TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội thảo lấy ý kiến về hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển thương hiệu nông sản

Ngày đăng: 06 | 12 | 2023

Ngày 04/12/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo “Hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển thương hiệu nông sản”. Hội thảo được đồng chủ trì bởi Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và Ông Nguyễn Anh Phong, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Hội thảo được tổ chức nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan liên quan về sự cần thiết, nội hàm cơ chế chính sách pháp luật cần bổ sung và phương thức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định hay Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) về thương hiệu nông sản.

 

A group of people sitting in a roomDescription automatically generated

Bà Nguyễn Mai Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn, trình bày Báo cáo đề dẫn tại hội thảo

Trong khuôn khổ nhiệm vụ chuẩn bị xây dựng Nghị định quản lý thương hiệu nông sản của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, theo phân công của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đã hỗ trợ, tư vấn xây dựng “Báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng chính sách cho phát triển thương hiệu nông sản”.

Sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời gian qua đạt nhiều thành tựu to lớn, sản lượng lương thực thực phẩm tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo nguồn cung dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đóng góp ngày càng nhiều vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đến năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm ngành nông nghiệp đã đạt 53,22 tỷ Đô la Mỹ, tăng 9,3% so với năm 2021. Hiện Việt Nam duy trì 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ Đô la Mỹ; trong đó, có 7 nhóm mặt hàng (gỗ và sản phẩm gỗ, tôm, cà phê, gạo, cao su và rau quả, hạt điều) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ Đô la Mỹ. Nông sản Việt Nam hiện có mặt ở hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn của thế giới. Tuy vậy, khoảng 90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, giá xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác; 80% sản lượng nông sản Việt Nam xuất khẩu chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng và chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nhiều sản phẩm Việt Nam được xuất khẩu và bán ở thị trường nước ngoài dưới thương hiệu của doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh đó, xây dựng thương hiệu cho nông sản có vai trò rất lớn trong việc gia tăng giá trị và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cộng đồng của sản phẩm truyền thống, sản phẩm bản địa, góp phần nâng cao vị thế và giá trị của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Báo cáo của Viện đã tổng hợp lại các chủ trương, chính sách, chương trình của Chính phủ, các Bộ, ngành thời gian qua liên quan tới vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản. Theo đó, Việt Nam vẫn thiếu một khung chính sách, chương trình tổng thể chung định hướng cho phát triển thương hiệu nông sản. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan và năng lực quản trị và phát triển thương hiệu của các tác nhân tham gia vào hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản còn hạn chế nên chưa tạo sức bật cho phát triển thương hiệu nông sản. Nhóm nghiên cứu cũng đã phân tích các kết quả đạt được và hạn chế của một số chương trình xây dựng thương hiệu ở các cấp quốc gia (Chương trình Thương hiệu Việt Nam của Bộ Công Thương, Đề án xây dựng Thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam, Thương hiệu Cao su Việt Nam, Cà phê Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm nông sản chủ lực khác), cũng như các chương trình xây dựng thương hiệu vùng, miền, địa phương (Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu chứng nhận, Nhãn hiệu tập thể, OCOP) để chỉ ra các hạn chế và khoảng trống chính sách cần được xem xét trong thời gian tới.

Ý kiến của các chuyên gia, đại biểu tham gia hội thảo nhất trí rằng hiện nay Việt Nam chưa có chính sách riêng nào để hỗ trợ cho việc phát triển thương hiệu nông sản. Vì vậy, cần xây dựng một cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thương hiệu cho nông sản đảm bảo phù hợp hợp với các chủ trường, chính sách, cơ sở pháp lý liên quan. Định hướng phát triển thương hiệu nông sản cần tiếp cận triển khai đồng bộ trên các phương diện: sản phẩm tốt (thông qua ứng dụng khoa học công nghệ để tạo ra các dòng sản phẩm có chất lượng, tổ chức lại sản xuất, xây dựng tiêu chuẩn, truy xuất nguồn gốc…), doanh nghiệp tốt (quảng bá xúc tiến thương mại sản phảm của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực quản trị thương hiệu), hệ sinh thái tốt cho phát triển thương hiệu nông sản (thúc đẩy liên kết theo chuỗi, tổ chức hội/hiệp hội để cùng nhau bảo vệ thương hiệu, hệ thống tư vấn, xây dựng quản trị, phát triển thương hiệu) và gắn kết các thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu vùng, miền, địa phương hướng tới lợi ích chung của thương hiệu quốc gia. Ngoài ra, các nhóm chính sách cần tập trung ưu tiên vào hỗ trợ xây dựng thương hiệu thông qua thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ trong và ngoài nước; hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ. Song song đó, chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thương hiệu nông sản nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xây dựng ý thức, trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu.

