TIN TỨC-SỰ KIỆN

Các cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc kéo dài thời gian làm việc, tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản

Ngày đăng: 23 | 05 | 2024

Hai cửa khẩu có lượng thông quan xe chở hoa quả tươi lớn là cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh đều làm việc cả ngày thứ 7 và Chủ nhật. Các đơn vị chức năng cũng thống nhất với phía Trung Quốc kéo dài thời gian thông quan đến 20h, có cửa khẩu kéo dài đến 21h hằng ngày để nâng cao hiệu suất thông quan...

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Ông Phùng Văn Ba, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), cho biết từ tháng 4/2024 đến nay, trung bình mỗi ngày chi cục làm thủ tục xuất khẩu từ 250 - 300 xe, gồm khoảng 50 xe chở hàng điện tử, 200 xe chở hàng nông sản, hoa quả xuất khẩu. Trong đó, có từ 60 - 70 xe chở sầu riêng còn lại là thanh long, mít, bưởi…

Với các mặt hàng nông sản xuất khẩu, chi cục đã chủ động điều tiết phân luồng, làm việc với cơ quan quản lý bến bãi để thiết lập vùng riêng, tận dụng tối đa thời gian mở cửa khẩu, nhanh chóng thông quan cho những xe hàng đã hoàn thành thủ tục. 

Có những ngày lượng hàng hoá lên cửa khẩu tăng cao, đơn vị cũng đề nghị phía Trung Quốc kéo dài thời gian thông quan thêm 1 hoặc 2 giờ  tuỳ theo tình hình thực tế, để hàng hoá được thông quan nhanh chóng.

Ông Vũ Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh (Lạng Sơn), cho biết thời điểm này đã bắt đầu vào vụ nông sản làm thủ tục xuất khẩu tăng cao, với các mặt hàng gồm xoài, mít, dưa hấu, sầu riêng, thanh long, tinh bột sắn… Trung bình mỗi ngày chi cục thông quan cho khoảng 200 phương tiện, cao điểm có ngày gần 300 phương tiện,  sản lượng quả tươi xuất khẩu từ 8.000 – 10.000 tấn/ngày.  

Tính đến giữa tháng 5/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình hàng hoá qua Lạng Sơn đạt trên 22 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu mở tờ khai tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đạt trên 1,8 tỷ USD. 

Hiện tại, hai cửa khẩu có lượng thông quan xe chở hoa quả tươi lớn là cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh đều làm việc cả ngày thứ 7 và chủ nhật. Các đơn vị chức năng cũng thống nhất với phía Trung Quốc kéo dài thời gian thông quan đến 20h, có cửa khẩu kéo dài đến 21h hằng ngày để nâng cao hiệu suất thông quan.

Cùng với đó, lực lượng biên phòng và Cảnh sát giao thông lên phương án phân luồng phương tiện xuất khẩu vào Khu Phi thuế quan, để giảm thiểu ùn ứ tại khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh khi lưu lượng phương tiện tăng cao.  

Theo thông tin từ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lào Cai, từ đầu tháng 5/2024  các chuyến xe chở quả vải từ một số tỉnh tại khu vực Tây Nguyên đã có mặt tại Cửa khẩu Kim Thành để xuất đi Trung Quốc. Tính đến giữa tháng 5, Chi cục đã tiếp nhận 97 tờ khai xuất khẩu quả vải tươi với trọng lượng 1.275 tấn, trị giá kim ngạch đạt 756.956 USD.

Các xe xuất khẩu quả vải tươi đều được tạo thuận lợi tối đa từ bố trí vào bãi tập kết xuất khẩu, giải quyết thủ tục và được ưu tiên xuất khẩu ngay khi bắt đầu mở cửa khẩu.  

Với quan điểm ưu tiên tối đa cho xuất khẩu quả vải, Chi cục đã tăng cường nhân lực cho các bộ phận nghiệp vụ, đặc biệt là bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục đã bố trí 7 - 10 công chức hải quan, đảm bảo giải quyết nhanh nhất có thể các thủ tục, tờ khai hải quan. 

Chi cục cũng đã thông tin đến các doanh nghiệp về thủ tục liên quan đến xuất - nhập khẩu và xuất - nhập cảnh mà Trung Quốc yêu cầu, cập nhật về chính sách của Trung Quốc đối với tiêu chuẩn, chất lượng nông sản nhập khẩu, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện khai báo thủ tục hải quan sớm, đầy đủ, tránh thiếu sót ảnh hưởng đến tiến độ thông quan hàng hóa

Dự báo thời gian tới, lượng xe hàng xuất khẩu sang Trung Quốc qua Cửa khẩu Kim Thành tiếp tục tăng, lực lượng Biên phòng Cửa khẩu Kim Thành đã có kế hoạch triển khai làm việc từ 6 giờ, đảm bảo các xe chở quả vải tươi được xuất khẩu sớm nhất, nhanh nhất và kết thúc trong buổi sáng.

Hoạt động giao thương tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) cũng rất thuận lợi, theo thông tin từ Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái, ngay từ đầu năm 2024, chi cục đã triển khai nhiều giải pháp, không để xảy ra tình trạng ách tắc hàng hóa xuất nhập khẩu và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.  

Tính từ đầu năm đến giữa tháng 5/2024, Chi cục đã thu hút hơn 200 doanh nghiệp mới làm thủ tục xuất nhập khẩu qua địa bàn, làm thủ tục đối với 27.292 tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa, tăng 26,15% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn đạt hơn 1,2 tỷ USD, tăng 21,43% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 713 triệu USD, nhập khẩu đạt 516,37 triệu USD.

