TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giới thiệu tài liệu hướng dẫn về Hệ thống canh tác trong nhà kính

Ngày đăng: 10 | 06 | 2024

Trong những năm gần đây, năng suất nông nghiệp đã bị ảnh hưởng bởi một loạt vấn đề bao gồm các hiện tượng khí hậu bất lợi và thường xuyên, sự lây lan ngày càng tăng của sâu bệnh và sự thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên như đất và nước, gây ra thiệt hại đáng kể cho người nông dân. Thế giới đang vận hành theo những chữ “biến”: biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng. Đây là những thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp và đội ngũ nông dân. Trong bối cảnh đó, mỗi người đang hối hả tìm kiếm, cập nhật tri thức mới, kỹ năng mới, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc đã ban hành ấn phẩm Hệ thống canh tác được bảo vệ với những hướng dẫn chi tiết từ vật liệu đến  phương thức xây dựng, cách quản lý hệ thống canh tác trong nhà kính, nhà lưới phù hợp với nông hộ vừa và nhỏ.

 

Năm 2023, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc với sự hỗ trợ của Văn phòng tiểu vùng ở Caribe và Phòng Bảo vệ và Sản xuất thực vật đã xuất bản “Hệ thống bảo vệ quá trình canh tác ”, bao gồm 13 ấn phẩm thông tin kỹ thuật. Các hệ thống canh tác trong nhà kính cung cấp một giải pháp thay thế và đã được điều chỉnh theo thời gian để kiểm soát hoặc giải quyết một cách hiệu quả các yếu tố sản xuất chính ảnh hưởng đến năng suất - từ nước, chất dinh dưỡng và đất, đến khí hậu, sâu bệnh.

Ấn phẩm mang đến cho người dân kiến ​​thức kỹ thuật về các công nghệ và thực hành thích hợp để cải thiện quản lý cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế như nước và đất, chất dinh dưỡng và lao động, cũng như thúc đẩy sản xuất tại địa phương, tạo ra việc làm, tăng cơ hội kinh doanh và giảm nhập khẩu để đạt được an ninh lương thực.

Hình Minh hoạ - Nguồn Freepick

Sản xuất áp dụng Hệ thống canh tác trong nhà kính mang lại những ưu điểm sau:

Khả năng cung cấp điều kiện khí hậu tối ưu cho tăng trưởng, giảm thiểu tác động tiêu cực của các hiện tượng khí hậu cực đoan như mưa quá nhiều, gió lớn, đợt lạnh và sóng nhiệt hiệu quả trong việc sử dụng đất, nước, chất dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời kiểm soát sâu bệnh hiệu quả giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu và tăng chất lượng cây trồng

Năng suất tăng so với các hệ thống sản xuất ngoài đồng ruộng giảm nguy cơ thua lỗ trong đầu tư vào đầu vào và lao động (do tăng cường kiểm soát và giảm thiểu các yếu tố bên ngoài). Nông dân có thể trồng trọt quanh năm và lên lịch thu hoạch khi có cơ hội thị trường.

Hơn nữa, các hệ thống canh tác được bảo vệ cho phép sử dụng các phương pháp và công nghệ tiên tiến như nuôi cấy không cần đất (ví dụ: thủy canh và chất nền), ghép cây giống chất lượng cao, tác nhân kiểm soát sinh học, giải pháp dinh dưỡng tuần hoàn, canh tác thẳng đứng, tưới nhỏ giọt và năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, việc sử dụng các hệ thống canh tác trong nhà kính cũng có thể có những hạn chế và do đó, các khía cạnh và vấn đề sau đây cần được xem xét và giải quyết:

Hệ thống kiểm soát khí hậu: Ở Việt Nam, nhất là các tỉnh thành miền bắc có mùa đông rét dài, người dân có thể duy trì và kéo dài thời gian canh tác bằng hệ thống nhà kính (dĩ nhiên với quy mô nhỏ hơn đáng kể). Tuy nhiên, những người nông dân quy mô nhỏ không đủ khả năng chi trả chi phí làm mát hoặc sưởi ấm cao có thể ngừng trồng trọt hoặc có nguy cơ giảm năng suất.

Đầu tư ban đầu cao: Điều này có thể phụ thuộc phần nào vào tính kinh tế theo quy mô; diện tích lắp đặt càng lớn thì chi phí trên một đơn vị diện tích càng thấp.

