TIN TỨC-SỰ KIỆN

Mô hình sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn quy trình canh tác lúa bền vững – Câu chuyện về Hợp tác xã nông nghiệp Phú Thạch, An Giang

Ngày đăng: 20 | 06 | 2024

Hợp tác xã nông nghiệp Phú Thạnh, xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang như một nhân tố điển hình về việc đẩy mạnh sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn quy trình canh tác lúa bền vững và liên kết tiêu thụ. Ông Trần Văn Lô Ba- Chủ tịch Hội đồng quản trị- Giám đốc Hợp tác xã chia sẻ những bước đầu của quy trình canh tác lúa ứng dụng cơ giới hóa.

 

Ảnh: Hợp tác xã nông nghiệp Phú Thạnh

Hợp tác xã nông nghiệp Phú Thạnh được quy hoạch là vùng sản xuất chuyên canh lúa nếp của huyện Phú Tân, với diện tích đất trồng lúa nếp 1.700 ha. Sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh nhưng thiếu bền vững; mô hình liên kết lúa nếp theo chuỗi giá trị được hình thành nhưng chậm nhân rộng. Người dân luôn phải đối mặt bất lợi từ biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng tần suất, khó dự đoán; ảnh hưởng lớn của biến động thị trường; diện tích sản xuất tại địa phương manh mún, nhỏ lẻ. Một số ít người dân còn sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật theo tập quán canh tác trước đây, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa được kiểm soát tốt. Việc liên kết tiêu thụ vẫn tồn tại những hạn chế, bên cạnh đó vai trò các chủ thể tham gia liên kết chưa phát huy đầy đủ. Vụ đông xuân 2022-2023, Hợp tác xã nông nghiệp Phú Thạnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Xanh Việt Nam (GIC Việt Nam) triển khai và tổ chức thực hiện mô hình canh tác lúa bền vững.

Mô hình canh tác lúa bền vững được thực hiện trên diện tích 20 ha. Hộ dân được tham gia lớp tập huấn với nội dung hướng dẫn quy trình canh tác lúa bền vững; hướng dẫn quản lý sâu bệnh tổng hợp theo IPM và quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật MRLs; hướng dẫn nông dân ghi chép sổ nhật ký theo dõi trong suốt quá trình sản xuất; hướng dẫn các tiêu chuẩn canh tác lúa bền vững…Hộ nông dân thực hiện mô hình ghi chép đầy đủ các chi phí từ gieo sạ đến thu hoạch bao gồm: chi phí vật tư, phân bón, nhiên liệu và thiết bị, chi phí thuê mướn lao động và cuối vụ sẽ tổng hợp tính hiệu quả sản xuất mỗi mô hình.

Ông Lô Ba cho rằng xây dựng mô hình canh tác lúa bền vững là xu thế sản xuất mới dựa trên nền sản xuất theo hướng “1 phải, 5 giảm” giúp nông dân quản lý lượng nước tưới, nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khi áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp; góp phần giảm thiểu tác động môi trường vào sản xuất, thúc đẩy hiệu quả sử dụng tài nguyên và khả năng phục hồi với biến đổi khí hậu trong hệ thống sản xuất lúa nước. Đây cũng là hướng mà ông để tâm 3-4 năm nay để triển khai cho các thành viên Hợp tác xã.

Sau khi nông dân tham gia thực hiện mô hình trình diễn đã áp dụng đúng yêu cầu kỹ thuật của mô hình đặt ra, nhờ vậy giảm được nhiều chi phí sản xuất như: giống, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động... Kết quả cho thấy, mặc dù năng suất của ruộng sản xuất theo mô hình thấp hơn với ruộng ngoài mô hình, và ruộng mô hình có sử dụng phân hữu cơ nên chi phí phân bón cao hơn đối chứng, nhưng nhờ mức đầu tư chi phí sản xuất ở khâu giống và thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, nên tổng chi phí thấp hơn nhiều so với ruộng ngoài mô hình. Kết quả ruộng mô hình thu được lợi nhuận cao hơn so với ruộng ngoài mô hình khoảng 1.922.000 đồng/ha.

