TIN TỨC-SỰ KIỆN

Trung Quốc ăn sầu riêng nhiều nhất thế giới, phát thải ra lượng CO2 khổng lồ

Ngày đăng: 14 | 08 | 2024

Người dân Trung Quốc đang ăn sầu riêng nhiều nhất thế giới. Cũng bởi vậy, Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề tăng phát thải khí nhà kính khi cây sầu riêng và sản phẩm vỏ sầu riêng tạo ra lượng CO2 khổng lồ.

Nhiều năm nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Lượng sầu riêng quốc gia này nhập khẩu tăng mạnh theo từng năm và chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Năm 2023, Trung Quốc đã chi khoảng 6,7 tỷ USD để nhập khẩu hơn 1,42 triệu tấn sầu riêng tươi nguyên quả, tăng gần 70% so với năm trước để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa. Quy mô thị trường sầu riêng ở quốc gia tỷ dân này cũng được dự báo chạm mốc 20 tỷ USD vào năm 2028.

Hiện nay, nguồn cung sầu riêng cho Trung Quốc chủ yếu đến từ Thái Lan và Việt Nam. 

Việc nhập khẩu hàng triệu tấn sầu riêng tươi mỗi năm khiến Trung Quốc đối mặt với lượng rác thải sinh học khổng lồ có thể gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính, chuyên gia nông nghiệp Thái Lan Sakda Sinives phân tích về xu hướng của thị trường sầu riêng tại Trung Quốc.

Theo ông Sakda Sinives, phần ăn được (cơm) sầu riêng chỉ chiếm khoảng 30-35% trọng lượng quả, trong khi 65-70% còn lại là vỏ và hạt không ăn được. Năm ngoái, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,42 triệu tấn sầu riêng tươi, tức thải ra môi trường khoảng 969.627 tấn chất thải là vỏ và hạt sầu riêng.

Trung Quốc nhập khẩu hàng triệu tấn sầu riêng mỗi năm. Ảnh: Mạnh Khương

Chất thải hữu cơ từ vỏ sầu riêng sẽ tạo phát thải khí nhà kính. Vị chuyên gia Thái Lan này dẫn chứng, quá trình phân hủy kỵ khí chất thải hữu cơ tại các bãi chôn lấp sẽ sinh ra lượng khí mê-tan (CH₄) lớn; quá trình phân huỷ hiếu khí sinh ra carbon dioxide (CO₂); ngoài ra còn sinh ra lượng nitơ oxit (N₂O) từ quá trình phân hủy nitơ trong chất thải là vỏ sầu riêng.

Bên cạnh đó, ông cũng cho biết, quá trình phân hủy rác thải hữu cơ là vỏ sầu riêng còn sinh ra mùi hôi, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, đồng thời làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới môi trường sống.

Không đưa ra con số cụ thể lượng phát thải khí nhà kính từ vỏ sầu riêng trong quá trình phân huỷ, song chuyên gia Sakda Sinives cho biết đây là vấn đề Trung Quốc phải đương đầu và đang tìm cách xử lý.

Đáng chú ý, trong quá trình cố gắng phát triển vùng trồng để giảm lượng hàng nhập khẩu, cây sầu riêng Trung Quốc lại phát thải ra nhiều CO2 hơn các loại cây trồng khác.

Các nhà nghiên cứu từ Khoa Tài nguyên và Khoa học Môi trường thuộc Đại học Nông nghiệp Nam Kinh (NAU) cho biết, 1kg sầu riêng sẽ thải ra lượng khí thải tương đương khoảng 2kg carbon dioxide (CO2). 

Đây là kết quả nghiên cứu, thu thập mẫu từ các trang trại ở Hải Nam - vùng sản xuất sầu riêng lớn nhất của Trung Quốc hiện nay. Theo đó, trong chu kỳ sinh trưởng của sầu riêng, các quá trình canh tác như tưới tiêu, bón phân và thuốc trừ sâu, đóng gói và vận chuyển... đều tạo ra khí thải carbon.

Cheng Kun - Phó Giáo sư tại NAU, nhận xét, sầu riêng có lượng khí thải carbon cao hơn so với các loại trái cây khác. Tại các vùng trồng, những cây sầu riêng của Trung Quốc mới bắt đầu ra quả trong 2 năm qua. Năng suất thấp hơn trong giai đoạn đầu sinh trưởng của cây sầu riêng dẫn đến lượng khí thải carbon cao hơn trên mỗi quả.

Nhằm giải quyết tình trạng này, các công ty trồng sầu riêng bắt đầu sử dụng than sinh khối, do các nhà nghiên cứu từ NAU phát triển, để làm giàu chất hữu cơ trong đất, cải thiện cấu trúc đất và tăng cường khả năng giữ nước và độ phì nhiêu.

Phương pháp này không chỉ cải thiện chất lượng đất và năng suất sầu riêng mà còn làm tăng đáng kể khả năng cô lập carbon trong đất, dự kiến ​​sẽ cắt giảm hơn 30% lượng khí thải carbon.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh đàm phán để nhập sầu riêng đông lạnh (cơm sầu đã tách vỏ) để đưa về thị trường tiêu thụ. Quá trình đàm phán kỹ thuật cho phép nhập khẩu sầu riêng đông lạnh với Việt Nam đã hoàn tất, nghị định thư dự kiến sẽ được ký kết vào thời gian tới.

