TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thái Lan, Việt Nam khó bắt tay nâng giá gạo

Ngày đăng: 21 | 11 | 2023

Một thỏa thuận giữa Thái Lan và Việt Nam để nâng giá gạo sẽ “không khả thi”, theo lãnh đạo hàng đầu của ngành gạo cho hay – một góc nhìn khác với kế hoạch mà chính phủ Thái Lan dự định đề xuất về thành lập cartel gạo giữa bối cảnh khủng hoảng thực phẩm toàn cầu. Chính phủ Thái Lan hồi cuối tuần trước bày tỏ kế hoạch hợp tác với Việt Nam tạo thành một khối giữa nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới để củng cố sức mạnh đàm phán và giúp giảm nhẹ gánh nặng chi phí sản xuất đang tăng. Việt Nam vẫn chưa xác nhận kế hoạch như vậy đã được thảo luận.

Ông Chookiat Ophaswongse, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, cho rằng hiệp hội không được tham vấn và ý tưởng này rất tồi. “Thái Lan và Việt Nam không phải là các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, tổng cộng thậm chí còn ít hơn tổng xuất khẩu gạo của Ấn Độ và các khách hàng có thể chuyển sang mua gạo từ các đối thủ cạnh tranh”, ông Chookiat cho biết thêm gạo không thể bảo quản dài ngày đủ để chờ giá tăng. “Các chính trị gia không hiểu thị trường gạo và không thảo luận vấn đề này với hiệp hội”, ông cho hay. Các bình luận của ông tương đồng với người đứng đầu hiệp hội lương thực Việt Nam – tuần trước cho rằng giá tăng vào thời điểm bất ổn thực phẩm toàn cầu là không hợp lý. Các Bộ Nông nghiệp Thái Lan và Việt Nam không phản hồi các yêu cầu bình luận từ báo giới.

Khó tạo cartel

Nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ chiếm tới 40% nguồn cung toàn cầu và giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất trong 5 năm qua vào tuần trước do đồng rupee yếu đi và nguồn cung dồi dào từ các nước xuất khẩu hàng đầu. Các nhà chức trách nước này tuần trước cũng cho biết Ấn Độ không có kế hoạch hạn chế xuất khẩu gạo.

Giá gạo trắng Ấn Độ 5% tấm rẻ hơn giá gạo Việt Nam ít nhất 50 USD/tấn và giá gạo Thái Lan ít nhất 100 USD/tấn, theo các thương nhân cho hay. Trong những năm gần đây, thậm chí Việt Nam nhập khẩu một lượng gạo Ấn Độ để sản xuất bia và thức ăn chăn nuôi. “Một cơ chế giá như vậy sẽ không hoạt động nếu thiếu sự tham gia của Ấn Độ. Gạo Ấn Độ đang rẻ hơn rất nhiều nên nếu các nước khác tăng giá thì người mua sẽ chuyển sang gạo Ấn Độ”, một thương nhân tại Mumbai cho hay.

Thương nhân này cho biết Việt Nam và Thái Lan đã mất thị phần và nên giảm giá để giành lại thị phần. Một thương nhân tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết một cartel như vậy khó hình thành bởi có “quá nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này”, và bởi Thái Lan, Việt Nam đều không phải nước xuất khẩu gạo lớn nhất. “Nếu Ấn Độ hạn chế xuất khẩu thì giá sẽ tăng mà không cần Thái Lan và Việt Nam hình thành cartel”.

Việt Nam và Thái Lan chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng gạo và khoảng 26% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo toàn cầu, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Một trong những bên thiệt hại lớn nhất từ một cartel như trên là Philippines. Sản lượng lúa năm 2021 của Philippines là 20 triệu tấn, không đủ để cung cấp cho dân số 110 triệu người. Người phát ngôn Bộ Nông nghiệp nước này hôm đầu tuần bày tỏ sự tự tin rằng công nghệ có thể giúp sản xuất đạt mức cao kỷ lục và có hiệu quả chi phí hơn.

