TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kinh nghiệm hỗ trợ nông dân trẻ một số nước

Ngày đăng: 17 | 04 | 2024

1.                Đặt vấn đề Đổi mới thế hệ nông dân là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh đất nước đang tiếp cận thời kỳ dân số “già”. Sự tham gia của nông dân trẻ vào nông nghiệp là điều cần thiết để giải quyết vấn đề về nguồn nhân lực trong tương lai để “tái tạo lực lượng nông dân” trở thành thế hệ nông dân số, nông dân toàn cầu trong thời kì hội nhập. Nông dân trẻ có thể đóng góp phù hợp vào việc thúc đẩy sự thịnh vượng ở nông thôn, củng cố chuỗi giá trị nông thôn và sức sống của nông thôn. Tuy nhiên, những người trẻ quan tâm đến việc làm nông phải đối mặt với những thách thức như tiếp cận đất đai, tài chính, kiến ​​thức và đào tạo v.v.

 

 

Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia có tốc độ già hóa rất nhanh, nhanh hơn nhiều so với các quốc gia có trình độ phát triển. Theo các số liệu dự báo dân số, đến năm 2038 Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn dân số già (khi số người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 20% dân số) và là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, chỉ mất khoảng 27 năm trong khi các nước phát triển mất nhiều thập kỷ, có nước đến hơn 1 thế kỷ. Đặt vấn đề cho sự đổi mới thế hệ nông dân thời gian tới.

Tuy nhiên, xã hội đang có những quan điểm rập khuôn, phiến diện về nông dân và nghề nông nghiệp, là nghề nghiệp được coi là đồng nghĩa với nghèo đói, khó có cơ hội thành công trong tương lai (Anwarudin & cộng sự, 2018). Ngành nông nghiệp được nhiều người coi là con đường phát triển sự nghiệp có doanh thu thấp (Moller 2005), công việc chân tay và mệt mỏi (Hendri & Wahyuni, 2015). Những người trẻ có xu hướng phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng kinh doanh cũng như các kỹ năng số cụ thể (Xu hướng 'nhảy việc' thích thì nghỉ của Gen Z, nd, 2022 ). Xu thế giới trẻ thích việc làm ở thành thị hơn là nông thôn (Emi Yasuda và đồng nghiệp, 2021). Đây là một phần nguyên nhân khiến nhân lực theo học và làm trong lĩnh vực nông nghiệp suy giảm.

Trong tương lai không xa hình dáng nông nghiệp nông thôn sẽ phụ thuộc phần lớn vào thế hệ hiện tại và thế hệ nông dân trẻ tương lai. Do vậy, cần nghiên cứu kĩ lưỡng vai trò của nông dân trẻ đối với nền nông nghiệp trong tương lai và có những chính sách hỗ trợ, thu hút họ tham gia vào phát triển nông nghiệp.

2.                Kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ thanh niên trẻ khởi nghiệp

2.1.                Liên minh châu âu (EU)

Chính sách nông nghiệp chung giai đoạn2023-2027 đã đưa ra một số biện pháp can thiệp riêng cho nông dân trẻ. Các nước liên minh Châu Âu điều chỉnh các biện pháp của mình cho phù hợp với điều kiện quốc gia trong Kế hoạch chiến lược chính sách nông nghiệp chung của họ. Các chiến lược mang lại lợi ích cho nông dân trẻ thường liên quan đến việc kết hợp một số biện pháp can thiệp hoặc hành động bao gồm: (i) Hỗ trợ thu nhập bổ sung cho nông dân trẻ; (ii) Thành lập các nhóm nông dân trẻ, nông dân mới và khởi nghiệp kinh doanh ở nông thôn.

Thanh toán trực tiếp: Các nước liên minh Châu Âu phải dành một khoản tương ứng với ít nhất 3% ngân sách thanh toán trực tiếp của mình để hỗ trợ nông dân trẻ. Hỗ trợ này có thể được cấp dưới dạng hỗ trợ thu nhập, hỗ trợ đầu tư hoặc hỗ trợ khởi nghiệp cho nông dân trẻ (chỉ 50% hỗ trợ đầu tư liên quan sẽ được tính vào mục tiêu này, trong thời gian 5 năm tính từ thời gian đăng kí).

Hỗ trợ thu nhập bổ sung cho nông dân trẻ: Là một chương trình tự nguyện dưới hình thức thanh toán trực tiếp nhằm hỗ trợ nâng cao thu nhập cho những nông dân trẻ mới thành lập lần đầu và những người được hưởng hỗ trợ thu nhập cơ bản. Hỗ trợ được cấp dưới hình thức thanh toán hàng năm cho mỗi héc-ta sản xuất nông nghiệp đủ điều kiện hoặc trả một lần hàng năm.

Chính sách quốc gia: Các yếu tố quốc gia có thể có tác động đến việc đổi mới thế hệ (ví dụ như quyền tiếp cận đất đai và luật kế thừa). Do đó, các nước liên minh Châu Âu thực biện các biện pháp rà soát lại các chính sách quốc gia của chính sách nông nghiệp chung (bao gồm các chương trình giảm thuế, chương trình lương hưu cho nông dân, chương trình cho vay, các biện pháp quản lý liên quan đến thuê, mua hoặc thừa kế đất) để đảm bảo tính nhất quán giữa tất cả các hành động. Ngoài ra các giải pháp có thể đưa vào kế hoạch Chiến lược chính sách nông nghiệp chung cho giai đoạn 2023-2027 giúp nông dân khởi nghiệp như:

-                Hỗ trợ nông dân trẻ, nông dân mới và khởi nghiệp kinh doanh ở nông thôn: đây là hình thức can thiệp tự nguyện của các nước liên minh Châu Âu trong khuôn khổ quỹ phát triển nông thôn chính sách nông nghiệp chung 2023-2027, nhằm cung cấp hỗ trợ khởi nghiệp ngay lập tức cho nông dân và doanh nghiệp.

-                Các kế hoạch hợp tác: trong bối cảnh kế thừa trang trại, điều này đặc biệt áp dụng cho việc đổi mới thế hệ ở cấp độ trang trại.

2.2.                Nhật Bản

Kế hoạch cơ bản về lương thực, nông nghiệp và khu vực nông thôn được sửa đổi vào năm 2020 (sau đây gọi là Kế hoạch cơ bản năm 2020) đặt ra định hướng chính sách nông nghiệp của Nhật Bản trong thập kỷ tới. Kế hoạch cơ bản nhằm mục đích tiếp tục cải cách chính sách nông nghiệp cần thiết để giúp ngành có tính cạnh tranh và quản lý các vấn đề mà ngành phải đối mặt, đồng thời tăng cường chú trọng vào cộng đồng nông thôn, nông nghiệp thông minh và số hóa cũng như quản lý rủi ro (ví dụ như thiên tai). Trong đó Nhật Bản cũng hỗ trợ tài chính cho nông dân trẻ tương tự như liên minh Châu Âu.

Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho nông dân trẻ (dưới 50 tuổi) trong thời gian đào tạo (tối đa 2 năm) và trong thời gian hoạt động ban đầu (tối đa 5 năm). Các khoản trợ cấp hàng năm khác dành cho hợp tác nông nghiệp để bù đắp chi phí đào tạo cho nông dân trẻ.

2.3.                Trung Quốc

Năm 2015, theo nỗ lực quốc gia của chính phủ nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp hiện đại, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn đã khởi xướng “Chương trình đào tạo cho nông dân trẻ hiện đại” với kế hoạch thu hút 10.000 nông dân trẻ. Năm 2016, 10.000 nông dân trẻ khác đã được đưa vào chương trình. Các nhóm mục tiêu bao gồm các chủ sở hữu lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, người điều hành các trang trại gia đình đã đăng ký chính thức, các nhà tổ chức chính trong các hợp tác xã nông nghiệp, sinh viên đại học trở về quê hương để kinh doanh, sinh viên tốt nghiệp trung học. Người tham gia phải dưới 45 tuổi nhận được ba năm đào tạo bán thời gian. Chương trình cung cấp đào tạo về hoạt động kinh doanh, quản lý trang trại gia đình, kinh doanh điện tử, kiểm soát chất lượng nông sản, xây dựng nông thôn, v.v. .

