần 7,8 triệu tấn với 4,86 tỷ USD, tăng 10,2% về khối lượng và tăng 23,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Về chăn nuôi, quy mô đàn lợn vẫn tăng 2,4%, gia cầm tăng 2,3%, thủy sản tăng 2,4%. Nguồn cung thực phẩm cho cuối năm và dịp Tết không đáng quan ngại.

Những kết quả từ sản xuất tích cực trên đã đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng cao như thủy sản tăng 12%, lâm sản tăng gần 20%, nông sản tăng gần 26%. Như vậy, mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản 54-55 tỷ USD là hoàn toàn vượt qua.

Còn 2 tháng của năm 2024, nếu mỗi tháng xuất khẩu 5,5 tỷ USD thì xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 sẽ đạt 62 tỷ USD. Đây sẽ là năm có xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt cao nhất từ trước đến nay.

Phóng viên: Vừa qua Việt Nam đã ký nghị định thư nhiều sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang xúc tiến mạnh xuất khẩu sang thị trường Halal. Bộ có kế hoạch tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu thời gian tới như thế nào?

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Thị trường Trung Quốc là thị trường lớn. Với việc ký thêm 3 nghị định thư về sầu riêng đông lạnh, dừa tươi và cá sấu vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang được xúc tiến mạnh để xuất khẩu các sản phẩm đó sang Trung Quốc.

Với thị trường Halal có khó khăn vì đây là thị trường đòi hỏi rất cao mà các quốc gia lại không thừa nhận chứng nhận Halal lẫn nhau. Thời gian vừa qua, ngành đã có nhiều sản phẩm được xuất khẩu sang Halal, đó là thuốc, vaccine thú y, thịt gà của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam… Tập đoàn De Heus Dehus cũng sẽ có sản phẩm thịt gà trong thời gian sớm nhất sang thị trường này.

Việt Nam sẽ từng bước chinh phục thị trường yêu cầu cao, nhiều tiềm năng như Halal. Như vậy, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ lớn hơn rất nhiều so với hiện nay.

Phóng viên:  Đến nay, xuất khẩu gạo đã đạt gần 7,8 triệu tấn gạo. Vậy xuất khẩu gạo năm nay sẽ đạt kỷ lục mới, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu được 8,13 triệu tấn gạo. Với tốc độ xuất khẩu 10 tháng qua và khả năng sản xuất trong nước thì xuất khẩu gạo sẽ đạt trên 8 triệu tấn.

Vừa qua, Ấn Độ đã mở cửa xuất khẩu gạo trở lại và gạo 5% tấm có sự ảnh hưởng nhất định. Nhưng ở chuỗi giá trị gạo chất lượng cao, Việt Nam vẫn duy trì được giá xuất khẩu tương đối tốt.

Phóng viên: Ngành đang có nhiều giải pháp mạnh về phát triển chăn nuôi nhưng vẫn bị thâm hụt thương mại cao. Làm thế nào để cân bằng cán cân thương mại trong chăn nuôi?

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi 10 tháng năm 2024 đạt 423,5 triệu USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 103,8 triệu USD, giảm 7,2%; xuất khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 133,4 triệu USD, tăng 8,6%. Cùng với đó, sản phẩm chăn nuôi còn đáp ứng nhu cầu của 100 triệu dân trong nước.

Nhập khẩu  sản phẩm chăn nuôi 10 tháng đạt 3,06 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi đạt 1,6 tỷ USD. Như vậy, ngành chăn nuôi cũng xuất khẩu được khoảng 2 tỷ USD. Đây cũng là tiềm năng lợi thế với nông nghiệp Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo 3 giải pháp trụ cột để phát triển ngành chăn nuôi. Một là chống nhập lậu. Thời gian qua, với sự vào cuộc của báo chí, của các lực lượng chức năng nên đã ngăn chặn tương đối hiệu quả về buôn lậu giống gia cầm ở các tỉnh phía Bắc và lợn ở phía Nam. Có thể thấy, chống buôn lậu đã đem lại hiệu quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ rà soát việc nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với 11 Tham tán nông nghiệp các nước liên quan đến quy định nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt theo Thông tư 04/2024/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. Việt Nam đã trả lời đầy đủ với cơ sở khoa học và thực tiễn. Các Tham tán đều nhận thấy Việt Nam đang làm đúng quy định pháp luật của Tổ chức Thú y Thế giới và Việt Nam.