Trình độ chuyên môn cao: Cần có kiến ​​thức và kỹ năng cụ thể liên quan đến cây trồng, cơ sở hạ tầng, khí hậu, nước, đất và chất dinh dưỡng cũng như quản lý sâu bệnh.

Thực trạng diễn ra tại Đà Lạt cho thấy, nhà kính, nhà lưới đã và đang phá huỷ cảnh quan mộng mơ và sức khoẻ hệ sinh thái nơi đây, dẫu cho phương pháp canh tác này mang lại lợi ích kinh tế rất lớn nhờ năng suất cao. Trong khi ngành nông nghiệp đang chuyển đổi từ nông nghiệp nâu (thâm dụng tài nguyên, vật tư đầu vào, sử dụng tài nguyên không hiệu quả, quy trình sản xuất kém bền vững, quản lý sử dụng và xử lý phụ phẩm, chất thải không hiệu quả) sang nông nghiệp xanh (sử dụng hiệu quả tài nguyên, vật tư đầu vào, áp dụng sản xuất theo chuẩn bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm, các bon thấp, giảm áp lực ô nhiễm không khí, đất, nước, khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học).

Hiện nay, tại Việt Nam đang có rất nhiều chính sách khuyến khích đầu tư để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.  Tuy nhiên, việc sản xuất trong nhà lưới, nhà màng (nhà kính) cần được xem xét lại hiệu quả cả về kinh tế, xã hội, môi trường và sức khoẻ của cộng đồng, không nên chạy theo phong trào. Nếu xét thấy phương pháp sản xuất này không phù hợp với đặc điểm địa hình, đất đai, khí hậu, cây trồng… ở địa phương thì không nên ứng dụng.

Nguyễn Trung Kiên/Ban Chính sách Chiến lược/IPSARD

References

FAO. 2023. Introduction and advantages of protected cultivation systems

https://openknowledge.fao.org/handle/20.500.14283/cc7839en

Doãn Trí Tuệ, 2023. Đôi điều về sản xuất nông nghiệp trong nhà lưới, nhà màng ở Nghệ An

https://nongnghiep.vn/doi-dieu-ve-san-xuat-nong-nghiep-trong-nha-luoi-nha-mang-o-nghe-an-d365560.html

 

 

NỘI DUNG KHÁC

Chúng ta có nên học lại cách nông dân thời xưa đối phó với tác động của biến đổi khí hậu?

10-6-2024

Trong hàng chục khám phá khảo cổ học trên khắp thế giới, từ các hồ chứa và kênh đào thành công một thời ở Angkor Wat ở Campuchia cho đến các thuộc địa của người Viking bị bỏ hoang ở Greenland, người ta đã tìm thấy nhiều bằng chứng về cách các nền văn minh thời xưa đối phó những biến đổi khí hậu không lường trước được. Trong số những khám phá này có những câu chuyện thành công, trong đó các phương pháp canh tác cổ xưa đã giúp các nền văn minh tồn tại qua thời kỳ khó khăn.

Xuân Lộc, mốc son xây dựng nông thôn mới

7-6-2024

Huyện Xuân Lộc từng là vùng đất lửa trong chiến tranh với lịch sử hào hùng của quân và dân để mở tung cánh cửa thép phía Đông tiến vào giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước. Thời bình, địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong sản xuất, đạt được danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Vì vậy, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã chọn huyện thuần nông Xuân Lộc với xuất phát điểm còn nhiều khó khăn làm mô hình điểm.

Kể cho người tiêu dùng nghe câu chuyện về hải sản Na Uy

7-6-2024

Giám đốc NSC khu vực Đông Nam Á: ‘Nếu có thông tin không đúng về hải sản Na Uy, chúng tôi có một tổ chức giải quyết những khủng hoảng này, đưa ra sự thật’.

Nỗ lực “làm mới” hợp tác xã nông nghiệp

5-6-2024

Từ ngày 1/7/2024, Luật Hợp tác xã năm 2023 sẽ có hiệu lực thi hành, thay thế Luật Hợp tác xã hiện hành với nhiều điểm mới giúp khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển. Tại Đà Nẵng, các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 đã hoạt động có hiệu quả, góp phần phát huy vai trò kinh tế hộ, song quá trình phát triển cũng gặp nhiều khó khăn...