Ngoài chương trình dành cho nông dân trẻ nói trên, chính phủ đã triển khai một số chương trình hỗ trợ cho nông dân trẻ trong những năm gần đây, bao gồm Chương trình đào tạo Chứng chỉ xanh, đào tạo kỹ năng thực tế trong sản xuất và vận hành nông nghiệp.

3.                Một số gợi ý chính sách thu hút thanh niên tham gia nông nghiệp cho Việt Nam

Vấn đề thu hút lao động trẻ vào ngành nông nghiệp đang được sự thừa nhận từ Đảng và nhà nước và đã có nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và phát triển nông nghiệp sinh thái.

Trong thời gian, để hướng tới thu hút thanh niên tham gia ngành nông nghiệp các chính sách phát triển nông nghiệp bền vững cần quan tâm đến: (i) Đảm bảo cơ hội thu nhập và việc làm cho lao động trẻ; (ii) Cải thiện cơ sở hạ tầng, điều kiện sống ở khu vực nông thôn; (iii) Tăng cường đầu tư vào con người, tạo động lực, sức sống cho cộng đồng nông thôn.

Trong bối cảnh hiện nay, những người nông dân trẻ sẽ là những người đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chìa khóa để chấn hưng nông thôn nằm ở con người, những con người yêu quê hương và quyết tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, một hệ thống nông nghiệp và nông thôn phát triển phải cung cấp đủ không gian cho thanh niên thực hiện ước mơ của mình và tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn./.

Nguyễn Trung Kiên/Ban Chính sách Chiến lược/IPSARD

Tài liệu tham khảo

Hendri, M., & Wahyuni, E. S. (2015). Persepsi Pemuda Pencari Kerja Terhadap Pekerjaan Sektor Pertanian dan Pilihan Pekerjaan di Desa Cihideung Udik Kecamatan Ciampea, Kabupaten Bogor. Jurnal Penyuluhan, 9(1). https://doi.org/10.25015/penyuluhan.v9i1.9858

Nhật Dương. (n.d.). Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách—Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. Retrieved March 29, 2024, from https://vneconomy.vn/ho-tro-thanh-nien-khoi-nghiep-nho-nguon-von-tin-dung-chinh-sach.htm

Pan, L. (2024). Young Farmers and the Dynamics of Agrarian Transition in China. In S. Srinivasan (Ed.), Becoming A Young Farmer: Young People’s Pathways Into Farming: Canada, China, India and Indonesia (pp. 119–156). Springer International Publishing. https://doi.org/10.1007/978-3-031-15233-7_5

Regional briefs | OECD-FAO Agricultural Outlook 2023-2032 | OECD iLibrary. (n.d.). Retrieved March 29, 2024, from https://www.oecd-ilibrary.org/sites/716aee45-en/index.html?itemId=/content/component/716aee45-en#section-d1e7935-eeebafd00c

Xu hướng “nhảy việc” thích thì nghỉ của Gen Z: Tự tin về năng lực hay bị “vỡ mộng”? (n.d.). Retrieved March 29, 2024, from https://tienphong.vn/xu-huong-nhay-viec-thich-thi-nghi-cua-gen-z-tu-tin-ve-nang-luc-hay-bi-vo-mong-post1460680.tpo

Young farmers—European Commission. (2023, April 5). https://agriculture.ec.europa.eu/common-agricultural-policy/income-support/young-farmers_en

 

 

 

NỘI DUNG KHÁC

Hơn 1,5 triệu USD nâng cao chất lượng 4 mặt hàng trái cây chủ lực

16-4-2024

Xoài, bưởi, sầu riêng và chanh leo tại 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang sẽ hưởng lợi từ Pha 2 Dự án GQSP, từ nay đến năm 2026.

Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã

15-4-2024

(Tapchinongthonmoi.vn)- Sáng 11/4 tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia năm 2024 với chủ đề thúc đẩy liên kết, phát huy thế mạnh của kinh tế tập thể cùng hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển chuỗi giá trị bền vững.

