TIN TỨC-SỰ KIỆN

CÁC RÀO CẢN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: HÀNG RÀO AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT

Ngày đăng: 03 | 01 | 2024

Tham gia thương mại quốc tế, nông sản Việt Nam đã và đang gặp rất nhiều rủi ro và rào cản. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những thay đổi để đáp ứng và phù hợp với các yêu cầu và tiêu chuẩn của các thị trường truyền thống và thị trường mới, cạnh tranh được với nhiều cường quốc nông sản lớn trên nhiều mặt hàng nông sản. Đến nay, Việt Nam đã tham gia 19 hiệp định thương mại tự do (16 hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, 3 hiệp định thương mại tự do đang đàm phán). Hội nhập mang lại nhiều cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam như: mở cửa thị trường, tạo thuận lợi đầu tư kinh doanh, đa dạng hóa thị trường nhập khẩu đầu vào, thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chế biến, khoa học công nghệ.

 

Tuy nhiên, nhiều rào cản thương mại đã và đang là những thách thức lớn cho xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam như Hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, Hàng rào kỹ thuật thương mại, quy tắc về nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại để tận dụng các ưu đãi về thuế quan, bị điều tra và áp thuế chống bán phá giá. Nhiều tiêu chuẩn mới phức tạp hơn được đặt ra như yêu cầu sản xuất bền vững, sản xuất xanh, giảm phát thải các bon, bảo vệ môi trường, các quy định về lao động trong chuỗi cung ứng. Đồng thời, Việt Nam cũng phải chú ý hơn các vấn đề về sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo quyền lợi của mình khi tham gia thương mại quốc tế. Trong số nhiều rào thương mại phi thuế quan, nông sản Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn nhất đối với Hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật – đây là điểm yếu chưa được khắc phục triệt để trong toàn chuỗi cung ứng và đang là thách thức hiện hữu và lâu dài của nông sản Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế.

A ship in a harborDescription automatically generated

Nguồn: Ảnh của viet_ngoaithuong@yahoo.com.

Hiện nay, chất lượng, tính an toàn nguyên liệu và sản phẩm nông sản Việt Nam liên tục được cải thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn với các yêu cầu của thị trường truyền thống và thị trường mới. Tỷ lệ nông sản không đáp ứng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm đã có chiều hướng giảm, nhưng thiếu ổn định. Thị trường quốc tế đã nới lỏng hàng rào thuế quan thông qua các cam kết trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương nhưng vẫn tiếp tục tăng cường hàng rào kỹ thuật phi thuế quan ở mức cao nhằm bảo vệ sản xuất trong nước và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, hàng rào kiểm dịch động thực vật ngày càng được nâng cao với nhiều yêu cầu mới, phức tạp hơn và với nhiều hình thức khác nhau.

Trong khi, sản phẩm nông sản của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn trong thương mại quốc tế liên quan đến kiểm dịch động thực vật khi hệ thống sản xuất vẫn tồn tại nhiều vấn đề hạn chế cần quan tâm như i) Dư lượng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, ii) Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm cao (MRLs) và các chất tồn dư khác (đặc biệt là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ); iii) Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi cung ứng chưa theo kịp với những yêu cầu thị trường (quản lý từ vùng trồng, vùng nuôi đên cơ sở thu mua, phân loại, đóng gói, yêu cầu về thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn và được công nhân tương đương với các nước). Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm i) Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sử dụng đầu vào thiếu thống nhất và chưa tuân thủ đúng quy trình, hệ thống sản xuất chưa thay đổi kịp thời với yêu cầu của thị trường; ii) Năng lực tổ chức quản lý và kiểm soát chưa tốt trên toàn chuỗi cung ứng, ii) Nhiều sản phẩm nông sản chế biến đang sử dụng nguồn nguyên liệu khác nhau (trong vùng quản lý, ngoài vùng quản lý, nhập khẩu nước thứ 3 ..), iii) Thiếu các đơn vị cung cấp dịch vụ công hiệu quả cho doanh nghiệp và người sản xuất như cung cấp thông tin, kiến thức về kiểm dịch động thực vật của các nước, hỗ trợ kỹ thuật để đáp ứng kiểm dịch động thực vật. Mặt khác, tiêu chuẩn và chính sách kiểm dịch động thực vật các nước liên tục được cập nhật, đổi mới và duy trì ở mức cao so với điều kiện hiện tại trong hệ thống sản xuất và chế biến trong nước. Nhiều biện pháp đột xuất cũng được các nước tăng cường áp dụng. Trong khí đó, vai trò của cơ quan/tổ chức hỗ trợ và các hiệp hội còn yếu trong việc hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp và thương nhân trong tiếp cận và hiểu rõ các quy định, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật của các nước đối tác.

