TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nhiều hơn từ một trái thanh long

Ngày đăng: 23 | 01 | 2024

Khi nhắc đến Bình Thuận, chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến trái thanh long với 90% sản lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa việc, nếu thị trường Trung Quốc “đóng cửa” với mặt hàng này của Việt Nam, nông dân chỉ biết “khóc ròng”. Vì vậy, không thể trông chờ vào một thị trường và thúc đẩy chế biến sâu là cách giải “bài toán” cho trái thanh long và Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) là một mô hình Hợp tác xã điển hình không chỉ giải được bài toán giải cứu thanh long mà còn làm giàu được từ trái thanh long.

Thành công nhờ những nông dân chuyên nghiệp

Thành lập từ tháng 7/2017, Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ lúc ban đầu có 9 thành viên với số vốn 900 triệu đồng. Đến nay, Hợp tác xã có 12 thành viên với 35ha thanh long, trong đó có 5ha được trồng và chế biến theo tiêu chuẩn GlobalGAP và 30ha VietGAP. Hợp tác xã còn liên kết với các hộ sản xuất tại địa phương với gần 200ha thanh long đạt chất lượng VietGAP.

Ảnh: Phạm Công Bá, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận

 

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ đã xác định muốn thành công cần xóa bỏ thói quen sản xuất nhỏ lẻ, tự phát và manh mún của người nông dân sản xuất, cầ phải xây dựng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp để làm ra những sản phẩm chất lượng.

Sản xuất theo quy trình sạch và đa dạng thị trường xuất khẩu

Bên cạnh việc mở rộng tìm kiếm thị trường chính ngạch, trái thanh long được sản xuất theo quy trình sạch, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường

Để áp dụng quy trình canh tác thanh long VietGAP cho ra nông sản sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường, Hợp tác xã hướng dẫn thành viên tuân thủ những quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, không sử dụng thuốc ngoài danh mục cho phép hoặc thuốc bị cấm, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch, ghi nhật ký sản xuất rõ ràng, trung thực...

Việc bảo đảm các yêu cầu cụ thể về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất tạo điều kiện cho Hợp tác xã nhanh chóng được cấp Giấy chứng nhận VietGAP. Đây là giấy thông hành giúp thanh long của Hợp tác xã thâm nhập thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Nhở đó, những năm qua, trái thanh long của Hợp tác xã luôn cho giá trị cao, ngay cả trong thời kỳ thị trường chủ lực như Trung Quốc thực hiện chính sách 'zero Covid'.

Giải bài toán xuất thô, thúc đẩy chế biến sâu

Việc tăng hàm lượng khoa học - kỹ thuật, chủ động giảm lượng xuất thô để tăng tỷ lệ chế biến sâu đã và đang giúp Hợp tác xã Hòa Lệ liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững giữa bối cảnh cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt với sự góp mặt của cả các mặt hàng trong nước và ngoại nhập.

Ảnh: Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ

Đến nay, Hợp tác xã có 10 loại sản phẩm chế biến từ trái và hoa thanh long. Điển hình như nước ép thanh long, rượu thanh long, mứt, trà hoa thanh long, hoa thanh long sấy, dầu ép từ hạt thanh long, nước mắm thanh long… Các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn chất lượng, góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP của tỉnh Bình Thuận và lần lượt chinh phục các thị trường xuất khẩu khó tính như Mỹ, Nhật Bản.

Không chỉ vậy, các sản phẩm thanh long tươi và chế biến của Hợp tác xã cũng luôn được sáng tạo, đưa vào thực đơn các món ăn trong tiệc đãi khách.

Ảnh: Nguyễn Thị Thúy An, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Với những gì đã đạt được, Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ đã trở thành một trong những mô hình sản xuất thanh long khép kín từ trồng trọt, canh tác, thu hoạch, đóng gói, bảo quản, chế biến và xuất khẩu theo tiêu chuẩn an toàn./.

Ths. Nguyễn Thị Thúy An/Ban nghiên cứu Chính sách và Chiến lược/IPSARD

 

 

 

 

 

NỘI DUNG KHÁC

Tín chỉ Carbon: Cơ hội để người dân phát triển kinh tế bằng giữ rừng

22-1-2024

(Chinhphu.vn) - Thị trường carbon được coi là công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính và đang phát triển nhanh chóng về thị phần giao dịch cũng như các tổ chức tham gia.

