TIN TỨC-SỰ KIỆN

Quốc hội thông qua nghị quyết giám sát chuyên đề về ba chương trình mục tiêu quốc gia

Ngày đăng: 18 | 12 | 2023

Ngày 11/12/2023, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã công bố Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 29/11/2023 về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 108).

Đánh giá chung kết quả thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia, Nghị quyết 108 ghi nhận một số kết quả nhất định đã đạt được, đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế như: việc ban hành văn bản chậm, số lượng văn bản ban hành nhiều, một số nội dung chưa rõ ràng, khó thực hiện; việc giải quyết một số kiến nghị, vướng mắc chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao; cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp chưa chặt chẽ; mô hình tổ chức, bộ máy giúp việc ở địa phương chưa thực sự hiệu quả; một số cơ chế đặc thù chậm được ban hành hoặc chưa cụ thể hóa đầy đủ các yếu tố đặc thù dẫn đến vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Về tình hình triển khai, ở một số địa phương, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo, phát sinh nghèo còn cao; việc xây dựng nông thôn mới còn chạy theo thành tích, tiêu chí đạt được chưa bền vững, còn nợ, hụt tiêu chí; việc dừng thực hiện các chính sách ưu tiên áp dụng đối với xã khu vực III, khu vực II khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đã gây khó khăn cho đời sống của một bộ phận người dân mới thoát nghèo, cận nghèo.

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và khắc phục những tồn tại, hạn chế, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025, nhiệm trong hai năm còn lại (2024, 2025) của ba chương trình mục tiêu quốc gia là rất nặng nề, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị các cấp. Theo Nghị quyết 108, một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây cần tập trung thực hiện:

(1) Khẩn trương xây dựng dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quyết định danh mục, cơ cấu, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

(2) Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định, cơ chế, chính sách về nội dung còn thiếu hoặc chưa phù hợp, nhất là các quy định về phân cấp, phân quyền, ủy quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đầu tư và sử dụng các nguồn vốn có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, kéo dài để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia;

(3) Tập trung giải quyết có hiệu quả những khó khăn, vướng mắc, bức xúc của người dân về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại các huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giải quyết những bất cập của Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ đối với các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới;

(4) Tiếp tục đổi mới việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tăng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp, người dân đầu tư sản xuất, kinh doanh vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Sớm xây dựng, ban hành chính sách bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030;

(5) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chí, chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp cho phù hợp với tình hình thực tiễn, bao gồm việc xây dựng, ban hành tiêu chí nông thôn mới phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Kết luận số 65-KL/TW ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới;

(6) Tiếp tục đánh giá mô hình Ban Chỉ đạo, cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp, làm rõ vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, cơ quan chủ quản Chương trình, người đứng đầu các Bộ, ngành liên quan, địa phương và các cơ quan, tổ chức khác đối với những tồn tại, hạn chế do chủ quan, xem xét, xử lý theo quy định; kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo, cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương trong việc quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

(7) Hoàn thành hệ thống đánh giá, giám sát các Chương trình mục tiêu quốc gia để trao đổi, phản hồi, kết nối kịp thời, công khai, minh bạch và đăng tải trên trang thông tin điện tử từ cơ sở đến huyện, tỉnh, Bộ, ngành trung ương về tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đẩy mạnh số hóa, cập nhật các tài liệu hướng dẫn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

(8) Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện trong giai đoạn 2021-2025, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2026-2030 tại kỳ họp cuối năm 2025./.

 

Nguyễn Ngọc Luân - Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp

NỘI DUNG KHÁC

Làm gì để chuyển đổi tư duy nông nghiệp sinh thái tại Việt Nam

10-12-2023

Nền nông nghiệp sinh thái là một nền nông nghiếp dựa chủ yếu vào việc khai thác các tiềm năng của nguồn lợi tự nhiên và tiềm năng lao động

Nông nghiệp năm 2023 tiếp tục là bệ đỡ cho nền kinh tế

10-12-2023

Sau gần 35 năm đổi mới, ngành nông nghiệp đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, là ngành duy nhất liên tục xuất siêu. Nông nghiệp trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội và là cứu cánh cho nền kinh tế trong các giai đoạn khó khăn.

XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM THÁNG 11 NĂM 2023

10-12-2023

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam tháng 11 năm 2023 ước đạt gần 4,79 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 11 tháng đầu năm 2023 đạt 47,84 tỷ USD, giảm 2,7 so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng: nông sản 24,3 tỷ USD (tăng 17,1%); sản phẩm chăn nuôi 453 triệu USD (tăng 23,5%); thuỷ sản 8,24 tỷ USD (giảm 18,9%); lâm sản 13,02 tỷ USD (giảm 17%); đầu vào sản xuất 1,82 tỷ USD (giảm 17,8%); muối 5,1 triệu USD (tăng 16,7%).

Quảng Bình: Hoàn thiện kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2025- 2030

10-12-2023

Sáng 22/11, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình phối hợp với Tổ chức WWF- Việt Nam, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) tổ chức Hội thảo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương và thiệt hại do biến đổi khí hậu (BĐKH) để cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Khai mạc Hội nghị COP28: Các nước phát triển cam kết đóng góp hơn 400 triệu đô la Mỹ

10-12-2023

(TN&MT) - Ngày 30/11, Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đã khai mạc tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE). Tại đây, nhiều quốc gia phát triển đã đưa ra cam kết tài chính mạnh mẽ lên tới hơn 400 triệu đô la Mỹ cho Quỹ Thiệt hại và Tổn thất.

Nông dân, doanh nghiệp lời khủng từ khí thải carbon

6-12-2023

Nông dân, chủ rừng, doanh nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn xanh hoặc công nghệ cao có thể thu lợi không nhỏ từ khí thải carbon

Hội thảo lấy ý kiến về hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển thương hiệu nông sản

6-12-2023

Ngày 04/12/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo “Hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển thương hiệu nông sản”. Hội thảo được đồng chủ trì bởi Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và Ông Nguyễn Anh Phong, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Hội thảo được tổ chức nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan liên quan về sự cần thiết, nội hàm cơ chế chính sách pháp luật cần bổ sung và phương thức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định hay Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) về thương hiệu nông sản.

Vẫn nan giải 'bài toán' nhân lực cho HTX

1-12-2023

Có một thực tế nan giải thường thấy ở các HTX hiện nay là thiếu nhân lực, nhân lực “già hóa” trong khi đó lại khó tuyển thêm được nhân lực mới đã qua đào tạo. Điều này khiến cho nhiều HTX khó khăn trong phát triển sản xuất, mở rộng quy mô thị trường...

HTX vẫn khó tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX

1-12-2023

Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX trung ương và địa phương đang là kênh tín dụng hỗ trợ tích cực cho các HTX, tổ hợp tác và thành viên vay vốn. Tuy nhiên, việc tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX là mong muốn của nhiều HTX.

Kết quả giám sát của Quốc hội đối với việc thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025

1-12-2023

Ngày 14/6/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 52/2022/QH15 về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ đồng thời với ba Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Ngày 30/10/2023, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có báo cáo tóm tắt kết quả giám sát đối với việc thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia.

Chính phủ phê duyệt Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

28-11-2023

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.