Theo đó, nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam vẫn cạnh tranh bằng giá thấp và nguồn cung lớn, vẫn tập trung một số thị trường truyền thống. Một số nông sản Việt Nam bị cảnh báo hoặc bị trả lại khi xuất khẩu sang thị trường các nước, đặc biệt là các thị trường giá trị cao như Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Đối với các sản phẩm bị cảnh báo hoặc trả lại sẽ bị các đối tác tăng cường mức độ và tần suất kiểm tra, làm kéo dài thời gian giao hàng (tăng thời gian kiểm tra, lưu kho ở các cảng), theo đó làm giảm chất lượng sản phẩm. Việc tăng tần suất kiểm tra làm tăng chi phí, thiệt hại tài chính và trực tiếp ảnh hưởng đến thương hiệu, danh tiếng cho doanh nghiệp và cả quốc gia. Đồng thời, nguy cơ sản phẩm bị trả lại bị mất quyền xuất khẩu về dài hạn. Bên cạnh đó, đầu tư hạ tầng sau thu hoạch (kho lạnh, logistics) yếu kém dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp hơn nhiều đối thủ và phụ thuộc vào các thị trường gần và thị trường truyền thống như Trung Quốc và Đông Nam Á. Nhìn chung, để kiểm soát và quản lý an toàn thực phẩm trong toàn chuỗi cung ứng, chi phí tuân thủ khá lớn khi chuỗi cung ứng của Việt Nam khá phức tạp, nhiều tác nhân tham gia và quy mô sản xuất manh mún. Mặt khác, đối với các biện pháp đột xuất của các nước áp dụng, doanh nghiệp khó thay đổi kịp thời để đáp ứng, theo đó nguy cơ bị trả lại hàng, tăng thời gian và chi phí lưu tại các cảng và cửa khẩu giảm chất lượng sản phẩm.

Về dài hạn, các rào cản về kiểm dịch động thực vật tiếp tục có nhiều thay đổi với mức độ cao, phức tạp và nhiều hình thức khác nhau. Do đó, hệ thống tổ chức sản xuất, chế biến, bảo quản và xuất khẩu nông sản của Việt Nam cần tiếp tục chuyển đổi theo hướng chủ động đáp ứng sự thay đổi của thị trường.

A truck on the roadDescription automatically generated

Nguồn: Ảnh của viet_ngoaithuong@yahoo.com.

 

Th.S Bùi Thị Việt Anh – Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp

 

NỘI DUNG KHÁC

Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp sinh thái ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam

3-1-2024

​​​​​​​Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc cũng như góp phần quan trọng vào sự phát triển nông nghiệp thế giới. Tuy nhiên, nền nông nghiệp thâm canh, phụ thuộc vào hóa chất đầu vào cùng với quá trình công nghiệp hóa nông thôn đã để lại những hậu quả nghiêm trọng như suy thoái đất, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường, thu hẹp diện tích đất canh tác. Đứng trước những vấn đề trên, Trung Quốc đã lựa chọn phát triển nông nghiệp sinh thái là cách tiếp cận trong sản xuất để hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo nguồn cung lương thực, phục hồi hệ sinh thái và môi trường xung quanh.

