TIN TỨC-SỰ KIỆN

Rau quả Trung Quốc đổ về Việt Nam

Ngày đăng: 18 | 10 | 2024

Việt Nam chi 17.400 tỷ đồng nhập rau quả Trung Quốc trong 9 tháng, tăng hơn 24% so với cùng kỳ 2023, chúng được bán khắp các chợ truyền thống và siêu thị.

Trung Quốc liên tục là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Năm 2020, thị phần rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng 30%, đến năm 2023 đã tăng lên 37% và nay đạt 42%.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi 697 triệu USD (tương đương 17.400 tỷ đồng) để nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc, chủ yếu là trái cây tươi. So với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc tăng 24,2%.

Ghi nhận từ VnExpress cho thấy trước đây, rau quả Trung Quốc chủ yếu được bán ở chợ, nhưng hiện đã xuất hiện phổ biến tại các siêu thị và cửa hàng cao cấp. Tại Farmers Market, MM Mega và Co.opmart, nhiều sản phẩm từ Trung Quốc như táo, nho cùng các loại rau củ như tỏi, hành tây, khoai tây, cà rốt được bày bán. Sản phẩm Trung Quốc thường có giá thấp hơn 10-30% so với các mặt hàng nhập khẩu khác.

Táo và hồng giòn Trung Quốc được bán tại siêu thị Co.opmart trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TP HCM. Ảnh: Thi Hà

Táo và hồng giòn Trung Quốc được bán tại siêu thị Co.opmart trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TP HCM. Ảnh: Thi Hà

Tại các cửa hàng trái cây cao cấp, nhiều loại trái cây Trung Quốc được niêm yết với giá hấp dẫn, chẳng hạn hồng táo Vip 90.000-120.000 đồng một kg, nho sữa 90.000-110.000 đồng một kg, và táo cherry 100.000-120.000 đồng một kg. Theo bà Hồng Loan, chủ cửa hàng, những sản phẩm này đều được nhập khẩu chính ngạch, đóng hộp và có tem nhãn đầy đủ, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bà cũng cho biết táo cherry chính ngạch thường được đóng gói theo quy chuẩn và có giá cao hơn so với hàng bán ở chợ truyền thống.

Ông Võ Thanh Lộc, đồng sáng lập Farmers' Market, chia sẻ rằng trước đây công ty chủ yếu nhập khẩu trái cây từ Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, với sự đa dạng và mẫu mã đẹp mắt của sản phẩm Trung Quốc, cùng với sự ưa chuộng từ người tiêu dùng Việt Nam, công ty đã thêm vào danh mục sản phẩm các loại trái cây từ Trung Quốc.

Ông Lộc cũng nhận định rằng, sản phẩm Trung Quốc có giá hấp dẫn hơn so với nhiều quốc gia khác và chất lượng đã được cải thiện đáng kể.

Hồng táo được nhập về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP HCM). Ảnh: Linh Đan

Hồng táo được nhập về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP HCM). Ảnh: Linh Đan

Theo thống kê từ Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức, từ đầu năm đến nay, có 88.411 tấn rau củ và trái cây Trung Quốc được nhập về chợ, trong đó rau quả chiếm 34.150 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi ngày có khoảng 327 tấn rau củ, trái cây Trung Quốc được tiêu thụ tại TP HCM và các tỉnh lân cận.

Đại diện công ty quản lý chợ cho biết, nông sản Trung Quốc nhập về chợ chủ yếu là hàng chính ngạch và theo mùa. Năm nay, lượng trái cây về chợ giảm do nhiều thương nhân nhập khẩu và phân phối trực tiếp cho các tiểu thương mà không qua chợ. Ngoài ra, sự gia tăng của các hoạt động buôn bán tự phát cũng ảnh hưởng đến lượng hàng nhập về chợ.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm không chỉ với hàng nhập khẩu mà còn với hàng nội địa. Hàng hoá của họ đều được kiểm soát mã vùng trồng và đóng gói. Điều này đã giúp cải thiện chất lượng và an toàn của sản phẩm.

Theo ông Nguyên, Trung Quốc cũng cải tiến giống cây trồng và giảm chi phí vận chuyển nhờ tận dụng xe rỗng khi xuất khẩu trái cây sang Việt Nam, giúp sản phẩm của họ cạnh tranh tốt hơn. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN đã về mức 0%, làm tăng thêm lợi thế cho hàng Trung Quốc tại Việt Nam.