Viết tiếp câu chuyện vốn liếng

23-5-2024

Viết tiếp là vì đề tài này đã viết cách đây gần 5 năm nhưng giờ đọc lại vẫn thấy còn nhiều điều cần trao đổi thêm. Viết tiếp là vì vừa nhận được thông tin một vài doanh nghiệp khởi nghiệp đang gặp khó khăn, thậm chí có thể ngưng hoạt động, do gánh nặng lãi suất, vốn liếng cứ thiếu trước hụt sau.

Nhiều nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị tổ chức nước ngoài đăng ký trước

22-5-2024

Thuốc lá Vinataba, cafe Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, gạo Nàng Hương… đã bị đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trước ở Mỹ do doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng bảo hộ.

Các cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc kéo dài thời gian làm việc, tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản

23-5-2024

Hai cửa khẩu có lượng thông quan xe chở hoa quả tươi lớn là cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh đều làm việc cả ngày thứ 7 và Chủ nhật. Các đơn vị chức năng cũng thống nhất với phía Trung Quốc kéo dài thời gian thông quan đến 20h, có cửa khẩu kéo dài đến 21h hằng ngày để nâng cao hiệu suất thông quan...

Thực trạng phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam: Quá trình và một số vấn đề (Kỳ 2)

17-5-2024

Quá trình áp dụng bảo hiểm tại Việt Nam trước năm 2018
Bảo hiểm nông nghiệp được bắt đầu thực hiện tại Việt Nam từ năm 1982 và đã trải qua 4 lần thí điểm khác nhau được thực hiện bởi Nhà nước, cùng với một số thí điểm nhỏ của các doanh nghiệp tại một số địa phương nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả. Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1982-1984 tại hai huyện Vụ Bản và Nam Ninh, tỉnh Nam Định và thường thất bại do nông dân không tiếp tục tham gia. Sau đó, thí điểm lần thứ 2 được thực hiện vào năm 1987 nhưng phải dừng lại do quá trình cải cách nông nghiệp (Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 2010). “Bảo hiểm nông nghiệp Nhà nước” phát triển mạnh mẽ nhất trong lần thí điểm lần thứ ba giai đoạn 1993 – 1998 cho cây lúa trên quy mô 12 tỉnh (1993), và 16 tỉnh (1996), với sự vào cuộc mạnh mẽ của các bên liên quan bao gồm Bộ Tài chính, công ty Bảo Việt và các chính quyền địa phương, bao gồm cả thí điểm mức hỗ trợ phí bảo hiểm 20% tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, lần thí điểm này tiếp tục phải dừng lại khi tỷ lệ bồi thường cao (110%), chi phí vận hành doanh nghiệp quá cao và quy mô thị trường cũng bị thu hẹp dần (Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 2010). Tiếp đó, với sự ra đời của Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000, khái niệm “Bảo hiểm thương mại” đã ra đời và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp với các sản phẩm bảo hiểm được cung cấp. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm giai đoạn này rất nhỏ và chỉ dừng lại ở mức thí điểm và không được nhân rộng.

Khảo sát, kết nối thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản tại Hoa Kỳ

15-5-2024

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn có chuyến thăm, làm việc tại bang California, Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy giao thương nông lâm thủy sản.

Thủ tướng chỉ đạo nhanh chóng hoàn thiện thị trường carbon

14-5-2024

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan hoàn thiện đề án, theo Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng ban hành ngày 2/5.

Đa giá trị trong sản xuất lúa gạo nhằm tăng thu nhập của người nông dân

7-5-2024

Câu chuyện thành công của ngành lúa gạo nói chung và của xuất khẩu gạo nói riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, với tổng khối lượng xuất khẩu chỉ tăng 22,2% nhưng tăng tới 34,7% về giá trị. Điều này đã cho thấy những thành công trong nỗ lực cải thiện giá trị của nông sản Việt Nam nói chung và thu nhập của nông dân sản xuất lúa gạo nói riêng.

“Cho vay theo chuỗi giá trị” hỗ trợ người nông dân tiếp cận các nguồn lực tài chính chính thức

7-5-2024

Ngày 7/5, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế (IFPRI) tổ chức hội thảo “Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á”.