Đây được xem là giải pháp để giảm lượng rác thải từ vỏ và hạt sầu riêng, đồng thời giúp Trung Quốc tiết kiệm được khoản chi phí lớn trong vấn đề vận chuyển.

Bởi, do chỉ 30-35% quả sầu riêng có thể ăn được và 65-70% là chất thải, các nhà xuất khẩu sang Trung Quốc phải chịu chi phí vận chuyển lượng chất thải này, chuyên gia Thái Lan Sakda Sinives tính toán. Do đó, nếu đẩy mạnh nhập khẩu sầu đông lạnh trong thời gian tới, Trung Quốc có thể tiết kiệm được vài trăm triệu USD mỗi năm.

https://vietnamnet.vn/trung-quoc-an-sau-rieng-nhieu-nhat-the-gioi-phat-thai-ra-luong-co2-khong-lo-2311115.html

NỘI DUNG KHÁC

Với Việt Nam, EVFTA chắc chắn là thành công lớn

13-8-2024

Những tiêu chuẩn cao của EVFTA giúp nền kinh tế Việt Nam mở rộng thương mại, đạt được lợi thế rõ rệt trong việc tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại toàn cầu. Trao đổi với phóng viên Báo Thế giới & Việt Nam, GS. TS. Andreas Stoffers, chuyên gia nghiên cứu về kinh tế Việt Nam hiện đang sống tại Đức nhận định, các số liệu kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 đã chứng minh lợi ích từ “hiệp định lịch sử” với Liên minh châu Âu (EU).

Vùng chuyên canh lúa - tôm đầu tiên của Việt Nam nhận chứng nhận BAP

22-8-2024

Đây là chứng nhận quốc tế thứ 2 và là chứng nhận BAP đầu tiên của Việt Nam được trao cho vùng chuyên canh tôm lúa ở tỉnh Cà Mau.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Làm tốt các khâu, thu nhập nông dân sẽ cao hơn’

13-8-2024

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có những chia sẻ xung quanh đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia, trong đó ông cho rằng nếu làm tốt các khâu, mục tiêu cuối cùng là thu nhập của nông dân sẽ cao hơn.

[Báo cáo] Thị trường cà phê quý II: Nỗi lo thiếu hụt nguồn cung quay trở lại

13-8-2024

Thị trường ngày càng lo ngại nguồn cung cà phê toàn cầu bị thiếu hụt, phản ánh trong việc giá quay trở lại đà tăng trong tháng đầu tháng 7.

Agribank cung ứng vốn tín dụng phát triển 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao

13-8-2024

VTV.vn - Trong tổng mức đầu tư khoảng 800 triệu USD thực hiện Đề án phát triển 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, Agribank sẽ là ngân hàng chủ lực cung ứng vốn tín dụng...

Năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam bằng 40% Thái Lan

13-8-2024

Sáng 7/8, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị triển khai xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực ngành NN-PTNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

EUDR - 5 tháng nữa sẽ biết ai cầu thủ, ai khán giả!

12-8-2024

Quy định về việc quản lý nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm không gây phá rừng, suy thoái rừng của Châu Âu (EUDR) có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 30/12/2024. Theo đó, cà phê, gỗ và cao su của Việt Nam xuất sang thị trường EU phải được truy xuất nguồn gốc đến từng vườn, không có nguồn gốc từ đất do phá rừng hoặc góp phần vào suy thoái rừng tính từ thời điểm 30/12/2020.

Xuất khẩu thủy sản hồi phục và tăng tốc hướng tới mục tiêu 10 tỷ đô la mỹ

13-8-2024

Trong 6 tháng đầu năm, ngành thủy sản đối mặt nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng của biến động thế giới về chính trị, kinh tế, xã hội, tuy nhiên giá trị xuất khẩu thủy sản vẫn tăng trưởng hơn 6% so với cùng kỳ. Dự báo tình hình xuất khẩu thủy sản sẽ tăng tốc vào Quý III và Quý IV/2024.

Luật Đất Đai 2024: Những điểm mới và tác động kỳ vọng

13-8-2024

Ngày 18/01/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai 2024, thay thế Luật Đất đai 2013, có hiệu lực từ ngày 01/08/2024. Luật mới có nhiều điểm đổi mới quan trọng, được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai. So với Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai 2024 đã thể chế nhiều nội dung mới mang tính chất đột phá quan trọng, góp phần vào mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính đất đai, giá đất; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; điều tra, đánh giá đất đai, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai; phân cấp, phân quyền, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, sử dụng đất đai; giám sát, theo dõi, đánh giá việc quản lý, sử dụng đất.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ: Những động thái mới nhất

30-7-2024

Ấn Độ đang xem xét điều chỉnh lệnh hạn chế xuất khẩu gạo theo hướng giảm giá xuất khẩu tối thiểu của gạo basmati; giảm thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ….

Khơi thông hành lang pháp lý cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao

30-7-2024

Không chỉ các doanh nghiệp, người nông dân tiếp cận các nguồn lực tài chính cho đầu tư và phát triển nông nghiệp thông minh gặp khó, mà các ngân hàng cho vay vốn với các dự án nông nghiệp công nghệ cao cũng gặp nhiều vướng mắc…

Làm rõ quy định về đăng ký kinh doanh tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

29-7-2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 92/2024/NĐ-CP về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.