TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội thảo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030

Ngày đăng: 19 | 03 | 2024

Ngày 18/03/2024 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tổ chức Hội thảo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030. Mục tiêu của hội thảo là trình bày kết quả Báo cáo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2030. Báo cáo này nhằm làm rõ các ưu tiên, định hướng và giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030.

 

Hội thảo có sự tham gia các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam và Hàn Quốc. Về phía Việt Nam có ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Cao Đức Phát, Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Về phía Hàn Quốc có ông Chang Won Sam -  Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc, ông Lee Byung Hwa, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam, Ông Hong Kiok, Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam. Ngoài ra, Hội thảo còn có sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, các Hiệp hội ngành hàng, đại diện doanh nghiệp và các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, cùng đại biểu của nhiều tổ chức, doanh nghiệp của Hàn Quốc.

Các đại biểu cấp cao Việt Nam – Hàn Quốc tham dự hội thảo (Nguồn: AgroInfo)

Phát biểu khai mạc hội thảo, Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm gần đây đã đạt được kết quả vô cùng ấn tượng, được Chính phủ hai nước ghi nhận và quan tâm. Việt Nam và Hàn Quốc đã nâng tầm quan hệ lên mức đối tác chiến lược và đã có sự phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục và nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hàn Quốc là một trong những đối tác chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam, là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu tập trung vào chuyển giao công nghệ phát triển các loại cây có giá trị cao, có lợi thế cạnh tranh của 2 nước, công nghệ chế biến nông sản, chế biến dược liệu, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, v.v. Dù đạt nhiều bước tiến quan trọng, hợp tác nông nghiệp giữa hai quốc gia còn khá khiêm tốn và còn nhiều dư địa để phát triển. Hàn Quốc là đất nước có nền nông nghiệp hiện đại, đặc biệt có thế mạnh về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến nông sản. Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn là một nước nhập khẩu nông sản do hạn chế về diện tích đất canh tác cũng như thiếu hụt về lực lượng lao động nông nghiệp.

A person standing at a podium in front of a large screenDescription automatically generated

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại hội thảo (Nguồn: AgroInfo)

Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc đã hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng báo cáo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030”. Nhân dịp này, Bộ trưởng cũng đề nghị, bên cạnh các chương trình, dự án hợp tác truyền thống, “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030” cần tập trung phát huy hơn nữa tiềm năng và lợi thế so sánh của hai bên, đa dạng hóa các loại hình hợp tác từ hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ đến thu hút các hình thức đầu tư mới như đối tác công tư, liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị, qua đó nâng cao chất lượng và giá trị thương mại nông lâm thủy sản giữa giữa hai nước v.v.

Về phía Hàn Quốc, theo ông Chang Won Sam – Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc cũng chia sẻ, trong thời gian tới Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ các dự án trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp - nông thôn của Việt Nam thông qua các dự án như cải thiện chuỗi giá trị, đẩy mạnh kết nối thị trường cho các mặt hàng nông sản. Ông Chang Won Sam cũng cho rằng, hợp tác nông nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc trong thời gian tới sẽ ưu tiên các lĩnh vực như chuyển đổi số, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), các dự án hỗ trợ nông nghiệp thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu, v.v. Mục đích nhằm cải thiện thu nhập cho người nông dân cũng như đảm bảo tính bền vững của nông nghiệp Việt Nam.

A person standing at a podium in front of a large screenDescription automatically generated

Ông Chang Won Sam – Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (Nguồn: AgroInfo)

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng và Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc đồng thời khẳng định ngành nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình đổi mới từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp, những hoạt động hợp tác giữa 2 nước sẽ góp phần quan trọng để ngành nông nghiệp Việt Nam nâng cao hơn nữa giá trị sản xuất nông nghiệp, phù hợp với yêu cầu của thị trường, đồng thời hướng đến nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, nhanh chóng chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng “đơn giá trị” sang “tích hợp đa giá trị”.