Để HTX không còn ‘đơn thương độc mã’ trong liên kết tiêu thụ sản phẩm

2-1-2024

Theo Bộ NN&PTNT, ước tính năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 53 tỷ USD. Trong đó, thủy sản đạt 9 tỷ USD, lâm sản 14,4 tỷ USD, rau quả 5,6 tỷ USD, gạo 4,7 tỷ USD, cà phê 4,1 tỷ USD…

GIỚI THIỆU TÀI LIỆU HỎI ĐÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BỀN VỮNG 2021-2030, TẦM NHÌN 2050 (BẢN SỐ HOÁ)

12-7-2023

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Giai đoạn 2021-2030, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt, lãnh đạo, chỉ đạo ban hành, hoàn thiện nhiều chủ trương, chính sách mạnh mẽ để phát triển ngành theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”, như Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 về Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025...

Lạm phát tăng, tăng trưởng kinh tế sụt giảm diễn ra ở nhiều quốc gia nhưng tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam vẫn được duy trì ổn định trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraina

19-12-2023

Ngày 24/02/2022, Tổng thống Nga V. Putin tuyên bố mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở miền đông Ukraine, khơi mào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Cuộc xung đột đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng diễn ra liên tục. Hoạt động thương mại bị gián đoán. Thiếu hụt nguồn cung nguyên và nhiên liệu diễn ra ở phạm vi rộng. Giá nhiên liệu và nguyên liệu cũng như hàng hóa tăng mạnh. Các diễn biến này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lạm phát và tăng trưởng của nhiều quốc gia trong năm 2022.

Quốc hội thông qua nghị quyết giám sát chuyên đề về ba chương trình mục tiêu quốc gia

18-12-2023

Ngày 11/12/2023, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã công bố Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 29/11/2023 về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 108).

Làm gì để chuyển đổi tư duy nông nghiệp sinh thái tại Việt Nam

10-12-2023

Nền nông nghiệp sinh thái là một nền nông nghiếp dựa chủ yếu vào việc khai thác các tiềm năng của nguồn lợi tự nhiên và tiềm năng lao động

Nông nghiệp năm 2023 tiếp tục là bệ đỡ cho nền kinh tế

10-12-2023

Sau gần 35 năm đổi mới, ngành nông nghiệp đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, là ngành duy nhất liên tục xuất siêu. Nông nghiệp trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội và là cứu cánh cho nền kinh tế trong các giai đoạn khó khăn.

XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM THÁNG 11 NĂM 2023

10-12-2023

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam tháng 11 năm 2023 ước đạt gần 4,79 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 11 tháng đầu năm 2023 đạt 47,84 tỷ USD, giảm 2,7 so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng: nông sản 24,3 tỷ USD (tăng 17,1%); sản phẩm chăn nuôi 453 triệu USD (tăng 23,5%); thuỷ sản 8,24 tỷ USD (giảm 18,9%); lâm sản 13,02 tỷ USD (giảm 17%); đầu vào sản xuất 1,82 tỷ USD (giảm 17,8%); muối 5,1 triệu USD (tăng 16,7%).

Quảng Bình: Hoàn thiện kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2025- 2030

10-12-2023

Sáng 22/11, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình phối hợp với Tổ chức WWF- Việt Nam, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) tổ chức Hội thảo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương và thiệt hại do biến đổi khí hậu (BĐKH) để cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Khai mạc Hội nghị COP28: Các nước phát triển cam kết đóng góp hơn 400 triệu đô la Mỹ

10-12-2023

(TN&MT) - Ngày 30/11, Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đã khai mạc tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE). Tại đây, nhiều quốc gia phát triển đã đưa ra cam kết tài chính mạnh mẽ lên tới hơn 400 triệu đô la Mỹ cho Quỹ Thiệt hại và Tổn thất.

Nông dân, doanh nghiệp lời khủng từ khí thải carbon

6-12-2023

Nông dân, chủ rừng, doanh nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn xanh hoặc công nghệ cao có thể thu lợi không nhỏ từ khí thải carbon