Thi Hà

https://ipsard.gov.vn/vn/tID10302_rau-qua-trung-quoc-do-ve-viet-nam.html

NỘI DUNG KHÁC

Bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2024 và dự báo cả năm 2024-2025

18-10-2024

Theo TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,8-7% trong cả năm 2024 (kịch bản cơ sở), tăng 0,3 điểm % so với dự báo tháng 6/2024 hoặc có thể khả quan hơn, trên 7% (kịch bản tích cực). Để đạt được mức tăng trưởng 6,8-7% năm 2024, thì GDP quý 4 cần tăng 6,8-7,8%.

Thực trạng thoái hoá chất lượng đất nông nghiệp

14-10-2024

Đất là nền tảng của mọi sự sống trên hành tinh, nông nghiệp sử dụng đất để trồng trọt, chăn nuôi, khái thác cây trồng nhằm sản xuất vật chất cơ bản cho xã hội. Mặc dù cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào đất đai nhưng thường bỏ qua tầm quan trọng sức khoẻ của đất đai. Đất trồng trọt đang dần suy giảm độ phì nhiêu do tác động bởi tập quán canh tác của người dân như: canh tác thâm canh, sử dụng phân bón quá liều lượng khiến đất bị bạc màu, thiếu hụt chất trung, vi lượng,… Ngoài ra, biến đổi khí hậu và sa mạc hoá là tác nhân chính dẫn đến tình trạng thoái hoá đất và nguy cơ hoang mạc hoá.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tư duy lại với rừng sau cú sốc thiên tai bão Yagi

14-10-2024

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đứng trước biến đổi khí hậu, những cú sốc thiên tai như bão Yagi (bão số 3) thì chúng ta phải tư duy lại với rừng và bảo vệ rừng.

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2024 sẽ lập kỷ lục 1,3 tỷ USD

14-10-2024

Tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 203.000 tấn hồ tiêu, với trị giá hơn 1 tỷ USD, giảm 1,5% về lượng nhưng tăng tới 46,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, với việc giá xuất khẩu đang thuận lợi, năm 2024 ngành hồ tiêu sẽ mang về 1,3 tỷ USD…

Điểm danh những mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 9 tháng năm 2024

8-10-2024

Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại; máy móc, thiết bị; gỗ và sản phẩm gỗ... là những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 9 tháng.

Giới phân tích dự báo nhu cầu bảo hiểm thiên tai sẽ tăng trong thời gian tới

7-10-2024

Theo các chuyên gia, sau "cú sốc Yagi", người dùng sẽ nhìn nhận lại ý nghĩa của bảo hiểm khi gặp sự cố thiên tai không mong muốn, còn doanh nghiệp trong ngành cũng phải ứng dụng công nghệ để đẩy nhanh tốc độ kiểm đếm thiệt hại, thực hiện nhanh hơn quyền lợi đối với bên bị tổn thương...

Hoãn thực thi EUDR 1 năm

7-10-2024

Hãng tin Reuters cho biết, hôm 2/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất hoãn việc thực hiện luật cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng (EUDR).

10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, các công ty lâm nghiệp hoạt động ra sao?

4-10-2024

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả của các công ty nông, lâm nghiệp, tính đến tháng 9/2024, vẫn còn 54/169 (32%) công ty lâm nghiệp chưa hoàn thành sắp xếp, đổi mới.

Việt Nam nhập khẩu gạo kỷ lục

7-10-2024

Chín tháng đầu năm, Việt Nam đã chi gần 1 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng hơn 57% so với cùng kỳ và vượt cả năm ngoái.

Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong ứng phó với biến đổi khí hậu

30-9-2024

TCCS - Trong 34 năm qua, hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) đã phát triển từ quan hệ một chiều giữa “nước nhận viện trợ và nhà tài trợ” trở thành quan hệ đối tác bình đẳng và cùng có lợi, hợp tác toàn diện và bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu trên cơ sở lợi ích chung của cả hai phía. Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU đã đáp ứng hiệu quả, thiết thực nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược của cả hai bên, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trên thế giới; đồng thời, đóng góp to lớn trong lĩnh vực quản trị toàn cầu nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu mới, nhất là ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tổn thất sau thu hoạch nông sản, thủy sản chiếm 12% GDP toàn ngành nông nghiệp

30-9-2024

Chuỗi giá trị nông sản, thủy sản thất thoát khoảng 8,8 triệu tấn mỗi năm, tương đương 3,9 tỷ USD, chiếm 2% GDP cả nước và 12% GDP toàn ngành nông nghiệp.

Thí điểm cơ chế tín dụng để phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn xuất khẩu

30-9-2024

Trước mắt, cần rà soát để thí điểm một số mô hình tín dụng theo chuỗi liên kết tại các vùng nguyên liệu lúa gạo ĐBSCL và cà phê Tây Nguyên.