Đồng thời, xét về hiệu quả môi trường, mô hình canh tác áp dụng kỹ thuật ngập khô xen kẽ, thu gom rơm và vùi rơm thì tổng lượng phát thải khí nhà kính là 1.972 kg CO2 tương đương /vụ/ha, còn ruộng ngoài mô hình (đốt rơm rạ, không áp dụng ngập khô xen kẽ) tổng lượng phát thải khí nhà kính đến 6.137 kg CO2 tương đương/vụ/ha. Như vậy, canh tác theo yêu cầu kỹ thuật của mô hình, theo tiêu chuẩn quy trình canh tác lúa bền vững, thực hiện vụ Đông xuân 2022 -2023 ở Hợp tác xã nông nghiệp Phú Thạnh trên lúa nếp làm giảm lượng phát thải khí nhà kính 3 lần so với tập quán canh tác thông thường của nông dân.

                Để phát huy tiềm năng, lợi thế, thời gian tới, Hợp tác xã tiếp tục đẩy mạnh tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện đại, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải; tiếp tục tuyên truyền, vận động thành viên và nông dân thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thực hiện tốt các chuỗi liên kết trong sản xuất tiêu thụ. Hợp tác xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa, lúa nếp chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh đến 2030 với quy mô 50 ha tại ấp Phú Lộc và Gò Ba Gia trong năm 2024-2025, và dự kiến đến năm 2030 nhân rộng trên toàn bộ 1.700 ha của địa bàn xã.

Thúy An/Ban Chính sách và Chiến lược/Ipsard

 

 

NỘI DUNG KHÁC

Báo cáo tình hình hình xuất khẩu cà phê thế giới tháng 5/2024

20-6-2024

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Thế giới, giá cà phê thế giới giảm trong nửa đầu tháng 5 nhưng tăng mạnh trở lại vào cuối tháng. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu đã tăng 8,1 triệu bao sau 7 tháng đầu của niên vụ 2023/2024.

Xây dựng bản đồ trữ lượng carbon rừng

20-6-2024

Theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, tỉnh Thái Nguyên đang triển khai rà soát để xây dựng bản đồ trữ lượng carbon của rừng cũng như lộ trình phù hợp phát triển thị trường carbon.

Liên minh Châu Âu chưa sẵn sàng thi hành Quy định EUDR

18-6-2024

Thông tin từ Hiệp hội thương mại ngũ cốc Coceral, Liên minh Châu Âu (EU) chưa sẵn sàng thực thi đạo luật về sản xuất hàng hóa không gây mất rừng (EUDR).

Cuộc họp tham các cơ quan và chuyên gia tỉnh Đồng Tháp cho dự thảo Bộ chỉ số giám sát và đánh giá thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Chuyển đổi hệ thống lương thực minh bạch, trách nhiệm và bền vững tại Việt Nam đến năm 2030

18-6-2024

Ngày 11 tháng 6 năm 2024, Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp – Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã tổ chức cuộc họp tham vấn ý kiến các chuyên gia, cán bộ địa phương đến từ các sở/ngành và các cơ quan tại tỉnh Đồng Tháp cho dự thảo Bộ chỉ số giám sát và đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia về Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030 (Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 28/3/2023). Hoạt động này nằm trong khuôn khổ dự án nghiên cứu "Xây dựng bộ chỉ số giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Chuyển đổi hệ thống lương thực minh bạch, trách nhiệm và bền vững tại Việt Nam đến năm 2030" do Chính phủ Ireland tài trợ thực hiện trong năm 2024.

Đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho nông thủy sản, trái cây, thịt gia súc, gia cầm từ Việt Nam

18-6-2024

Ngày 17/6/2024 tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tiếp đồng chí Phó Tự Ứng, Ủy viên thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (Nhân đại) toàn quốc kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Nhân đại toàn quốc Trung Quốc.

