TIN TỨC-SỰ KIỆN

Khơi thông hành lang pháp lý cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ngày đăng: 30 | 07 | 2024

Không chỉ các doanh nghiệp, người nông dân tiếp cận các nguồn lực tài chính cho đầu tư và phát triển nông nghiệp thông minh gặp khó, mà các ngân hàng cho vay vốn với các dự án nông nghiệp công nghệ cao cũng gặp nhiều vướng mắc…

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao vẫn đang vấp phải nhiều thách thức. Ảnh minh họa.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao vẫn đang vấp phải nhiều thách thức. Ảnh minh họa.

Xác định nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là lĩnh vực được ưu tiên và luôn dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, tại "Diễn đàn Nông nghiệp 2024” mới đây, ông Lê Văn Tuấn, Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), thừa nhận vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình cho vay vốn thực hiện công nghệ cao.

CHO VAY CÒN NHIỀU VƯỚNG MẮC

Cụ thể, ông Tuấn cho rằng chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều bất cập như việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng làm thủ tục thế chấp vay ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch còn chung chung, chưa quy định cơ quan nào xác nhận các tiêu chí của dự án, nên ngân hàng thiếu căn cứ để xác định cho vay theo chương trình.

Ngoài ra, thiếu nguồn vốn đầu tư để phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ông Tuấn đánh giá, đây là một yếu tố quan trọng, bởi lẽ, để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trước tiên phải có vốn đầu tư lớn cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý môi trường, đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, máy móc, công nghệ, đào tạo người lao động, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm…

Việc tích tụ đất đai và kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn còn nhiều bất cập. Để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cần phải có diện tích đất quy mô lớn, ở vị trí thuận lợi cho sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, việc phát triển nông nghiệp còn thiếu quy hoạch, quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất còn chậm.

Thêm vào đó, chính sách đất nông nghiệp chưa khuyến khích nông dân bảo vệ đất và đầu tư dài hạn vào đất. Đất sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn còn rất manh mún.

Những năm gần đây, việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Mặc dù vậy, ông Tuấn nhận định, so với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, thì vẫn còn khoảng cách khá xa.

Hệ thống đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp sẽ là một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp khi muốn đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Thực tế cho thấy năng lực nội sinh lĩnh vực khoa học công nghệ trong nông nghiệp của nước ta còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Bất cập trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; công nghệ chế biến sâu chưa làm chủ được, các doanh nghiệp vẫn phải nhận chuyển giao từ nước ngoài... là những rào cản cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao thời gian qua.

Ông Tuấn cũng chỉ ra, tính tuân thủ của các bên khi tham gia chuỗi giá trị và thị trường bảo hiểm nông nghiệp vẫn chưa phát triển tương xứng. Việc tuân thủ hợp đồng nông nghiệp của các đơn vị trong chuỗi giá trị còn nhiều bất cập, thiếu biện pháp xử lý để tăng tính ràng buộc.

Cùng với đó, lĩnh vực nông nghiệp có rủi ro lớn nhưng số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm còn hạn chế, sản phẩm bảo hiểm còn đơn điệu. Mặt khác, bản chất của ngành nông nghiệp là gắn liền với rủi ro nên các doanh nghiệp bảo hiểm cũng chưa mặn mà.

Ông Lê Văn Tuấn: "Vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình cho vay vốn thực hiện công nghệ cao."

Ông Lê Văn Tuấn: "Vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình cho vay vốn thực hiện công nghệ cao."

Hơn nữa, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn hẹp, không ổn định, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế sản xuất một số sản phẩm còn thấp, chưa tương xứng với mức độ đầu tư. Phần lớn nông sản của Việt Nam xuất khẩu mới chỉ ở dạng thô, sơ chế, giá trị gia tăng thấp, nhiều loại nông, lâm, thủy sản chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế, khả năng cạnh tranh thấp.

Chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, lao động nông nghiệp trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo là 12,57 triệu người, chiếm 89,97% tổng số lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản trong độ tuổi lao động. Trong khi đó, việc đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa bám sát yêu cầu của thực tế.

NHANH CHÓNG BAN HÀNH CÁC KHUNG PHÁP LÝ

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới, ông Phạm Đình Nam, Viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam, cho biết khi đầu tư nông nghiệp công nghiệp cao, doanh nghiệp phải bỏ chi phí lớn cho hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật… Do đó, cần coi đây là tài sản đảm bảo để tiếp cận tín dụng kể cả những sản phẩm được hình thành trên đất nông nghiệp.

Theo đó, các Bộ ngành cần nhanh chóng ban hành các khung pháp lý, quy định và hướng dẫn liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, tài chính xanh nhằm khơi thông hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp cũng như tổ chức tài chính tham gia vào thị trường nông nghiệp công nghệ cao, tài chính xanh.

Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ chi phí thiết kế đồng ruộng, cơ sở hạ tầng, tạo vùng sản xuất tập trung chuyên canh sản xuất hàng hóa, thuận tiện cho áp dụng cơ giới hóa để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hỗ trợ chi phí đo đạc, lập hồ sơ, chuyển đổi đất đai giữa các tổ chức, hộ nông dân, doanh nghiệp tham gia đầu tư trong vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Đồng thời, cần hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xúc tiến thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao…

Tiến hành xây dựng các mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ để đưa vào phục vụ nông nghiệp. Phối hợp với các sở, ngành, viện, trường, các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài tập hợp các dữ liệu, tài liệu, mô hình đã có.

