TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thí điểm cơ chế tín dụng để phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn xuất khẩu

Ngày đăng: 30 | 09 | 2024

Trước mắt, cần rà soát để thí điểm một số mô hình tín dụng theo chuỗi liên kết tại các vùng nguyên liệu lúa gạo ĐBSCL và cà phê Tây Nguyên.

Đây là một trong những nội dung được Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chỉ đạo sau hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025 diễn ra mới đây.

Sau 2 năm triển khai đề án, 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn đã hình thành ngày càng rõ nét và phát triển về diện tích lẫn chất lượng. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật trong vùng nguyên liệu được đưa vào sử dụng, phục vụ tốt cho việc vận chuyển nguyên liệu từ vùng sản xuất về nhà máy chế biến tại địa phương.

Sau 2 năm triển khai Đề án, 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn đã hình thành ngày càng rõ nét và phát triển về diện tích lẫn chất lượng. Ảnh: NNVN.

Sau 2 năm triển khai Đề án, 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn đã hình thành ngày càng rõ nét và phát triển về diện tích lẫn chất lượng. Ảnh: NNVN.

Bên cạnh đó, nhiều HTX được thành lập mới và củng cố, cán bộ quản lý HTX và thành viên HTX được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ phần mềm kế toán HTX, phần mềm nhật ký sản xuất; hình thành được hệ thống các tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) để tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật về sản xuất, liên kết thị trường, phát triển HTX, tín dụng.

Các địa phương đã tập trung triển khai hiệu quả các dự án liên kết theo chuỗi, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến và có chính sách hỗ trợ đất lúa, huy động được sự tham gia và đối ứng kinh phí khá lớn của các HTX, doanh nghiệp.

Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị Cục Kinh tế hợp tác và PTNT - đơn vị đầu mối phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT, 13 tỉnh tham gia Đề án và các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai các nội dung của Đề án nhằm hoàn thành các mục tiêu, nội dung, kế hoạch đã đề ra đến năm 2025.

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT chủ trì, phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn, tư vấn cho các HTX, thành viên HTX trong các vùng nguyên liệu nhằm mở rộng quy mô thành viên tham gia, củng cố và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, làm việc với các viện, trường thuộc Bộ và các đơn vị liên quan nghiên cứu tổ chức các lớp đào tạo nghề cho các HTX, thành viên HTX và nông dân tham gia phát triển vùng nguyên liệu.

Đề án đưa nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật trong vùng nguyên liệu vào sử dụng. 

Đề án đưa nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật trong vùng nguyên liệu vào sử dụng. 

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chuyển đổi số và hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin cho HTX. Nghiên cứu thành lập Hiệp hội HTX nông nghiệp trong vùng nguyên liệu. Xây dựng hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản đạt chuẩn.

Đối với chính sách tín dụng và bảo hiểm, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị Cục Kinh tế hợp tác và PTNT phối hợp với Agribank và các ngân hàng, tổ chức tín dụng để triển khai thí điểm chính sách tín dụng gắn với bảo hiểm nông nghiệp theo chuỗi liên kết phát triển vùng nguyên liệu. Trước mắt, rà soát nhu cầu tín dụng của các HTX, doanh nghiệp và thí điểm trong các vùng nguyên liệu lúa gạo ở vùng ĐBSCL và cà phê ở vùng Tây Nguyên.

Đối với Ban quản lý các Dự án nông nghiệp, với vai trò chủ đầu tư, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành các hạng mục công trình hạ tầng vùng nguyên liệu, đưa công trình vào sử dụng trước 31/12/2024. Phối hợp rà soát, hoàn thiện thủ tục pháp lý và triển khai đầu tư các hạng mục nhà kho kết hợp trưng bày sản phẩm, sân bãi tập kết gỗ.

Bên cạnh đó, Ban quản lý các Dự án nông nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ và các địa phương đánh giá hiệu quả dự án đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ HTX phát triển vùng nguyên liệu từ giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng đề xuất mở rộng dự án đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ HTX phát triển vùng nguyên liệu từ giai đoạn 2026 - 2030.

Sẽ thí điểm một số mô hình tín dụng theo chuỗi liên kết tại các vùng nguyên liệu lúa gạo ĐBSCL và cà phê Tây Nguyên. Ảnh: NNVN.

Sẽ thí điểm một số mô hình tín dụng theo chuỗi liên kết tại các vùng nguyên liệu lúa gạo ĐBSCL và cà phê Tây Nguyên. Ảnh: NNVN.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng yêu cầu Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông và hỗ trợ tổ KNCĐ trong việc phát triển vùng nguyên liệu, tư vấn kỹ thuật, liên kết thị trường và tiếp cận khoa học công nghệ, tín dụng. Thí điểm sự tham gia của KNCĐ vào tổ chức của các HTX nông nghiệp.

