TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sẽ thí điểm xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trong năm 2024

Ngày đăng: 18 | 07 | 2024

Việc thí điểm xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp sẽ thực hiện tại một số tỉnh trong năm 2024. Việc xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp.

Xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp

Chiều 17/7, tại TP.Cần Thơ, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo tham vấn về đánh giá, xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp.

Sẽ thí điểm xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trong năm 2024- Ảnh 1.

PGS.TS Chu Tiến Quang - nguyên Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) phát biểu tại hội thảo tham vấn về đánh giá, xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp. Ảnh: Huỳnh Xây

Theo thông tin được đưa ra tại hội thảo, việc xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp là hết sức cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, chuyển đổi từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế". Qua đó, thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiệu quả của khu vực kinh tế tập thể, đặc biệt là hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đây là cũng là nhiệm vụ của Chính phủ giao cho Bộ NNPTNT thực hiện. Theo đó, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cùng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn phối hợp tham mưu cho Bộ NNPTNT triển khai.

Để xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp cần phải có bộ chỉ số đánh giá (gọi tắt là CGI).

Sẽ thí điểm xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trong năm 2024- Ảnh 2.

Quang cảnh hội thảo tham vấn về đánh giá, xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp. Ảnh: Huỳnh Xây

CGI gồm có 9 chỉ số thành phần và 44 chỉ tiêu nhỏ. Trong đó, riêng về các chỉ số, tập trung đánh giá về tăng trưởng số lượng và quy mô hợp tác xã, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, năng lực sản xuất và cung ứng dịch vụ, kết quả hoạt động kinh doanh, quản trị công khai minh bạch của hợp tác xã nông nghiệp, mức độ hài lòng với các chính sách, thể chế hỗ trợ hợp tác xã...

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, đối tượng sử dụng bộ chỉ số đánh giá gồm nhiều đơn vị. Cụ thể, lãnh đạo cơ quan các cấp ở các địa phương sử dụng CGI làm thước đo thành công hàng năm về cải cách thủ tục và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp. Hợp tác xã và các thành viên sử dụng CGI để giám sát hoạt động của chính quyền địa phương trong các thủ tục hành chính.

Các nhà hoạch định chính sách trung ương tham khảo các chỉ tiêu của CGI làm tiêu chí đánh giá cho nhiều chính sách về hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp. Giới nghiên cứu, học giả khai thác bộ dữ liệu CGI cho các nghiên cứu, phân tích khoa học.

Thí điểm xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trong năm 2024

PGS.TS Chu Tiến Quang - nguyên Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho biết, xếp hạng môi trường kinh doanh hợp tác xã không dễ. Theo PGS.TS Chu Tiến Quang, khi nói đến môi trường kinh doanh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp phải xem xét môi trường bên trong (vật tư đầu vào, quá trình sản xuất, kinh doanh,...) và môi trường bên ngoài (thị trường, giao dịch bên ngoài,...).

Sẽ thí điểm xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trong năm 2024- Ảnh 3.

Thu hoạch lúa tại hợp tác xã Tiến Thuận (huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ). Ảnh: Huỳnh Xây

Để được xếp hạng môi trường kinh doanh cao, đối với mô trường bên trong, các địa phương cần tạo điều kiện để tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp hoạt động đạt kết quả tốt, có tư vấn, giám sát và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động.

Đối với môi trường bên ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và cơ quan chính quyền địa phương các cấp phải có trách nhiệm thúc đẩy phát triển trong tạo lập và vận hành pháp luật, chính sách đối với tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp.

Theo TS.Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thời gian qua, việc cải cách môi trường kinh doanh đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, chú trọng. Tuy vậy, quá trình thực thi còn nhiều bất cập, hạn chế.

Cụ thể, các chương trình cải cách môi trường kinh doanh còn nhấn mạnh nhiều hơn tới khu vực doanh nghiệp, hàm lượng nội dung, giải pháp cho kinh tế tập thể, hợp tác xã còn mờ nhạt, khó xác định, không xuất phát từ nhu cầu thực tế, chồng chéo về nội dung. Ngoài ra còn có thiếu cơ chế, chính sách đặc thù.

Trong thời gian tới, để nâng cao thứ hạng môi trường kinh doanh, TS.Nguyễn Minh Thảo cho rằng, chủ yếu là cần giảm thời gian, giảm thủ tục, giảm chi phí đầu tư đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp. Để làm được vấn đề trên, cần có lộ trình cụ thể, tốt nhất là từng năm, từng vấn đề theo định hướng phát triển và đặc thù địa phương. Song song đó phải có sự giám sát, đánh giá.

Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn nhận định việc xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp là vấn đề khó. Bởi nó không giống môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, rất cần cụ thể hóa ở từng địa phương.

"Phía Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn sẽ tổng hợp ký kiến các đại biểu sau đó cùng các chuyên gia nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện bộ chỉ số đánh giá. Đây là vấn đề khó nên đi từng bước, trước mắt là thực hiện thí điểm tại một số tỉnh trong năm 2024" - ông Thịnh nói.

Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thông tin thêm: "Việc xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp sẽ công bố thường niên hàng năm. Để minh bạch, công bằng nhất đối với các địa phương, sẽ có đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm đi thu thập thông tin".

https://danviet.vn/se-thi-diem-xep-hang-moi-truong-kinh-doanh-cap-tinh-doi-voi-kinh-te-tap-the-hop-tac-xa-nong-nghiep-trong-nam-2024-20240717134411628.htm

NỘI DUNG KHÁC

Nâng cao chuỗi giá trị cà phê để tăng giá trị xuất khẩu

15-7-2024

Những năm gần đây, mặc dù ngành hàng cà phê của nước ta có những bước phát triển nhanh chóng cả về diện tích và sản lượng, nhưng giá trị xuất khẩu vẫn còn thấp. Nguyên nhân chính là do là phê xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, sản xuất chủ yếu là giống cà phê Robusta có giá thấp, thiếu vốn đầu tư tái canh và chế biến sâu cà phê. Vì vậy, để để tăng giá trị xuất khẩu, ngành cà phê phải hình thành các chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – thương mại sản phẩm cà phê, gắn liền với xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê chất lượng cao. Đồng thời, tăng khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính cho cả doanh nghiệp và người nông dân để đầu tư tái canh và chế biến sâu cà phê chất lượng cao.

Rabobank dự báo ngành tôm sẽ tăng trưởng khiêm tốn vào năm 2024, nhưng thách thức thị trường toàn cầu cản trở nỗ lực phục hồi

15-7-2024

Mặc dù bối cảnh thị trường toàn cầu đầy biến động, Rabobank dự đoán ngành tôm nuôi sẽ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong năm 2024, đặc biệt là ở các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.

TÌNH HÌNH XUẤT - NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN THÁNG 6/2024

15-7-2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 20,7%, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2023; thị trường Trung Quốc chiếm 20,2%, tăng 9,5% và thị trường Nhật Bản chiếm 6,7%, tăng 5%.

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI THÁNG 5/2024

15-7-2024

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu được dự báo giảm ở các nước sản xuất chính, trong khi nhu cầu vẫn đang phục hồi mạnh trở lại tại Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu sau khi sụt giảm vào năm 2023.

Tin Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 và Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

2-7-2024

Ngày 02/7/2024, Đảng bộ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội nghị “Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 và Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng”.

Triển vọng ngành hàng lúa gạo thế giới tháng 6/2024

26-6-2024

Sản lượng gạo thế giới niên vụ 2024/2025 dược dự báo đạt mức cao kỷ lục 527,6 triệu tấn, không đổi so với mức dự báo trong tháng 5/2024 nhưng tăng 7,6 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước.

Nâng cao năng lực SPS giúp doanh nghiệp tránh bị đào thải

26-6-2024

Sau nhiều năm thai nghén, Đề án nâng cao hiệu quả thực thi SPS được ban hành giữa tháng 6/2024 và được kỳ vọng giúp nông sản Việt tiếp cận với công nghệ thế giới.

Đầu tư vào nông nghiệp chưa tương xứng với đóng góp của ngành

26-6-2024

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; là bệ đỡ mỗi khi nền kinh tế rơi vào suy thoái hoặc khủng hoảng; là ngành duy nhất tạo ra xuất siêu với mức độ ngày một tăng cao. Cùng với việc đảm bảo an ninh lương thực, tăng trưởng nông nghiệp giúp tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định và đây là yếu tố nền tảng tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, thu hút đầu tư tư nhân cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian qua ngành nông nghiệp chưa nhận được mức đầu tư tương xứng từ xã hội, tỷ lệ vốn đầu tư xã hội trong tổng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp liên tục giảm. Đầu tư công thấp, khả năng thu hút đầu tư doanh nghiệp tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp còn hạn chế nên chưa phát huy hết tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp.

Tín chỉ carbon, cơ hội và thách thức cho sản xuất nông nghiệp

25-6-2024

Tín chỉ carbon là gì, được sử dụng như thế nào? Bài viết của PGS.TS Mai Văn Trịnh, Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Mô hình sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn quy trình canh tác lúa bền vững – Câu chuyện về Hợp tác xã nông nghiệp Phú Thạch, An Giang

20-6-2024

Hợp tác xã nông nghiệp Phú Thạnh, xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang như một nhân tố điển hình về việc đẩy mạnh sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn quy trình canh tác lúa bền vững và liên kết tiêu thụ. Ông Trần Văn Lô Ba- Chủ tịch Hội đồng quản trị- Giám đốc Hợp tác xã chia sẻ những bước đầu của quy trình canh tác lúa ứng dụng cơ giới hóa.

Báo cáo tình hình hình xuất khẩu cà phê thế giới tháng 5/2024

20-6-2024

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Thế giới, giá cà phê thế giới giảm trong nửa đầu tháng 5 nhưng tăng mạnh trở lại vào cuối tháng. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu đã tăng 8,1 triệu bao sau 7 tháng đầu của niên vụ 2023/2024.

Xây dựng bản đồ trữ lượng carbon rừng

20-6-2024

Theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, tỉnh Thái Nguyên đang triển khai rà soát để xây dựng bản đồ trữ lượng carbon của rừng cũng như lộ trình phù hợp phát triển thị trường carbon.