Ông Tuấn kiến nghị cần xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp từng bước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Đặc biệt, các trường đại học, viện, học viện cần có các chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng, thu hút được lao động trẻ, có năng lực, trình độ nghiên cứu về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

Chú trọng đào tạo nâng cao kỹ thuật, kỹ năng sử dụng vận hành công nghệ và làm chủ công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, kỹ năng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp cho cán bộ quản lý khoa học - công nghệ, cán bộ kỹ thuật… của hợp tác xã, tổ hợp tác. Đào tạo tay nghề ngắn hạn và thường xuyên cho nông dân, tập huấn cho các doanh nghiệp, nông dân về kiến thức công nghệ cao trong nông nghiệp.

https://vneconomy.vn/khoi-thong-hanh-lang-phap-ly-cho-phat-trien-nong-nghiep-cong-nghe-cao.htm

 

NỘI DUNG KHÁC

Làm rõ quy định về đăng ký kinh doanh tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

29-7-2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 92/2024/NĐ-CP về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đang đứng trước cơ hội, thách thức chưa từng có trong quá trình chuyển đổi số

22-7-2024

Đó là khẳng định của các chuyên gia tại Hội thảo khoa học quốc gia về kết quả nghiên cứu Đề tài phát triển bền vững nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nông dân trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, đô thị hoá và thích ứng với biến đổi khí hậu (Đề tài KX.04/21-25) do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 20/7.

Các nước xuất khẩu nông nghiệp lo ngại bản đồ phá rừng của EU không chính xác

18-7-2024

Úc và Brazil cảnh báo, Liên minh châu Âu (EU) đang sử dụng dữ liệu không chính xác để lập bản đồ về đất phá rừng nhằm thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR).

Sẽ thí điểm xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trong năm 2024

18-7-2024

Việc thí điểm xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp sẽ thực hiện tại một số tỉnh trong năm 2024. Việc xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp.

Nâng cao chuỗi giá trị cà phê để tăng giá trị xuất khẩu

15-7-2024

Những năm gần đây, mặc dù ngành hàng cà phê của nước ta có những bước phát triển nhanh chóng cả về diện tích và sản lượng, nhưng giá trị xuất khẩu vẫn còn thấp. Nguyên nhân chính là do là phê xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, sản xuất chủ yếu là giống cà phê Robusta có giá thấp, thiếu vốn đầu tư tái canh và chế biến sâu cà phê. Vì vậy, để để tăng giá trị xuất khẩu, ngành cà phê phải hình thành các chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – thương mại sản phẩm cà phê, gắn liền với xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê chất lượng cao. Đồng thời, tăng khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính cho cả doanh nghiệp và người nông dân để đầu tư tái canh và chế biến sâu cà phê chất lượng cao.

Rabobank dự báo ngành tôm sẽ tăng trưởng khiêm tốn vào năm 2024, nhưng thách thức thị trường toàn cầu cản trở nỗ lực phục hồi

15-7-2024

Mặc dù bối cảnh thị trường toàn cầu đầy biến động, Rabobank dự đoán ngành tôm nuôi sẽ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong năm 2024, đặc biệt là ở các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.

TÌNH HÌNH XUẤT - NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN THÁNG 6/2024

15-7-2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 20,7%, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2023; thị trường Trung Quốc chiếm 20,2%, tăng 9,5% và thị trường Nhật Bản chiếm 6,7%, tăng 5%.

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI THÁNG 5/2024

15-7-2024

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu được dự báo giảm ở các nước sản xuất chính, trong khi nhu cầu vẫn đang phục hồi mạnh trở lại tại Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu sau khi sụt giảm vào năm 2023.

Tin Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 và Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

2-7-2024

Ngày 02/7/2024, Đảng bộ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội nghị “Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 và Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng”.

Triển vọng ngành hàng lúa gạo thế giới tháng 6/2024

26-6-2024

Sản lượng gạo thế giới niên vụ 2024/2025 dược dự báo đạt mức cao kỷ lục 527,6 triệu tấn, không đổi so với mức dự báo trong tháng 5/2024 nhưng tăng 7,6 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước.

Nâng cao năng lực SPS giúp doanh nghiệp tránh bị đào thải

26-6-2024

Sau nhiều năm thai nghén, Đề án nâng cao hiệu quả thực thi SPS được ban hành giữa tháng 6/2024 và được kỳ vọng giúp nông sản Việt tiếp cận với công nghệ thế giới.

Đầu tư vào nông nghiệp chưa tương xứng với đóng góp của ngành

26-6-2024

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; là bệ đỡ mỗi khi nền kinh tế rơi vào suy thoái hoặc khủng hoảng; là ngành duy nhất tạo ra xuất siêu với mức độ ngày một tăng cao. Cùng với việc đảm bảo an ninh lương thực, tăng trưởng nông nghiệp giúp tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định và đây là yếu tố nền tảng tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, thu hút đầu tư tư nhân cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian qua ngành nông nghiệp chưa nhận được mức đầu tư tương xứng từ xã hội, tỷ lệ vốn đầu tư xã hội trong tổng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp liên tục giảm. Đầu tư công thấp, khả năng thu hút đầu tư doanh nghiệp tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp còn hạn chế nên chưa phát huy hết tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp.