TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đánh giá tác động của dự án hỗ trợ cơ sở chế biến và bảo quản nông sản ở tỉnh Hải Dương

Ngày đăng: 03 | 01 | 2024

Công nghệ sản xuất rau ở Việt Nam ngày càng được cải thiện nhưng lĩnh vực quản lý sau thu hoạch vẫn kém hiệu quả dẫn đến thất thoát, hư hỏng, giảm giá trị do thiếu công nghệ, vốn và thị trường không ổn định.

Để nâng cao chuỗi giá trị nông sản, tăng thu nhập cho nông dân và tăng cường hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, chính phủ Hàn Quốc (Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn) đã thực hiện “Dự án hỗ trợ cơ sở bảo quản và chế biến nông sản tại Việt Nam” được thực hiện tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương từ năm 2019 đến năm 2022 với mục tiêu: Xây dựng và nâng cấp hệ thống nhà xưởng; Lắp đặt dây chuyền thiết bị sơ chế, phân loại rau củ và kho lạnh tại 02 Hợp tác xã Đức Chính và Tân Minh Đức đảm bảo tạm trữ nông sản giữ được chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; chuyển giao và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong sơ chế và bảo quản nông sản của Hàn Quốc phù hợp với điều kiện tại Việt Nam thông qua các chuyên gia Hàn Quốc làm việc tại dự án; nâng cao năng lực trong bảo quản và quản lý chất lượng nông sản cho cán bộ và nông dân tham gia dự án. Với tư cách là nhóm đánh giá độc lập, nhóm nghiên cứu Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp/ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đã tiến hành khảo sát 60 hộ được hưởng lợi và 30 hộ không được hưởng lợi để đưa ra đánh giá tác động và hiệu quả của dự án.

Bài viết sử dụng mô hình khác biệt trong khác biệt (different in different - DID) để loại bỏ yếu tố hiệu ứng thời gian được hình thành bởi xu hướng tăng trưởng tự nhiên của thu nhập, chính sách, v.v. Phương trình mô hình như sau:

Kết quả mô hình cho thấy dự án đã giúp tổng thu từ sản xuất nông nghiệp của hộ tham gia tăng thêm 24,9%. Sử dụng mô hình khác biệt trong khác biệt, với biến kiểm soát là giới tính, diện tích đất nông nghiệp và tuổi của chủ hộ, kết quả chỉ ra rằng dự án đã giúp tổng thu của hộ tăng thêm 125 triệu đồng/năm. Ước lượng hồi quy tuyến tính (OLS) cũng cho thấy tuổi của chủ hộ càng cao, thì tổng thu từ nông nghiệp càng giảm. Chủ hộ là nam và diện tích đất nông nghiệp tăng cũng tỷ lệ thuận với tổng thu của hộ.

Bảng 1. Phân tích PSM-DID về tác động của dự án đến tổng thu nông nghiệp

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu khảo sát (2023)

Cũng đánh giá về hiệu quả của dự án, ông Hoàng Minh Thư, Phó giám đốc Hợp tác xã Tân Minh Đức cho biết: Dự án rất phù hợp với nhu cầu sản xuất và bảo quản nông sản của bà con, các thiết bị hỗ trợ từ dự án giúp hợp tác xã giảm công lao động, tạo việc làm, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Kho lạnh giúp nông sản bảo quản lâu hơn đến 6 tháng mà không bị giảm chất lượng, ước tính giảm thất thoát tới 20%. Các thiết bị phân loại và làm sạch giúp sản phẩm đồng đều, đáp ứng yêu cầu của người mua.

(Cao Đức Sơn, Ban Chính sách và Chiến lược)

 

 

 

 

NỘI DUNG KHÁC

CÁC RÀO CẢN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: HÀNG RÀO AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT

3-1-2024

Tham gia thương mại quốc tế, nông sản Việt Nam đã và đang gặp rất nhiều rủi ro và rào cản. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những thay đổi để đáp ứng và phù hợp với các yêu cầu và tiêu chuẩn của các thị trường truyền thống và thị trường mới, cạnh tranh được với nhiều cường quốc nông sản lớn trên nhiều mặt hàng nông sản. Đến nay, Việt Nam đã tham gia 19 hiệp định thương mại tự do (16 hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, 3 hiệp định thương mại tự do đang đàm phán). Hội nhập mang lại nhiều cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam như: mở cửa thị trường, tạo thuận lợi đầu tư kinh doanh, đa dạng hóa thị trường nhập khẩu đầu vào, thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chế biến, khoa học công nghệ.

Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp sinh thái ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam

3-1-2024

​​​​​​​Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc cũng như góp phần quan trọng vào sự phát triển nông nghiệp thế giới. Tuy nhiên, nền nông nghiệp thâm canh, phụ thuộc vào hóa chất đầu vào cùng với quá trình công nghiệp hóa nông thôn đã để lại những hậu quả nghiêm trọng như suy thoái đất, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường, thu hẹp diện tích đất canh tác. Đứng trước những vấn đề trên, Trung Quốc đã lựa chọn phát triển nông nghiệp sinh thái là cách tiếp cận trong sản xuất để hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo nguồn cung lương thực, phục hồi hệ sinh thái và môi trường xung quanh.

Để HTX không còn ‘đơn thương độc mã’ trong liên kết tiêu thụ sản phẩm

2-1-2024

Theo Bộ NN&PTNT, ước tính năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 53 tỷ USD. Trong đó, thủy sản đạt 9 tỷ USD, lâm sản 14,4 tỷ USD, rau quả 5,6 tỷ USD, gạo 4,7 tỷ USD, cà phê 4,1 tỷ USD…

GIỚI THIỆU TÀI LIỆU HỎI ĐÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BỀN VỮNG 2021-2030, TẦM NHÌN 2050 (BẢN SỐ HOÁ)

12-7-2023

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Giai đoạn 2021-2030, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt, lãnh đạo, chỉ đạo ban hành, hoàn thiện nhiều chủ trương, chính sách mạnh mẽ để phát triển ngành theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”, như Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 về Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025...

Lạm phát tăng, tăng trưởng kinh tế sụt giảm diễn ra ở nhiều quốc gia nhưng tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam vẫn được duy trì ổn định trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraina

19-12-2023

Ngày 24/02/2022, Tổng thống Nga V. Putin tuyên bố mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở miền đông Ukraine, khơi mào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Cuộc xung đột đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng diễn ra liên tục. Hoạt động thương mại bị gián đoán. Thiếu hụt nguồn cung nguyên và nhiên liệu diễn ra ở phạm vi rộng. Giá nhiên liệu và nguyên liệu cũng như hàng hóa tăng mạnh. Các diễn biến này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lạm phát và tăng trưởng của nhiều quốc gia trong năm 2022.

Quốc hội thông qua nghị quyết giám sát chuyên đề về ba chương trình mục tiêu quốc gia

18-12-2023

Ngày 11/12/2023, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã công bố Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 29/11/2023 về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 108).

Làm gì để chuyển đổi tư duy nông nghiệp sinh thái tại Việt Nam

10-12-2023

Nền nông nghiệp sinh thái là một nền nông nghiếp dựa chủ yếu vào việc khai thác các tiềm năng của nguồn lợi tự nhiên và tiềm năng lao động

Nông nghiệp năm 2023 tiếp tục là bệ đỡ cho nền kinh tế

10-12-2023

Sau gần 35 năm đổi mới, ngành nông nghiệp đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, là ngành duy nhất liên tục xuất siêu. Nông nghiệp trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội và là cứu cánh cho nền kinh tế trong các giai đoạn khó khăn.

XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM THÁNG 11 NĂM 2023

10-12-2023

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam tháng 11 năm 2023 ước đạt gần 4,79 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 11 tháng đầu năm 2023 đạt 47,84 tỷ USD, giảm 2,7 so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng: nông sản 24,3 tỷ USD (tăng 17,1%); sản phẩm chăn nuôi 453 triệu USD (tăng 23,5%); thuỷ sản 8,24 tỷ USD (giảm 18,9%); lâm sản 13,02 tỷ USD (giảm 17%); đầu vào sản xuất 1,82 tỷ USD (giảm 17,8%); muối 5,1 triệu USD (tăng 16,7%).

Quảng Bình: Hoàn thiện kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2025- 2030

10-12-2023

Sáng 22/11, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình phối hợp với Tổ chức WWF- Việt Nam, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) tổ chức Hội thảo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương và thiệt hại do biến đổi khí hậu (BĐKH) để cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Khai mạc Hội nghị COP28: Các nước phát triển cam kết đóng góp hơn 400 triệu đô la Mỹ

10-12-2023

(TN&MT) - Ngày 30/11, Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đã khai mạc tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE). Tại đây, nhiều quốc gia phát triển đã đưa ra cam kết tài chính mạnh mẽ lên tới hơn 400 triệu đô la Mỹ cho Quỹ Thiệt hại và Tổn thất.