TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tư duy lại với rừng sau cú sốc thiên tai bão Yagi

Ngày đăng: 14 | 10 | 2024

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đứng trước biến đổi khí hậu, những cú sốc thiên tai như bão Yagi (bão số 3) thì chúng ta phải tư duy lại với rừng và bảo vệ rừng.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tư duy lại với rừng sau cú sốc thiên tai bão Yagi - Ảnh 1.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị có tư duy quản trị để thu hút đầu tư vào rừng - Ảnh: C.TUỆ

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh như vậy khi phát biểu tại hội nghị công bố quyết định số 895 của Thủ tướng về Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt quy hoạch lâm nghiệp), do bộ tổ chức ngày 9-10.

Tư duy quản trị để thu hút đầu tư vào rừng

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, quy hoạch lâm nghiệp không chỉ là phân bổ diện tích, phân bổ các loại rừng cần tư duy theo hướng quy hoạch lâm nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu việc làm. Làm sao sau khi bão Yagi đi qua thì bà con ở những bản làng tái định cư của Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang,... sống an tâm hơn và phát triển kinh tế từ rừng.

Quy hoạch lâm nghiệp ẩn sau đó là những giá trị của con người, của cộng đồng, chứ không phải là bao nhiêu diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Cần có tư duy quản trị để thu hút đầu tư vào rừng" - ông Hoan nói.

Theo ông Hoan, rừng có rất nhiều giá trị đa dụng như lâm nghiệp với nông nghiệp, lâm nghiệp tái sinh, carbon, môi trường, du lịch, dược liệu dưới tán rừng,...

Thay vì chỉ bấu víu vào những cây gỗ dưới tán rừng thì các địa phương cần tư duy, linh hoạt làm sao để phát huy hết những giá trị đa dụng của rừng.

Ông Hoan cũng đề nghị các địa phương sớm rà soát quy hoạch lâm nghiệp này để tích hợp vào quy hoạch kinh tế xã hội của tỉnh. Với các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, nếu thấy vấn đề nào cần thiết thì chủ động tham mưu cho UBND trình HĐND tỉnh để có những cơ chế, chính sách cho phát triển lâm nghiệp.

Ông cũng lưu ý các địa phương cần phải cân phân nhiều hơn khi quyết định chuyển đổi rừng để phát triển kinh tế xã hội bởi đây là sự đánh đổi, có thể hôm nay thấy lời nhưng 5-10 năm sau phải "trả giá".

Ông Hoan cũng cho biết ông đã giao cho Cục Lâm nghiệp nghiên cứu công nghệ trồng rừng để rừng có cấu trúc đa tầng, đa tán.

"Đứng trước biến đổi khí hậu, những cú sốc thiên tai như bão Yagi, chúng ta phải tư duy lại với rừng, tư duy về bảo vệ rừng. Với thành tựu khoa học kỹ thuật thì chúng ta tiếp tục tư duy để gắn kết nền tảng khoa học công nghệ để lực lượng kiểm lâm, cơ quan bảo vệ rừng đỡ vất vả hơn nhưng quản lý, bảo vệ rừng vẫn hiệu quả" - ông Hoan nói.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tư duy lại với rừng sau cú sốc thiên tai bão Yagi  - Ảnh 2.

Định hướng quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2030 là 15,8 triệu ha - Ảnh: NAM TRẦN

Đến 2030, cả nước có 15,8 triệu ha rừng

Ông Trần Quang Bảo - cục trưởng Cục Lâm nghiệp - cho biết quy hoạch lâm nghiệp đặt mục tiêu duy trì tỉ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42% đến 43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có.

Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần, đến năm 2030 tăng 2 lần so với năm 2020. Thu dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân 5%/năm. Giai đoạn 2021 - 2025 thu khoảng 3.500 tỉ đồng/năm, giai đoạn 2026 - 2030 thu khoảng 4.000 tỉ đồng/năm.

Quy hoạch cũng đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỉ USD vào năm 2025 và 25 tỉ USD vào năm 2030.

Theo ông Bảo, định hướng quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2030 khoảng 15,8 triệu ha (tăng khoảng 1 triệu ha so với hiện tại). Trong đó diện tích đất rừng đặc dụng là 2,45 triệu ha, đất rừng phòng hộ là 5,2 triệu ha và đất rừng sản xuất là 8,16 triệu ha. Diện tích đất có rừng khoảng 14,7 triệu ha.

Về khai thác gỗ từ rừng trồng, cây lâm nghiệp trồng phân tán, vườn nhà, vườn cây cao su thanh lý đến năm 2025 đạt 35 triệu m3 gỗ và 50 triệu m3 gỗ vào năm 2030.