6 điểm mới, nổi bật trong Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua

22-1-2024

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua với sáu điểm mới, nổi bật được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Tình hình xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam năm 2023

22-1-2024

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 ước đạt 5,2 tỷ đô la Mỹ, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2023 đạt 53,0 tỷ đô la Mỹ, giảm 1,2% so với năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 27,1 tỷ đô la Mỹ, tăng 18,8%; Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 515 triệu đô la Mỹ, tăng 26,2%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 9,0 tỷ đô la Mỹ, giảm 17,8%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 14,4 tỷ đô la Mỹ, giảm 15,8%; Giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 2,0 tỷ đô la Mỹ, giảm 17,6%; Giá trị xuất khẩu muối đạt 5,9 triệu đô la Mỹ, tăng 22,1%.

Mô hình cánh đồng lớn trong ngành hàng lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long

22-1-2024

Cánh đồng mẫu lớn là mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Cánh đồng lớn là cánh đồng lúa được nông dân trồng một loại giống lúa được doanh nghiệp cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác và đồng thời tiêu sản phẩm. Đây được xem là mối liên kết bốn nhà (nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà nước - nhà khoa học) trong sản xuất - tiêu thụ lúa gạo. Mối liên kết này đã tạo điều kiện cho các bên tham gia đều thụ hưởng lợi ích cao hơn. Nhà nông hưởng lợi từ những dịch vụ phục vụ sản xuất, chất lượng vật tư nông nghiệp, gia tăng giá trị, doanh nghiệp yên tâm về chất lượng đầu ra, ổn định vùng nguyên liệu.

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025

18-1-2024

Xuất phát từ thực tiễn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay và cụ thể hóa nhiệm vụ Quốc hội giao, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội khóa XV (ngày 15-18/01/2024), Chính phủ đã trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trong hai năm còn lại của giai đoạn 2021-2025.

Nhiều hợp tác xã xin tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

18-1-2024

Vụ đông xuân 2023 - 2024, An Giang có 19 hợp tác xã đăng ký tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao với diện tích 40 nghìn ha, có liên kết.

Mô hình liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm cà phê ở Sơn La

5-1-2024

Từ khoảng những năm 1945, nhận thấy điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp, người Pháp đã đưa cây cà phê arabica đến trồng tại tỉnh Sơn La. Sau hơn 70 năm, cây cà phê arabica đã trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh này. Năm 2020, diện tích cà phê tỉnh Sơn La đạt 17.804 ha, sản lượng ước đạt 25.581 tấn (cà phê nhân). Với diện tích trồng lớn, Sơn La là địa phương trồng cà phê Arabica lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau tỉnh Lâm Đồng. Năm 2017, tỉnh đã được cấp chỉ dẫn địa lý “Cà phê Sơn La” cho các loại sản phẩm: Cà phê nhân sống, cà phê hạt rang và cà phê bột.

Nông nghiệp Việt Nam: Tư duy xanh

4-1-2024

'Nông nghiệp Việt Nam: Tư duy xanh' do Báo Nông nghiệp Việt Nam sản xuất, trình chiếu tại Hội nghị Tổng kết năm 2023 và Triển khai kế hoạch năm 2024 ngành NN-PTNT, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì diễn ra chiều 3/1/2024.

XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM THÁNG 11 NĂM 2023

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam tháng 11 năm 2023 ước đạt gần 4,79 tỷ đô la Mỹ, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 11 tháng đầu năm 2023 đạt 47,84 tỷ đô la Mỹ, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng: nông sản 24,3 tỷ đô la Mỹ (tăng 17,1%); sản phẩm chăn nuôi 453 triệu đô la Mỹ (tăng 23,5%); thuỷ sản 8,24 tỷ đô la Mỹ (giảm 18,9%); lâm sản 13,02 tỷ đô la Mỹ (giảm 17%); đầu vào sản xuất 1,82 tỷ đô la Mỹ (giảm 17,8%); muối 5,1 triệu đô la Mỹ (tăng 16,7%).

Thủy sản xanh là xu hướng không thể đảo ngược

3-1-2024

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến về định hướng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam trong năm 2024 và chặng đường tiếp theo.

Đánh giá tác động của dự án hỗ trợ cơ sở chế biến và bảo quản nông sản ở tỉnh Hải Dương

3-1-2024

Công nghệ sản xuất rau ở Việt Nam ngày càng được cải thiện nhưng lĩnh vực quản lý sau thu hoạch vẫn kém hiệu quả dẫn đến thất thoát, hư hỏng, giảm giá trị do thiếu công nghệ, vốn và thị trường không ổn định.