Xuất khẩu gạo sang Philippines sẽ ra sao khi nước này sửa luật về gạo

13-6-2024

Philippines nhiều khả năng sẽ sửa Luật số 11203 về tự do hóa xuất nhập khẩu và thương mại gạo. Điều này ảnh hưởng gì tới xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines?

Giới thiệu tài liệu hướng dẫn về Hệ thống canh tác trong nhà kính

10-6-2024

Trong những năm gần đây, năng suất nông nghiệp đã bị ảnh hưởng bởi một loạt vấn đề bao gồm các hiện tượng khí hậu bất lợi và thường xuyên, sự lây lan ngày càng tăng của sâu bệnh và sự thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên như đất và nước, gây ra thiệt hại đáng kể cho người nông dân. Thế giới đang vận hành theo những chữ “biến”: biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng. Đây là những thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp và đội ngũ nông dân. Trong bối cảnh đó, mỗi người đang hối hả tìm kiếm, cập nhật tri thức mới, kỹ năng mới, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc đã ban hành ấn phẩm Hệ thống canh tác được bảo vệ với những hướng dẫn chi tiết từ vật liệu đến  phương thức xây dựng, cách quản lý hệ thống canh tác trong nhà kính, nhà lưới phù hợp với nông hộ vừa và nhỏ.

Chúng ta có nên học lại cách nông dân thời xưa đối phó với tác động của biến đổi khí hậu?

10-6-2024

Trong hàng chục khám phá khảo cổ học trên khắp thế giới, từ các hồ chứa và kênh đào thành công một thời ở Angkor Wat ở Campuchia cho đến các thuộc địa của người Viking bị bỏ hoang ở Greenland, người ta đã tìm thấy nhiều bằng chứng về cách các nền văn minh thời xưa đối phó những biến đổi khí hậu không lường trước được. Trong số những khám phá này có những câu chuyện thành công, trong đó các phương pháp canh tác cổ xưa đã giúp các nền văn minh tồn tại qua thời kỳ khó khăn.

Xuân Lộc, mốc son xây dựng nông thôn mới

7-6-2024

Huyện Xuân Lộc từng là vùng đất lửa trong chiến tranh với lịch sử hào hùng của quân và dân để mở tung cánh cửa thép phía Đông tiến vào giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước. Thời bình, địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong sản xuất, đạt được danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Vì vậy, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã chọn huyện thuần nông Xuân Lộc với xuất phát điểm còn nhiều khó khăn làm mô hình điểm.

Kể cho người tiêu dùng nghe câu chuyện về hải sản Na Uy

7-6-2024

Giám đốc NSC khu vực Đông Nam Á: ‘Nếu có thông tin không đúng về hải sản Na Uy, chúng tôi có một tổ chức giải quyết những khủng hoảng này, đưa ra sự thật’.

Nỗ lực “làm mới” hợp tác xã nông nghiệp

5-6-2024

Từ ngày 1/7/2024, Luật Hợp tác xã năm 2023 sẽ có hiệu lực thi hành, thay thế Luật Hợp tác xã hiện hành với nhiều điểm mới giúp khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển. Tại Đà Nẵng, các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 đã hoạt động có hiệu quả, góp phần phát huy vai trò kinh tế hộ, song quá trình phát triển cũng gặp nhiều khó khăn...

Viết tiếp câu chuyện vốn liếng

23-5-2024

Viết tiếp là vì đề tài này đã viết cách đây gần 5 năm nhưng giờ đọc lại vẫn thấy còn nhiều điều cần trao đổi thêm. Viết tiếp là vì vừa nhận được thông tin một vài doanh nghiệp khởi nghiệp đang gặp khó khăn, thậm chí có thể ngưng hoạt động, do gánh nặng lãi suất, vốn liếng cứ thiếu trước hụt sau.