Cùng với đó, Chi cục cũng thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với Hải quan Đông Hưng (Trung Quốc) để chia sẻ kinh nghiệm, tiến tới thống nhất phương án triển khai mô hình cửa khẩu thông minh trong quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước.   

 

https://vneconomy.vn/cac-cua-khau-viet-trung-quoc-keo-dai-thoi-gian-lam-viec-tao-thuan-loi-cho-xuat-khau-nong-san.htm

NỘI DUNG KHÁC

Thực trạng phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam: Quá trình và một số vấn đề (Kỳ 2)

17-5-2024

Quá trình áp dụng bảo hiểm tại Việt Nam trước năm 2018
Bảo hiểm nông nghiệp được bắt đầu thực hiện tại Việt Nam từ năm 1982 và đã trải qua 4 lần thí điểm khác nhau được thực hiện bởi Nhà nước, cùng với một số thí điểm nhỏ của các doanh nghiệp tại một số địa phương nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả. Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1982-1984 tại hai huyện Vụ Bản và Nam Ninh, tỉnh Nam Định và thường thất bại do nông dân không tiếp tục tham gia. Sau đó, thí điểm lần thứ 2 được thực hiện vào năm 1987 nhưng phải dừng lại do quá trình cải cách nông nghiệp (Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 2010). “Bảo hiểm nông nghiệp Nhà nước” phát triển mạnh mẽ nhất trong lần thí điểm lần thứ ba giai đoạn 1993 – 1998 cho cây lúa trên quy mô 12 tỉnh (1993), và 16 tỉnh (1996), với sự vào cuộc mạnh mẽ của các bên liên quan bao gồm Bộ Tài chính, công ty Bảo Việt và các chính quyền địa phương, bao gồm cả thí điểm mức hỗ trợ phí bảo hiểm 20% tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, lần thí điểm này tiếp tục phải dừng lại khi tỷ lệ bồi thường cao (110%), chi phí vận hành doanh nghiệp quá cao và quy mô thị trường cũng bị thu hẹp dần (Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 2010). Tiếp đó, với sự ra đời của Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000, khái niệm “Bảo hiểm thương mại” đã ra đời và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp với các sản phẩm bảo hiểm được cung cấp. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm giai đoạn này rất nhỏ và chỉ dừng lại ở mức thí điểm và không được nhân rộng.

Khảo sát, kết nối thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản tại Hoa Kỳ

15-5-2024

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn có chuyến thăm, làm việc tại bang California, Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy giao thương nông lâm thủy sản.

Thủ tướng chỉ đạo nhanh chóng hoàn thiện thị trường carbon

14-5-2024

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan hoàn thiện đề án, theo Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng ban hành ngày 2/5.

Đa giá trị trong sản xuất lúa gạo nhằm tăng thu nhập của người nông dân

7-5-2024

Câu chuyện thành công của ngành lúa gạo nói chung và của xuất khẩu gạo nói riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, với tổng khối lượng xuất khẩu chỉ tăng 22,2% nhưng tăng tới 34,7% về giá trị. Điều này đã cho thấy những thành công trong nỗ lực cải thiện giá trị của nông sản Việt Nam nói chung và thu nhập của nông dân sản xuất lúa gạo nói riêng.

“Cho vay theo chuỗi giá trị” hỗ trợ người nông dân tiếp cận các nguồn lực tài chính chính thức

7-5-2024

Ngày 7/5, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế (IFPRI) tổ chức hội thảo “Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á”.

Cơ hội cho tôm Việt Nam khi Trung Quốc kiểm soát tôm Ecuador

2-5-2024

Tôm Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc bị tăng cường kiểm tra dư lượng chất sulfite tạo tạo cơ hội để tôm Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Có rừng là có tín chỉ carbon?

26-4-2024

Mặc dù rừng tạo ra kết quả giảm phát thải bằng quá trình hấp thụ và lưu giữ carbon, nhưng rất khó để đưa rừng vào thị trường mua bán phát thải.

80% hợp tác xã phải vay vốn phi chính thức và tín dụng đen

25-4-2024

Đó là thông tin từ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam công bố tại hội thảo 'Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể'.

Kinh nghiệm hỗ trợ nông dân trẻ một số nước

17-4-2024

1.                Đặt vấn đề Đổi mới thế hệ nông dân là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh đất nước đang tiếp cận thời kỳ dân số “già”. Sự tham gia của nông dân trẻ vào nông nghiệp là điều cần thiết để giải quyết vấn đề về nguồn nhân lực trong tương lai để “tái tạo lực lượng nông dân” trở thành thế hệ nông dân số, nông dân toàn cầu trong thời kì hội nhập. Nông dân trẻ có thể đóng góp phù hợp vào việc thúc đẩy sự thịnh vượng ở nông thôn, củng cố chuỗi giá trị nông thôn và sức sống của nông thôn. Tuy nhiên, những người trẻ quan tâm đến việc làm nông phải đối mặt với những thách thức như tiếp cận đất đai, tài chính, kiến ​​thức và đào tạo v.v.

Hơn 1,5 triệu USD nâng cao chất lượng 4 mặt hàng trái cây chủ lực

16-4-2024

Xoài, bưởi, sầu riêng và chanh leo tại 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang sẽ hưởng lợi từ Pha 2 Dự án GQSP, từ nay đến năm 2026.

Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã

15-4-2024

(Tapchinongthonmoi.vn)- Sáng 11/4 tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia năm 2024 với chủ đề thúc đẩy liên kết, phát huy thế mạnh của kinh tế tập thể cùng hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển chuỗi giá trị bền vững.

IFPRI hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng sàn giao dịch hàng hóa

11-4-2024

Sáng 11/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hoàng Trung tiếp và làm việc với đoàn Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) do Tổng Giám đốc Johan Frans M.SWINNEN dẫn đầu.