Tiếp thu ý kiến tham gia của các đại biểu tham dự hội thảo, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường trong nghiên cứu và đề xuất dự thảo khung chương trình, chính sách phát triển thương hiệu nông sản để báo cáo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

Nguyễn Ngọc Yến, Trung tâm Phát triển nông thôn

 

 

NỘI DUNG KHÁC

Vẫn nan giải 'bài toán' nhân lực cho HTX

1-12-2023

Có một thực tế nan giải thường thấy ở các HTX hiện nay là thiếu nhân lực, nhân lực “già hóa” trong khi đó lại khó tuyển thêm được nhân lực mới đã qua đào tạo. Điều này khiến cho nhiều HTX khó khăn trong phát triển sản xuất, mở rộng quy mô thị trường...

HTX vẫn khó tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX

1-12-2023

Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX trung ương và địa phương đang là kênh tín dụng hỗ trợ tích cực cho các HTX, tổ hợp tác và thành viên vay vốn. Tuy nhiên, việc tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX là mong muốn của nhiều HTX.

Kết quả giám sát của Quốc hội đối với việc thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025

1-12-2023

Ngày 14/6/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 52/2022/QH15 về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ đồng thời với ba Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Ngày 30/10/2023, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có báo cáo tóm tắt kết quả giám sát đối với việc thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia.

Chính phủ phê duyệt Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

28-11-2023

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.

Kết quả thí điểm và bài học kinh nghiệm trong xây dựng mô hình thí điểm cà phê chất lượng cao Việt Nam

27-11-2023

Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê nhân Robusta. Năm 2022, xuất khẩu cà phê đạt 1,78 triệu tấn, trị giá 3,9 tỷ USD. Cà phê Việt Nam cũng đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam cũng như tăng trưởng GDP ngành nông lâm thủy sản. Mặt khác, ngành cà phê đã tạo việc làm và thu nhập chính cho trên 500 nghìn hộ nông dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên, Tây Bắc và một số vùng trồng cà phê khác.

Hợp tác công – tư ngành hàng quế nhằm củng cố vị thế xuất khẩu số 1 thế giới

21-11-2023

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu quế của Việt Nam đạt gần 300 triệu USD, chiếm 18,2% sản lượng và chiếm 34,4% về thị phần xuất khẩu quế toàn cầu. Với kết quả này, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế số 1 trên thế giới…

Phát triển kinh tế tuần hoàn không thể bàn mãi về lý thuyết

21-11-2023

Ngày 16/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023 với chủ đề “Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn”. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và phát biểu ý kiến.

Thái Lan, Việt Nam khó bắt tay nâng giá gạo

21-11-2023

Một thỏa thuận giữa Thái Lan và Việt Nam để nâng giá gạo sẽ “không khả thi”, theo lãnh đạo hàng đầu của ngành gạo cho hay – một góc nhìn khác với kế hoạch mà chính phủ Thái Lan dự định đề xuất về thành lập cartel gạo giữa bối cảnh khủng hoảng thực phẩm toàn cầu. Chính phủ Thái Lan hồi cuối tuần trước bày tỏ kế hoạch hợp tác với Việt Nam tạo thành một khối giữa nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới để củng cố sức mạnh đàm phán và giúp giảm nhẹ gánh nặng chi phí sản xuất đang tăng. Việt Nam vẫn chưa xác nhận kế hoạch như vậy đã được thảo luận.

Thuốc bảo vệ thực vât: đánh giá rủi ro và các vấn đề an toàn

21-11-2023

Theo dự báo của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc, đến năm 2050 dân số thế giới sẽ vào khoảng 9,1 tỷ người. Diện tích đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, phát triển giao thông, công nghiệp, xây dựng nhà ở. Một trong các giải pháp bảo vệ an ninh lương thực và đảm bảo năng suất cây trồng là thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp để ngăn ngừa hoặc kiểm soát sâu bệnh, bệnh tật, cỏ dại và các mầm bệnh thực vật khác nhằm giảm hoặc loại bỏ tổn thất năng suất và duy trì chất lượng sản phẩm cao. Bên cạnh những lợi ích với cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật cũng gây tác động khôn lường đến đến môi trường và con người.

HỘI NGHỊ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÒ THỊT VIỆT - ÚC

15-11-2023

Sáng 14-11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã khai mạc Hội nghị kỹ thuật Chăn nuôi bò thịt Việt – Úc về tăng cường hợp tác kỹ thuật, thương mại và đầu tư ngành chăn nuôi bò thịt Việt – Úc.

Hội nghị Tập huấn kiến thức, kỹ năng về quản trị nhân sự

9-11-2023

Ngày 7-8/11/2023, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội nghị Tập huấn kiến thức, kỹ năng về quản trị nhân sự trong bối cảng đổi mới và cải cách dịch vụ công, do Vụ Tổ chức Cán bộ phối hợp với Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại thành phố Bắc Ninh.