IFPRI hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng sàn giao dịch hàng hóa

11-4-2024

Sáng 11/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hoàng Trung tiếp và làm việc với đoàn Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) do Tổng Giám đốc Johan Frans M.SWINNEN dẫn đầu.

UAV, robot thay thế nông dân

25-3-2024

Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ năm 1950 đến 2000, số lượng lao động làm thuê trong trang trại đã giảm hơn 50%.

Hồ tiêu: Giảm diện tích, giảm sản lượng

25-3-2024

Là cây trồng thế mạnh tại vùng Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam bộ, nhưng hồ tiêu hiện vấp phải sự cạnh tranh không nhỏ từ sầu riêng, cà phê.

Nông nghiệp thương hiệu – con đường tương lai của nông nghiệp hiện đại

25-3-2024

Thúc đẩy chuyển đổi phương thức phát triển nông nghiệp thông qua xây dựng thương hiệu nông sản sẽ tác động đến chất lượng nông sản và thu nhập của người nông dân.

Thế hệ nông dân mới đang hình thành?

25-3-2024

Vừa qua, đoàn công tác của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Lào Cai. Một trong số đó là mô hình trồng dâu tây sạch kết hợp du lịch tại Tả Phìn. Một nhóm bạn trẻ đã học xong đại học cùng nhau thành lập trang trại, học hỏi kiến thức nông nghiệp và đầu tư các công nghệ tiên tiến để trồng dâu sạch. Họ thành lập Hợp tác xã Thắng Lợi và đã đầu tư 3 tỷ đồng để xây dựng vườn lưới và nhận chuyển giao kỹ thuật trồng cây (dâu tây Hana của Nhật và cà chua) giá thể và tưới nhỏ giọt.

Chuyến thăm và làm việc tại với Cơ quan phát triển nông nghiệp và lương thực – Ai-len của đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 27/02/2024

25-3-2024

Ngày 26/02 đến 01/3/2024, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm lãnh đạo và chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Chăn nuôi và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã có chuyến thăm và làm việc tại Ai-len để học hỏi kinh nghiệm về chính sách, chiến lược và các mô hình về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, đồng thời tìm hiểu về kinh nghiệm phát triển và ứng dụng các công nghệ trong quản lý ngành chăn nuôi. Ai-len là quốc gia đi đầu trong xây dựng các kế hoạch và chương trình thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm và cũng là quốc gia có nhiều thành công trong phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi bò sữa và bò thịt. Ai-len là một trong những quốc gia đảm bảo an ninh lương thực hàng đầu thế giới, đứng thứ 2 (năm 2022), có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 4,5 triệu ha, 135.037 trang trại/hộ sản xuất với quy mô trung bình là 33,4 ha. 90% sản lượng nông nghiệp sản xuất ra được xuất khẩu đến hơn 170 quốc gia, với 5 nhóm ngành có xuất khẩu lớn nhất bao gồm: Sữa (33%), Bò thịt và thịt bò (16%), Đồ uống (11%), Thịt lợn (6%), Lâm nghiệp (4%). Sản xuất thực phẩm là ngành bản địa lớn nhất của Ai-len, chiếm tới 6,6% thu nhập quốc dân, tạo ra 7% việc làm cho quốc gia.

Hội thảo “Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam”

18-3-2024

Ngày 14/3/2024, tại Hà Nội, Vụ Hợp tác quốc tế Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với Cơ quan hệ thống thực phẩm bền vững Ireland đã tổ chức cuộc họp tham vấn kỹ thuật về “Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm ở Việt Nam”. Cuộc họp được thực hiện nhằm thúc đẩy việc triển khai “Kế hoạch hành động quốc gia Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030” theo Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Kế hoạch hành động). Đây cũng là một trong những nội dung nằm trong Chương trình hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Hàng hải Ireland – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm giai đoạn 2023-2028.

Hội thảo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030

19-3-2024

Ngày 18/03/2024 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tổ chức Hội thảo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030. Mục tiêu của hội thảo là trình bày kết quả Báo cáo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2030. Báo cáo này nhằm làm rõ các ưu tiên, định hướng và giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030.