TIN TỨC-SỰ KIỆN

Diễn đàn Vì sự tiến bộ của phụ nữ trong nông nghiệp

Ngày đăng: 06 | 09 | 2024

Ngày 12/8/2024, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức Diễn đàn "Vì sự tiến bộ của phụ nữ trong nông nghiệp". Diễn đàn là sự kiện hưởng ứng việc Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết vào tháng 5/2024 tuyên bố năm 2026 là “Năm quốc tế nữ nông dân”

 

Diễn đàn "Vì sự tiến bộ của phụ nữ trong nông nghiệp" được tổ chức hưởng ứng việc Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết vào tháng 5/2024 tuyên bố năm 2026 là “Năm quốc tế nữ nông dân” và đã ghi nhận nhiều chia sẻ hữu ích của các đại biểu là nữ nông dân về kinh nghiệm phát triển nông nghiệp.

Tại diễn đàn, bà Jennifer H. Schmidt, Thạc sĩ về Dinh dưỡng con người tại Đại học Delaware, được đào tạo chuyên sâu về chế độ dinh dưỡng và nông nghiệp, hiện đang điều hành doanh nghiệp nông nghiệp Schmidt Farms InS, doanh nghiệp trồng ngô, đậu nành, lúa mì, rau và nho với diện tích lên đến 800ha, đã chia sẻ kinh nghiệm sử dụng công nghệ trong trang trại của mình gồm:

-                Sử dụng phần mềm để ghi chú nhật ký về doanh thu, lượng đầu vào sản xuất, sâu bệnh cho từng loại nông sản hay từng khu vực cụ thể trong trang trại. Từ đó, người nông dân có thể xử lý vấn đề kịp thời, thực hiện tổng kết các thông tin để đưa ra quyết định sản xuất đúng đắn cho mùa vụ sau.

-                Việc ghi lại nhật ký sản xuất phù hợp cho các thị trường khó tính, yêu cầu ngặt nghèo về các quy định kỹ thuật như hàm lượng thuốc trừ sâu, phân bón,…

-                Các phần mềm còn có thể kết hợp với các cảm biến trên trang trại để đưa ra các cảnh báo tới điện thoại của người quản lý trang trại nếu các chỉ số như độ ẩm đất, sâu bệnh, cây bệnh… vượt quá ngưỡng cho phép.

-                Ngoài ra phần mềm còn được tích hợp GPS để có các tính năng hỗ trợ việc phun thuốc trừ sâu tự động, tránh việc phun quá liều ở 1 diện tích cụ thể.

-                Việc tích hợp GPS cũng giúp phần mềm có thể trực quan hóa các dữ liệu thành báo cáo dạng bản đồ.

-                Phần mềm có tích hợp AI trong nhận diện hình ảnh của côn trùng, cỏ dại gây hại và các bệnh của cây trồng, giúp cho việc phát hiện vấn đề dễ dàng hơn.

-                Ngoài ra, bà Schmidt còn sử dụng các tính năng cung cấp thông tin thị trường hàng ngày để có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.

-                Theo chia sẻ của bà Schmidt, việc kết nối với các nữ doanh nhân khác cũng rất quan trọng trong việc chia sẻ kiến thức và phát triển bản thân.

Bà Jaclyn Wilson điều hành trang trại Wilson Flying Diamond Ranch (Lakeside, bang Nebraska) chăn nuôi bò, bê thế hệ thứ năm cùng với cha, được vinh danh là Nhà Chăn nuôi bò chất lượng quốc gia của năm 2023. Jaclyn sáng lập doanh nghiệp Flying Diamond Beef tiên phong trong việc bán thịt bò NFT. Ngoài ra, bà nắm vai trò lãnh đạo trong Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn của bang Nebraska và Hiệp hội thịt bò quốc gia, được công nhận là một trong 40 người dưới 40 tuổi có tầm ảnh hưởng đối với lĩnh vực nông nghiệp của Tạp chí Trang trại năm 2016. Đến dự diễn đàn, bà Jaclyn Wilson đã chia sẻ những công nghệ tân tiến trong trang trại chăn nuôi bò như: (i) Công nghệ cảm biến được thiết lập trên khắp các vùng chăn thả của gia đình bà nhằm theo dõi các thay đổi trực tiếp trên bản đồ thông qua điện thoại di động; (ii) Sử dụng công nghệ theo dõi gen, tình trạng của các cá thể bò để can thiệp trong việc lai tạo ra các giống bò phù hợp hơn với nhu cầu của nhà quản lý; (iii) Hệ thống quản lý các thông tin của từng cá thể bò trong đàn, được lưu trữ theo id của từng cá thể. Ngoài ra, mỗi con trong đàn đều có 1 cảm biến nhiệt trên tai để theo dõi thân nhiệt của bò; hay việc lấy mô của bò theo định kì để thu thập các dữ liệu tăng trưởng của bò nhằm đưa ra lộ trình dinh dưỡng cho từng cá thể, và biết được bao giờ thì có thể mổ thịt.