Về phát triển dịch vụ môi trường rừng, sẽ tiếp tục thực hiện các loại dịch vụ môi trường rừng hiện có và nghiên cứu, mở rộng thêm các loại hình, đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng, như dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng, dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và nuôi trồng thủy sản...

https://tuoitre.vn/bo-truong-le-minh-hoan-tu-duy-lai-voi-rung-sau-cu-soc-thien-tai-bao-yagi-20241009162844479.htm

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2024 sẽ lập kỷ lục 1,3 tỷ USD

14-10-2024

Tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 203.000 tấn hồ tiêu, với trị giá hơn 1 tỷ USD, giảm 1,5% về lượng nhưng tăng tới 46,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, với việc giá xuất khẩu đang thuận lợi, năm 2024 ngành hồ tiêu sẽ mang về 1,3 tỷ USD…

Điểm danh những mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 9 tháng năm 2024

8-10-2024

Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại; máy móc, thiết bị; gỗ và sản phẩm gỗ... là những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 9 tháng.

Giới phân tích dự báo nhu cầu bảo hiểm thiên tai sẽ tăng trong thời gian tới

7-10-2024

Theo các chuyên gia, sau "cú sốc Yagi", người dùng sẽ nhìn nhận lại ý nghĩa của bảo hiểm khi gặp sự cố thiên tai không mong muốn, còn doanh nghiệp trong ngành cũng phải ứng dụng công nghệ để đẩy nhanh tốc độ kiểm đếm thiệt hại, thực hiện nhanh hơn quyền lợi đối với bên bị tổn thương...

Hoãn thực thi EUDR 1 năm

7-10-2024

Hãng tin Reuters cho biết, hôm 2/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất hoãn việc thực hiện luật cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng (EUDR).

10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, các công ty lâm nghiệp hoạt động ra sao?

4-10-2024

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả của các công ty nông, lâm nghiệp, tính đến tháng 9/2024, vẫn còn 54/169 (32%) công ty lâm nghiệp chưa hoàn thành sắp xếp, đổi mới.

Việt Nam nhập khẩu gạo kỷ lục

7-10-2024

Chín tháng đầu năm, Việt Nam đã chi gần 1 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng hơn 57% so với cùng kỳ và vượt cả năm ngoái.

Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong ứng phó với biến đổi khí hậu

30-9-2024

TCCS - Trong 34 năm qua, hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) đã phát triển từ quan hệ một chiều giữa “nước nhận viện trợ và nhà tài trợ” trở thành quan hệ đối tác bình đẳng và cùng có lợi, hợp tác toàn diện và bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu trên cơ sở lợi ích chung của cả hai phía. Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU đã đáp ứng hiệu quả, thiết thực nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược của cả hai bên, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trên thế giới; đồng thời, đóng góp to lớn trong lĩnh vực quản trị toàn cầu nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu mới, nhất là ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tổn thất sau thu hoạch nông sản, thủy sản chiếm 12% GDP toàn ngành nông nghiệp

30-9-2024

Chuỗi giá trị nông sản, thủy sản thất thoát khoảng 8,8 triệu tấn mỗi năm, tương đương 3,9 tỷ USD, chiếm 2% GDP cả nước và 12% GDP toàn ngành nông nghiệp.

Thí điểm cơ chế tín dụng để phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn xuất khẩu

30-9-2024

Trước mắt, cần rà soát để thí điểm một số mô hình tín dụng theo chuỗi liên kết tại các vùng nguyên liệu lúa gạo ĐBSCL và cà phê Tây Nguyên.

Kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ cuối năm 2024

24-9-2024

Thị trường Hoa Kỳ, một trong những thị trường chủ lực của thủy sản Việt Nam, đang tạo ra nhiều kỳ vọng về sự phục hồi và tăng trưởng trong các tháng cuối năm 2024. Cá tra được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng đơn hàng, ngược lại việc xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn sẽ đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm giá cả, thị phần, rào cản thương mại và biến động thị trường.

Khởi động dự án “Con đường tương lai bền vững cho nông dân tại Đông Nam Á”

25-9-2024

Ngày 13 tháng 9 tại Luangprabang - Lào và ngày 16 tháng 9 năm 2024 tại Hà Nội, dự án nghiên cứu phát triển “Con đường tương lai bền vững cho nông dân nhỏ tại Đông Nam Á/Pathways for Future Farmers in South East Asia” chính thức khởi động. Dự án có tổng ngân sách là 1,5 triệu đô la Úc, được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) và chủ dự án là Đại học Canberra - Úc.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu đạt 6 tỷ USD

23-9-2024

Hiện tại, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu cà phê thô, dẫn đến giá trị chưa tương xứng với tiềm năng.