Trình bày kết quả báo cáo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp, Giáo sư Hyejin Lee, Đại học Konkuk, Hàn Quốc và Tiến sĩ Nguyễn Anh Phong, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đưa ra các con số cho thấy Hàn Quốc hiện là thị trường lớn thứ 4 của Việt Nam về xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thuỷ sản. Giá trị xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam tăng gấp ba lần từ năm 2010 đến năm 2023, từ 723,1 triệu đô la Mỹ lên 2,2 tỷ đô la Mỹ, chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mặc dù đứng thứ nhất về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàivào Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoàicủa Hàn Quốc vào ngành nông nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai nước, mới chỉ chiếm 0,42% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoàivà 0,17% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàicủa Hàn Quốc vào Việt Nam. Vốn Hỗ trợ phát triển chính thức Hàn Quốc cho nông nghiệp Việt Nam cũng còn ít, chiếm 3,36% tổng Hỗ trợ phát triển chính thức của Hàn Quốc dành cho Việt Nam.

A group of people sitting on a stageDescription automatically generated

Các chuyên gia, đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn và các đại biểu tham gia thảo luận về Tầm nhìn hợp tác (Nguồn: AgroInfo)

Trong bối cảnh nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 50% vào năm 2025 và tăng gấp đôi vào năm 2030, những đề xuất của báo cáo Tầm nhìn hợp tác sẽ góp phần giúp cho Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốcđịnh hướng sử dụng hiệu quả nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức, qua đó giúp ngành nông nghiệp Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển, thúc đẩy thương mại song phương trong lĩnh vực nông nghiệp giữa 2 quốc gia, thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Báo cáo tầm nhìn đã đưa ra 06 định hướng hỗ trợ Hỗ trợ phát triển chính thức Hàn Quốc cho Việt Nam. Đầu tiên là đẩy mạnh hiệu quả của các chuỗi cung ứng nông sản thông qua các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, phát triển kinh tế tập thể và hợp đồng nông sản, nâng cấp hệ thống dịch vụ logistics cung ứng nông sản. Thứ hai là xây dựng nền nông nghiệp số với một nền tảng cơ sở dữ liệu tin cậy, phát triển các mô hình trang trại thông minh với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất. Thứ ba là xây dựng và phát triển nông thôn mới, đặc biệt là phát triển các mô hình làng thông minh, du lịch sinh thái, phát triển các sản phẩm OCOP. Thứ tư là cải thiện khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng một nền nông nghiệp xanh với sự hình thành và nhân rộng các mô hình thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như các mô hình nông nghiệp tuần hoàn. Thứ năm là thúc đẩy thương mại nông nghiệp thông qua các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, nâng cấp hệ thống kiểm dịch nhằm đảm bảo chất lượng nông sản và phát triển thương mại điện tử. Và cuối cùng là hỗ trợ để nâng cao năng lực cho nông dân, cán bộ quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã và các chủ thể khác trong chuỗi giá trị để đáp ứng yêu cầu cho phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn mới.

 

Note: Báo cáo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2030 là kết quả của Dự án “Xây dựng tầm nhìn hợp tác trung và dài hạn giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp” giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam. Dự án được thực hiện bởi Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ và Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn và các chuyên gia Hàn Quốc.

Tạ Thu Trang, Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn/Ipsard

 

 

 

 

NỘI DUNG KHÁC

Ngoài tiền bán lúa, nông dân còn có thêm 100 USD/ha khi bán tín chỉ các bon

15-3-2024

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết, theo tính toán ban đầu, khi thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, ngoài tiền lời từ việc bán lúa, nông dân có khả năng được thêm 100 USD/ha từ việc bán tín chỉ các bon.

Sửa đổi một số tiêu chí nông thôn mới và quy trình xét công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới

12-3-2024

Ngày 01/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc “Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; Bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Quyết định 211). Tiếp đó, ngày 07/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 03/2024/QĐ-TTg về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Quyết định 03). Một số điểm chính của hai Quyết định này như sau:

Tác động của Biến đổi khí hậu lên người nghèo, phụ nữ và người trẻ ở khu vực nông thôn

12-3-2024

Ngày 5/3/2023, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc mới công bố một báo cáo về tác động của biến đối khí hậu lên các nhóm đối tượng là người nghèo, phụ nữ và trẻ em ở khu vực nông thôn. Báo cáo có tựa đề “The unjust climate” (tạm dịch là “Khí hậu không công bằng”). Theo báo cáo, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng không cân đối đến thu nhập của phụ nữ nông thôn, người sống trong nghèo đói và người cao tuổi vì khả năng thích ứng với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt của các nhóm đối tượng này không đồng đều

Chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 47%: Ngáng trở xuất khẩu

12-3-2024

Một trong những khó khăn trong việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) lở mồm long móng (LMLM) để có thể xuất khẩu sang Trung Quốc là tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn khoảng 47%.

