TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Ngày đăng: 25 | 09 | 2024

Minh bạch về thông tin, chất lượng là một trong những đòi hỏi hàng đầu khi xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm vào thị trường EVFTA.

Gia tăng số lượng cảnh báo của EU

Theo số liệu từ Liên minh châu Âu (EU) và Tổng cục Hải quan, sau 4 năm thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng gần 50%. Điều này giúp Việt Nam vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong số các nước ASEAN, vượt qua cả những quốc gia như Thái Lan và Malaysia​, hay thậm chí là nước còn lại trong khu vực cũng đã ký kết hiệp định thương mại tự do là Singapore.

Ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - đánh giá, EVFTA dở bỏ hàng rào thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam; đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất - chế biến nông sản, thực phẩm.

Tuy nhiên, EU vẫn là thị trường rất khó tính, thường xuyên thay đổi quy định về kiểm dịch động thực vật nhằm bảo vệ sức khoẻ con người, ngăn ngừa lây lan dịch bệnh trên động, thực vật. Đây là thách thức mà người sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu phải vượt qua để duy trì và phát triển thị trường.

Thị trường EU có 3 quy định an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) đối với nông sản thực phẩm và thủy sản nhập khẩu. Theo thống kê của Văn phòng SPS Việt Nam, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, các quốc gia thành viên WTO đã đưa ra 551 thông báo và dự thảo biện pháp SPS được gửi đến Việt Nam; trong đó, có 115 thông báo về thay đổi mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật hoặc kháng sinh; sau đó là sức khỏe động vật, sức khỏe thực vật, thức ăn chăn nuôi...

Đáng nói, chỉ riêng trong 6 tháng năm 2024 số lượng cảnh báo an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật với nông sản từ EU tăng bất thường, tăng gần 20%, nhiều nhất trong các đối tác thương mại nông sản của Việt Nam.

Cụ thể, Việt Nam nhận 57 cảnh báo trong nửa năm, trong khi cùng kỳ năm 2023 là 31 cảnh báo, tăng hơn 80%. Trong số này, TP. Hồ Chí Minh chiếm nhiều nhất, với 23 cảnh báo.

Việc EU tăng số lượng cảnh báo khiến tần suất kiểm tra biên giới của nông sản tăng. Hiện, Việt Nam còn 4 mặt hàng phải chịu, với tần suất thanh long (30%), ớt (50%), đậu bắp (50%), sầu riêng (10%).

"EU không quy định về khối lượng hàng, nên đôi khi chỉ có vài chục ký ớt xuất sang cũng bị kiểm tra và cảnh báo vi phạm. Với nhóm hàng bị cảnh báo ở mức độ cao, nếu không có giải pháp kịp thời chấn chỉnh, cải thiện có thể sẽ bị EU không cho nhập vào", ông Ngô Xuân Nam cảnh báo và cho rằng việc gia tăng bất thường số lượng cảnh báo SPS có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.

Về phía chủ quan, doanh nghiệp xuất khẩu chưa thực sự tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu vì mức MRL (giới hạn dư lượng tối đa) đối với mỗi hoạt chất của mỗi nước là khác nhau. Việc này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chuyên sâu và am hiểu khoa học, kỹ thuật.

Ngoài ra, theo thói quen từ trước, người sản xuất ở một số nơi còn chưa có biện pháp, kế hoạch sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, phân bón đúng hướng dẫn. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát cũng là một lý do khiến số lượng cảnh báo tăng.

Lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng, tỷ lệ giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói chưa đạt. Ví dụ, sầu riêng chỉ giám sát 52% vùng trồng và 47% cơ sở đóng gói. Pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định và chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm.

Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ luôn được thị trường đón nhận

Bà Hoàng Thị Liên - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam - cho biết, ngành hàng hồ tiêu nói riêng và gia vị nói chung còn tồn tại một số hạn chế trong kiểm soát các vấn đề SPS, xuất phát từ sản xuất nhỏ lẻ, nông dân, doanh nghiệp chưa nắm bắt đầy đủ các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu. Đáng chú ý nhất là các cảnh báo từ thị trường EU liên quan đến 3 chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật, kim loại nặng.

"Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về SPS trên các trang thông tin chính thức của Văn phòng SPS, tham khảo các trường hợp tương tự để tránh vi phạm", bà Liên khuyến cáo.

Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, cần có sự phối hợp đồng bộ hơn giữa đơn vị đầu mối (Văn phòng SPS, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường) doanh nghiệp, hiệp hội để xử lý hiệu quả các vấn đề như lô hàng bị cảnh báo, vướng mắc trong thực thi liên quan đến SPS.

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn về SPS của thị trường EU, ông Võ Văn Hoài - Chuyên viên Cao cấp Phòng Đảm bảo chất lượng Công ty Acecook Việt Nam - cho biết công ty liên tục cập nhật văn bản luật mới trên Cổng tra cứu luật chính thức của EU (Europa); nghiên cứu chương trình kiểm soát sản phẩm nhập khẩu, nắm các chỉ tiêu nằm trong kế hoạch kiểm tra của hải quan, những vấn đề EU đang đặc biệt quan tâm.

Bên cạnh đó, bộ phận đảm bảo chất lượng thường xuyên rà soát sản phẩm, xem xét sự phù hợp của tiêu chuẩn nguyên liệu, thành phẩm so với quy định mới của thị trường, thiết lập lại kế hoạch kiểm soát chất lượng nguyên liệu, quá trình sản xuất và thành phẩm. Công ty cũng thường xuyên tham vấn ý kiến của cơ quan quản lý quốc gia hoặc đơn vị tư vấn luật đối với các vấn đề luật định phức tạp, không hiểu rõ.

Nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA khác, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên - cho biết, Bộ Công Thương xác định tiếp tục nắm bắt khó khăn, vướng mắc về sản xuất, xuất khẩu thông qua mối liên hệ chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng để kịp thời giải quyết; bám sát tình hình thực tế, chỉ đạo kịp thời, điều hành linh hoạt công tác xuất khẩu.

Cùng với đó, Bộ cũng chủ trì, phối hợp để đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, đặc biệt cho các mặt hàng trái cây và sản phẩm trồng trọt; tập trung triển khai hiệu quả công tác xúc tiến xuất khẩu; kịp thời thông tin cho doanh nghiệp, hiệp hội về nhu cầu, quy định mới của thị trường…

NguồnBáo Công Thương

NỘI DUNG KHÁC

Xây dựng cơ chế thị trường để thúc đẩy sản xuất lúa phát thải thấp

25-9-2024

Các chuyên gia kinh tế và chính sách làm rõ những cơ hội và thách thức nhằm thúc đẩy sản xuất lúa gạo giảm phát thải thông qua cơ chế thị trường.

https://congthuong.vn/nguon-cung-tai-viet-nam-khan-hiem-gia-ca-phe-xuat-khau-vuot-dinh-345330.html

16-9-2024

Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong tháng 8/2024 đạt 5.260 USD/tấn (cao hơn 2.211 USD/tấn so với đầu năm 2024; cao hơn 2.206 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023).

Đắk Lắk bán thành công gần 17 tấn carbon trên cây lúa

16-9-2024

Doanh nghiệp đã thu mua gần 17 tấn carbon trên cây lúa với giá 20 USD/tấn, trở thành địa phương đầu tiên tại Việt Nam bán được tín chỉ carbon.

Diễn đàn Vì sự tiến bộ của phụ nữ trong nông nghiệp

6-9-2024

Ngày 12/8/2024, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức Diễn đàn "Vì sự tiến bộ của phụ nữ trong nông nghiệp". Diễn đàn là sự kiện hưởng ứng việc Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết vào tháng 5/2024 tuyên bố năm 2026 là “Năm quốc tế nữ nông dân”

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024: Cầm chắc trong tay 54 - 55 tỷ USD

6-9-2024

Với kết quả hơn 40 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 cầm chắc trong tay 54 -55 tỷ USD.

Hệ thống đổi mới sáng tạo là gì? Góc nhìn từ ngành nông nghiệp

5-9-2024

Hoạt động Đổi mới sáng tạo được nhấn mạnh trong rất nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời gian gần đây. Những văn bản này đều khẳng định tầm quan trọng không thể thiếu của đổi mới sáng tạo trong việc phát triển toàn diện các ngành, lĩnh vực của đất nước.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác đầu tư theo phương thức đối tác công - tư nhằm gia tăng giá trị của nông sản Việt Nam

5-9-2024

Thời gian qua, việc triển khai các nhóm công tác đối tác công - tư ngành hàng nông nghiệp đã và đang mang lại kết quả tích cực, đáng khích lệ, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của một số mặt hàng nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ và cải thiện đời sống người nông dân. Tuy nhiên, để gia tăng hơn nữa giá trị của nông sản Việt Nam trong thời gian tới, cần tiếp tục có giải pháp đồng bộ thúc đẩy hợp tác đầu tư theo phương thức đối tác công - tư.

Triển vọng ngành hàng lúa gạo thế giới tháng 8/2024

28-8-2024

Sản lượng gạo thế giới niên vụ 2024/2025 dược dự báo đạt mức cao kỷ lục 527,7 triệu tấn, giảm 464.000 tấn so với mức dự báo trong tháng 7/2024 nhưng tăng 7,3 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng gạo được dự báo giảm tại Việt Nam, Hoa Kỳ và Ukraina nhưng tăng tại Nga và Kazakhstan.

Xuất khẩu hồ tiêu của Brazil giảm do mất mùa

27-8-2024

Sáu tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Brazil đạt 37.181 tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2023. Năm 2024, tổng sản lượng hồ tiêu của Brazil được dự đoán sẽ giảm khoảng 20 – 30% do hạn hán.

Bốn mươi năm đổi mới chính sách phát triển ngành thuỷ sản

27-8-2024

Việt Nam là quốc gia ven biển Đông, biển đảo với lợi thế địa lý, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái cung cấp lợi thế về trữ lượng hải sản vô cùng to lớn. Ra đời từ sớm, thuỷ sản những năm giữa thế kỷ trước vẫn mang đậm dấu ấn của hoạt động kinh tế tự nhiên, “nghề cá” chỉ được xem là nghề phụ trong nông nghiệp. Sau 40 năm đổi mới, tỷ trọng ngành thuỷ sản trong khối nông lâm ngư nghiệp tăng nhanh qua các năm, từ 5,66% năm 1986 lên đến 21,97% năm 2021(4). Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không chỉ vùng nông thôn ven biển mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây nguyên.

Bức tranh kinh tế mới được biến đổi khí hậu vẽ ra ở lưu vực sông Mêkông

27-8-2024

Giờ đây những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã rõ rệt hơn sau mỗi năm, thậm chí có thể là sau một vài tháng. Trước bối cảnh đó, người ta tự hỏi các hoạt động kinh tế sẽ thay đổi như thế nào?

Tạo dòng tài chính mới từ thị trường carbon

23-8-2024

Chiều 22/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.