Theo bà Jaclyn, các giải pháp để tăng hiệu suất sản xuất trong chăn nuôi cần áp dụng các công nghệ tiên tiến sẽ giảm được tỷ lệ chết bệnh của vật nuôi, giảm số lượng công việc trong quản lý chăn nuôi và tăng chất lượng đầu ra của sản phầm. Các chính sách của Nhà nước sẽ giúp đỡ các trang trại có định hướng về phát triển và các gói ưu đãi hỗ trợ cho các trang trại nhằm đạt được mục tiêu đó. Ngoài ra, bà Jaclyn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuyên truyền các chính sách và định hướng của Nhà nước cho các trang trại, thuyết phục người dân đi theo các định hướng mới. Quan trọng nhất, các cộng đồng người cung cấp thực phẩm cần kết nối và chia sẻ với nhau, cùng nhau phát triển.

Bà Jennifer H. Schmidt chia sẻ, Chính phủ Hoa Kỳ có nhiều chủ trương, chính sách và ưu đãi cho nữ nông dân.  Sau nhiều năm làm việc và cống hiến, bà Jennifer thấy rằng: “Làm việc gì thì phải đảm bảo thành thạo việc đó”, vì vậy cần đảm bảo đủ quy mô, công nghệ, thiết bị kĩ thuật để triển khai công việc. Chia sẻ tại tọa đàm, bà Jennifer cũng bày tỏ sự thích thú về ý tưởng cộng đồng cùng tham gia phát triển và đóng góp cho nông nghiệp. Tuy phụ nữ tham gia vào ngành nông nghiệp Việt Nam đang có những rào cản và khó khăn riêng, nhưng tất cả theo hướng đến mục tiêu chung và trách nhiệm chung về chất lượng sản phẩm và sức khỏe cộng đồng.

Cũng theo bà Jennifer, nữ nông dân Hoa Kỳ không cạnh tranh với đất nước nào mà cạnh tranh với chính bản thân mình, luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để mang lại sản phẩm tốt nhất cho thị trường. Bà Jennifer cũng đề cập đến việc chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Tuy cần một thời gian dài để phát triển, bà hi vọng rằng người phụ nữ Việt Nam sẽ thúc đẩy và ứng dụng thành công các phương pháp sản xuất tiên tiến và canh tác được những giống cây trồng chất lượng, từ đó có thể sản xuất và đem các sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng.

Theo bà, Jaclyn Wilson những người quản lý doanh nghiệp, trang trại phải biết chính xác doanh nghiệp của mình như thế nào, mọi vấn đề trên diện tích đất đai mà mình quản lý. Một thực tế hiện này là đang có sự thiếu kết nối giữa vai trò của nông dân và người làm chính sách. Nông dân chưa có nhiều cơ hội đóng góp cho chính sách còn người làm chính sách lại hạn chế thực tiễn khi xây dựng chính sách. Việc tham vấn, tranh luận để đưa ra quyết sách là vấn đề quan trọng, cần được song hành với việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ mới. Việc sử dụng thành tựu khoa học công nghệ cũng sẽ đóng góp quan trọng vào dữ liệu để xây dựng chính sách và phát huy vai trò của nông dân.

Trong suốt chương trình, hai nữ nông dân Jennifer và Jaclyn đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc có được từ kinh nghiệm nông nghiệp sâu rộng của mình. Họ cũng khuyến khích đối thoại và hành động nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp trên toàn thế giới./.

Nguyễn Việt Dũng, Ban Chính sách và Chiến lược/Ipsard

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.                Diễn đàn 'Vì sự tiến bộ của phụ nữ trong nông nghiệp'. Báo Nông Nghiệp. 2024.

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024: Cầm chắc trong tay 54 - 55 tỷ USD

6-9-2024

Với kết quả hơn 40 tỷ USD trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 cầm chắc trong tay 54 -55 tỷ USD.