Các đơn vị khác (Cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Trường Chính sách công và PTNT, các viện, trường) cần hỗ trợ đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực cho HTX; mở rộng quy mô và hiệu quả hoạt động. Hỗ trợ cấp mã vùng trồng và mã cơ sở đóng gói để phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, phối hợp tổ chức Diễn đàn 970 để kết nối thị trường, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm vùng nguyên liệu.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị 13 tỉnh tham gia Đề án bố trí kinh phí và phối hợp triển khai, hỗ trợ pháp lý và cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hạ tầng vùng nguyên liệu, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ cấp mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025 có sự tham gia của 13 tỉnh gồm Hòa Bình, Sơn La, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, Đắk Nông, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An.

 

https://nongnghiep.vn/thi-diem-co-che-tin-dung-de-phat-trien-vung-nguyen-lieu-dat-chuan-xuat-khau-d401412.html

NỘI DUNG KHÁC

Kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ cuối năm 2024

24-9-2024

Thị trường Hoa Kỳ, một trong những thị trường chủ lực của thủy sản Việt Nam, đang tạo ra nhiều kỳ vọng về sự phục hồi và tăng trưởng trong các tháng cuối năm 2024. Cá tra được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng đơn hàng, ngược lại việc xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn sẽ đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm giá cả, thị phần, rào cản thương mại và biến động thị trường.

Khởi động dự án “Con đường tương lai bền vững cho nông dân tại Đông Nam Á”

25-9-2024

Ngày 13 tháng 9 tại Luangprabang - Lào và ngày 16 tháng 9 năm 2024 tại Hà Nội, dự án nghiên cứu phát triển “Con đường tương lai bền vững cho nông dân nhỏ tại Đông Nam Á/Pathways for Future Farmers in South East Asia” chính thức khởi động. Dự án có tổng ngân sách là 1,5 triệu đô la Úc, được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) và chủ dự án là Đại học Canberra - Úc.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu đạt 6 tỷ USD

23-9-2024

Hiện tại, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu cà phê thô, dẫn đến giá trị chưa tương xứng với tiềm năng.

Khu vực tưới ngập - khô xen kẽ chuẩn quốc tế được ưu tiên thanh toán tín chỉ carbon

24-9-2024

Ngân hàng Thế giới đang tích cực tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ Việt Nam tiếp cận tài chính carbon và thị trường tín chỉ carbon chất lượng cao trong lĩnh vực lúa gạo.

Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

25-9-2024

Minh bạch về thông tin, chất lượng là một trong những đòi hỏi hàng đầu khi xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm vào thị trường EVFTA.

Xây dựng cơ chế thị trường để thúc đẩy sản xuất lúa phát thải thấp

25-9-2024

Các chuyên gia kinh tế và chính sách làm rõ những cơ hội và thách thức nhằm thúc đẩy sản xuất lúa gạo giảm phát thải thông qua cơ chế thị trường.

https://congthuong.vn/nguon-cung-tai-viet-nam-khan-hiem-gia-ca-phe-xuat-khau-vuot-dinh-345330.html

16-9-2024

Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong tháng 8/2024 đạt 5.260 USD/tấn (cao hơn 2.211 USD/tấn so với đầu năm 2024; cao hơn 2.206 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023).

Đắk Lắk bán thành công gần 17 tấn carbon trên cây lúa

16-9-2024

Doanh nghiệp đã thu mua gần 17 tấn carbon trên cây lúa với giá 20 USD/tấn, trở thành địa phương đầu tiên tại Việt Nam bán được tín chỉ carbon.

Diễn đàn Vì sự tiến bộ của phụ nữ trong nông nghiệp

6-9-2024

Ngày 12/8/2024, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức Diễn đàn "Vì sự tiến bộ của phụ nữ trong nông nghiệp". Diễn đàn là sự kiện hưởng ứng việc Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết vào tháng 5/2024 tuyên bố năm 2026 là “Năm quốc tế nữ nông dân”

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024: Cầm chắc trong tay 54 - 55 tỷ USD

6-9-2024

Với kết quả hơn 40 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 cầm chắc trong tay 54 -55 tỷ USD.

Hệ thống đổi mới sáng tạo là gì? Góc nhìn từ ngành nông nghiệp

5-9-2024

Hoạt động Đổi mới sáng tạo được nhấn mạnh trong rất nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời gian gần đây. Những văn bản này đều khẳng định tầm quan trọng không thể thiếu của đổi mới sáng tạo trong việc phát triển toàn diện các ngành, lĩnh vực của đất nước.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác đầu tư theo phương thức đối tác công - tư nhằm gia tăng giá trị của nông sản Việt Nam

5-9-2024

Thời gian qua, việc triển khai các nhóm công tác đối tác công - tư ngành hàng nông nghiệp đã và đang mang lại kết quả tích cực, đáng khích lệ, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của một số mặt hàng nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ và cải thiện đời sống người nông dân. Tuy nhiên, để gia tăng hơn nữa giá trị của nông sản Việt Nam trong thời gian tới, cần tiếp tục có giải pháp đồng bộ thúc đẩy hợp tác đầu tư theo phương thức đối tác công - tư.