Thứ 3 là tăng cường xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như C.P. Việt Nam, Hùng Nhơn, De Heus để xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là sang thị trường Halal.

Ba giải pháp trên được triển khai kiên trì, quyết liệt, đồng bộ thì Việt Nam sẽ có sản phẩm chăn nuôi như nhận định “Việt Nam là bếp ăn của thế giới”.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của Thứ trưởng!

https://vietnambiz.vn/thu-truong-phung-duc-tien-xuat-khau-nong-lam-thuy-san-du-kien-dat-ky-luc-moi-62-ty-usd-2024103119519154.htm

NỘI DUNG KHÁC

Lý do cá ngừ Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới?

4-11-2024

Không chỉ gặp khó do mức thuế suất cao khi xuất khẩu sang thị trường EU, cá ngừ Việt Nam còn đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu.

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

22-10-2024

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA áp dụng đối với hơn 11 nghìn dòng hàng.

Nông nghiệp là ngành phát thải khí nhà kính lớn thứ hai ở Việt Nam

22-10-2024

Diễn đàn thực phẩm bền vững 2024 hướng đến mục tiêu Net Zero, tập trung vào phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.

Tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

22-10-2024

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 108/CĐ-TTg ngày 18/10/2024 về việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3.

Rau quả Trung Quốc đổ về Việt Nam

18-10-2024

Việt Nam chi 17.400 tỷ đồng nhập rau quả Trung Quốc trong 9 tháng, tăng hơn 24% so với cùng kỳ 2023, chúng được bán khắp các chợ truyền thống và siêu thị.

Bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2024 và dự báo cả năm 2024-2025

18-10-2024

Theo TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,8-7% trong cả năm 2024 (kịch bản cơ sở), tăng 0,3 điểm % so với dự báo tháng 6/2024 hoặc có thể khả quan hơn, trên 7% (kịch bản tích cực). Để đạt được mức tăng trưởng 6,8-7% năm 2024, thì GDP quý 4 cần tăng 6,8-7,8%.

Thực trạng thoái hoá chất lượng đất nông nghiệp

14-10-2024

Đất là nền tảng của mọi sự sống trên hành tinh, nông nghiệp sử dụng đất để trồng trọt, chăn nuôi, khái thác cây trồng nhằm sản xuất vật chất cơ bản cho xã hội. Mặc dù cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào đất đai nhưng thường bỏ qua tầm quan trọng sức khoẻ của đất đai. Đất trồng trọt đang dần suy giảm độ phì nhiêu do tác động bởi tập quán canh tác của người dân như: canh tác thâm canh, sử dụng phân bón quá liều lượng khiến đất bị bạc màu, thiếu hụt chất trung, vi lượng,… Ngoài ra, biến đổi khí hậu và sa mạc hoá là tác nhân chính dẫn đến tình trạng thoái hoá đất và nguy cơ hoang mạc hoá.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tư duy lại với rừng sau cú sốc thiên tai bão Yagi

14-10-2024

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đứng trước biến đổi khí hậu, những cú sốc thiên tai như bão Yagi (bão số 3) thì chúng ta phải tư duy lại với rừng và bảo vệ rừng.

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2024 sẽ lập kỷ lục 1,3 tỷ USD

14-10-2024

Tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 203.000 tấn hồ tiêu, với trị giá hơn 1 tỷ USD, giảm 1,5% về lượng nhưng tăng tới 46,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, với việc giá xuất khẩu đang thuận lợi, năm 2024 ngành hồ tiêu sẽ mang về 1,3 tỷ USD…

Điểm danh những mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 9 tháng năm 2024

8-10-2024

Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại; máy móc, thiết bị; gỗ và sản phẩm gỗ... là những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 9 tháng.

Giới phân tích dự báo nhu cầu bảo hiểm thiên tai sẽ tăng trong thời gian tới

7-10-2024

Theo các chuyên gia, sau "cú sốc Yagi", người dùng sẽ nhìn nhận lại ý nghĩa của bảo hiểm khi gặp sự cố thiên tai không mong muốn, còn doanh nghiệp trong ngành cũng phải ứng dụng công nghệ để đẩy nhanh tốc độ kiểm đếm thiệt hại, thực hiện nhanh hơn quyền lợi đối với bên bị tổn thương...

Hoãn thực thi EUDR 1 năm

7-10-2024

Hãng tin Reuters cho biết, hôm 2/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất hoãn việc thực hiện luật cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng (EUDR).