Hệ thống đổi mới sáng tạo là gì? Góc nhìn từ ngành nông nghiệp

5-9-2024

Hoạt động Đổi mới sáng tạo được nhấn mạnh trong rất nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời gian gần đây. Những văn bản này đều khẳng định tầm quan trọng không thể thiếu của đổi mới sáng tạo trong việc phát triển toàn diện các ngành, lĩnh vực của đất nước.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác đầu tư theo phương thức đối tác công - tư nhằm gia tăng giá trị của nông sản Việt Nam

5-9-2024

Thời gian qua, việc triển khai các nhóm công tác đối tác công - tư ngành hàng nông nghiệp đã và đang mang lại kết quả tích cực, đáng khích lệ, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của một số mặt hàng nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ và cải thiện đời sống người nông dân. Tuy nhiên, để gia tăng hơn nữa giá trị của nông sản Việt Nam trong thời gian tới, cần tiếp tục có giải pháp đồng bộ thúc đẩy hợp tác đầu tư theo phương thức đối tác công - tư.

Triển vọng ngành hàng lúa gạo thế giới tháng 8/2024

28-8-2024

Sản lượng gạo thế giới niên vụ 2024/2025 dược dự báo đạt mức cao kỷ lục 527,7 triệu tấn, giảm 464.000 tấn so với mức dự báo trong tháng 7/2024 nhưng tăng 7,3 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng gạo được dự báo giảm tại Việt Nam, Hoa Kỳ và Ukraina nhưng tăng tại Nga và Kazakhstan.

Xuất khẩu hồ tiêu của Brazil giảm do mất mùa

27-8-2024

Sáu tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Brazil đạt 37.181 tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2023. Năm 2024, tổng sản lượng hồ tiêu của Brazil được dự đoán sẽ giảm khoảng 20 – 30% do hạn hán.

Bốn mươi năm đổi mới chính sách phát triển ngành thuỷ sản

27-8-2024

Việt Nam là quốc gia ven biển Đông, biển đảo với lợi thế địa lý, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái cung cấp lợi thế về trữ lượng hải sản vô cùng to lớn. Ra đời từ sớm, thuỷ sản những năm giữa thế kỷ trước vẫn mang đậm dấu ấn của hoạt động kinh tế tự nhiên, “nghề cá” chỉ được xem là nghề phụ trong nông nghiệp. Sau 40 năm đổi mới, tỷ trọng ngành thuỷ sản trong khối nông lâm ngư nghiệp tăng nhanh qua các năm, từ 5,66% năm 1986 lên đến 21,97% năm 2021(4). Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không chỉ vùng nông thôn ven biển mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây nguyên.

Bức tranh kinh tế mới được biến đổi khí hậu vẽ ra ở lưu vực sông Mêkông

27-8-2024

Giờ đây những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã rõ rệt hơn sau mỗi năm, thậm chí có thể là sau một vài tháng. Trước bối cảnh đó, người ta tự hỏi các hoạt động kinh tế sẽ thay đổi như thế nào?

Tạo dòng tài chính mới từ thị trường carbon

23-8-2024

Chiều 22/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Trung Quốc ăn sầu riêng nhiều nhất thế giới, phát thải ra lượng CO2 khổng lồ

14-8-2024

Người dân Trung Quốc đang ăn sầu riêng nhiều nhất thế giới. Cũng bởi vậy, Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề tăng phát thải khí nhà kính khi cây sầu riêng và sản phẩm vỏ sầu riêng tạo ra lượng CO2 khổng lồ.

Với Việt Nam, EVFTA chắc chắn là thành công lớn

13-8-2024

Những tiêu chuẩn cao của EVFTA giúp nền kinh tế Việt Nam mở rộng thương mại, đạt được lợi thế rõ rệt trong việc tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại toàn cầu. Trao đổi với phóng viên Báo Thế giới & Việt Nam, GS. TS. Andreas Stoffers, chuyên gia nghiên cứu về kinh tế Việt Nam hiện đang sống tại Đức nhận định, các số liệu kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 đã chứng minh lợi ích từ “hiệp định lịch sử” với Liên minh châu Âu (EU).

Vùng chuyên canh lúa - tôm đầu tiên của Việt Nam nhận chứng nhận BAP

22-8-2024

Đây là chứng nhận quốc tế thứ 2 và là chứng nhận BAP đầu tiên của Việt Nam được trao cho vùng chuyên canh tôm lúa ở tỉnh Cà Mau.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Làm tốt các khâu, thu nhập nông dân sẽ cao hơn’

13-8-2024

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có những chia sẻ xung quanh đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia, trong đó ông cho rằng nếu làm tốt các khâu, mục tiêu cuối cùng là thu nhập của nông dân sẽ cao hơn.