Bàn chuyện hậu xây dựng nông thôn mới

12-3-2024

Xây dựng nông thôn mới là chương trình nhận được sự vào cuộc mạnh mẽ nhất của hệ thống chính trị và tạo chuyển biến toàn diện nhất ở khu vực nông thôn. Chương trình nào rồi cũng sẽ kết thúc nhưng phát triển nông thôn bền vững không có điểm dừng. Vì vậy, hậu xây dựng nông thôn mới là câu chuyện đáng bàn.

Nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai

12-3-2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 171/QĐ-TTg ngày 7/2/2024 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030

Tiếp tục chú trọng đẩy mạnh mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông lâm thuỷ sản xuất khẩu trong năm 2024

24-1-2024

Theo báo cáo tổng kết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2023, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành hiện các cơ chế, chính sách đối với công tác xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường để giải quyết kịp thời các vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thuỷ sản, đã bổ sung 38 cơ sở xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc, 13 cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu vào Liên minh châu Âu, 45 cơ sở bao gói tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm sống, cua xuất khẩu vào Trung Quốc, 01 cơ sở vào Hoa Kỳ, 02 cơ sở vào Liên bang Nga; đã cấp 6.997 mã số vùng trồng, 1.613 mã số cơ sở đóng gói được phép xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU…; bổ sung sản phẩm xuất khẩu (dưa hấu sang Trung Quốc; dừa tươi sang Hoa Kỳ,…); đặc biệt một số mặt hàng nông sản lần đầu tiên đã được xuất khẩu chính ngạch sang Hoa Kỳ, Trung Quốc (sầu riêng, tổ yến, bưởi...), thực hiện tốt công tác dự báo, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy xuất khẩu.

Nhiều hơn từ một trái thanh long

23-1-2024

Khi nhắc đến Bình Thuận, chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến trái thanh long với 90% sản lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa việc, nếu thị trường Trung Quốc “đóng cửa” với mặt hàng này của Việt Nam, nông dân chỉ biết “khóc ròng”. Vì vậy, không thể trông chờ vào một thị trường và thúc đẩy chế biến sâu là cách giải “bài toán” cho trái thanh long và Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) là một mô hình Hợp tác xã điển hình không chỉ giải được bài toán giải cứu thanh long mà còn làm giàu được từ trái thanh long.

Tín chỉ Carbon: Cơ hội để người dân phát triển kinh tế bằng giữ rừng

22-1-2024

(Chinhphu.vn) - Thị trường carbon được coi là công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính và đang phát triển nhanh chóng về thị phần giao dịch cũng như các tổ chức tham gia.

6 điểm mới, nổi bật trong Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua

22-1-2024

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua với sáu điểm mới, nổi bật được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Tình hình xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam năm 2023

22-1-2024

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 ước đạt 5,2 tỷ đô la Mỹ, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2023 đạt 53,0 tỷ đô la Mỹ, giảm 1,2% so với năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 27,1 tỷ đô la Mỹ, tăng 18,8%; Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 515 triệu đô la Mỹ, tăng 26,2%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 9,0 tỷ đô la Mỹ, giảm 17,8%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 14,4 tỷ đô la Mỹ, giảm 15,8%; Giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 2,0 tỷ đô la Mỹ, giảm 17,6%; Giá trị xuất khẩu muối đạt 5,9 triệu đô la Mỹ, tăng 22,1%.

Mô hình cánh đồng lớn trong ngành hàng lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long

22-1-2024

Cánh đồng mẫu lớn là mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Cánh đồng lớn là cánh đồng lúa được nông dân trồng một loại giống lúa được doanh nghiệp cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác và đồng thời tiêu sản phẩm. Đây được xem là mối liên kết bốn nhà (nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà nước - nhà khoa học) trong sản xuất - tiêu thụ lúa gạo. Mối liên kết này đã tạo điều kiện cho các bên tham gia đều thụ hưởng lợi ích cao hơn. Nhà nông hưởng lợi từ những dịch vụ phục vụ sản xuất, chất lượng vật tư nông nghiệp, gia tăng giá trị, doanh nghiệp yên tâm về chất lượng đầu ra, ổn định vùng nguyên liệu.