Theo Reuters

 

NỘI DUNG KHÁC

Thuốc bảo vệ thực vât: đánh giá rủi ro và các vấn đề an toàn

21-11-2023

Theo dự báo của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc, đến năm 2050 dân số thế giới sẽ vào khoảng 9,1 tỷ người. Diện tích đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, phát triển giao thông, công nghiệp, xây dựng nhà ở. Một trong các giải pháp bảo vệ an ninh lương thực và đảm bảo năng suất cây trồng là thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp để ngăn ngừa hoặc kiểm soát sâu bệnh, bệnh tật, cỏ dại và các mầm bệnh thực vật khác nhằm giảm hoặc loại bỏ tổn thất năng suất và duy trì chất lượng sản phẩm cao. Bên cạnh những lợi ích với cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật cũng gây tác động khôn lường đến đến môi trường và con người.

HỘI NGHỊ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÒ THỊT VIỆT - ÚC

15-11-2023

Sáng 14-11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã khai mạc Hội nghị kỹ thuật Chăn nuôi bò thịt Việt – Úc về tăng cường hợp tác kỹ thuật, thương mại và đầu tư ngành chăn nuôi bò thịt Việt – Úc.

Hội nghị Tập huấn kiến thức, kỹ năng về quản trị nhân sự

9-11-2023

Ngày 7-8/11/2023, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội nghị Tập huấn kiến thức, kỹ năng về quản trị nhân sự trong bối cảng đổi mới và cải cách dịch vụ công, do Vụ Tổ chức Cán bộ phối hợp với Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại thành phố Bắc Ninh.

Hội thảo “Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế và phát triển nông nghiệp sinh thái” ngày 01/11/2023

8-11-2023

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cụ thể hóa quan điểm, định hướng phát triển được xác định tại Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chiến lược phát triển Nông nghiệp và Nông thôn bền vững giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo “Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế và phát triển nông nghiệp sinh thái” tại Khách sạn Candle, 301 Phường Đội Cấn, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội.

HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN

8-11-2023

Ngày 02/11/2023 - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đã tổ chức hội thảo khoa học "Định hướng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hệ thống cung ứng dịch vụ logistics trong chuỗi giá trị nông sản". Hội thảo được tổ chức trực tuyến và trực tiếp với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu, hiệp hội, doanh nghiệp logistics.

Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản tháng 10/2023

8-11-2023

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 năm 2023 ước đạt 4,81 tỷ Đô la Mỹ, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 10 tháng đầu năm 2023 đạt 43,08 tỷ Đô la Mỹ, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 21,94 tỷ Đô la Mỹ, tăng 17%; Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 402 triệu USD, tăng 22%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 7,45 tỷ Đô la Mỹ, giảm 20,5%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 11,65 tỷ Đô la Mỹ, giảm 19,3%; Giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 1,64 tỷ Đô la Mỹ, giảm 20,3%; Giá trị xuất khẩu muối đạt 4,6 triệu Đô la Mỹ, tăng 10,9%.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cập nhật các chỉ số phát triển bền vững liên quan đến Lương thực và Nông nghiệp năm 2023

8-11-2023

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo “Theo dõi các chỉ số phát triển bền vững liên quan đến Lương thực và Nông nghiệp năm 2023”. Báo cáo phân tích 21 chỉ số phát triển bền vững dưới sự giám sát của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc và 10 chỉ số phát triển bền vững khác có ảnh hưởng đến lĩnh vực lương thực và nông nghiệp. Các chỉ số liên quan tới nhiều tới các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) bao gồm SDG 1 (xoá nghèo), SDG 2 (không còn nạn đói), SDG 5 (bình đẳng giới), SDG 6 (nước sạch và vệ sinh), SDG 10 (giảm bất bình đẳng), SDG 14 (bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển) và SDG 15 (bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học).

Nông nghiệp năm 2023 tiếp tục là bệ đỡ cho nền kinh tế

7-11-2023

Sau gần 35 năm đổi mới, ngành nông nghiệp đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, là ngành duy nhất liên tục xuất siêu. Nông nghiệp trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội và là cứu cánh cho nền kinh tế trong các giai đoạn khó khăn.

Hoạt động tham vấn xây dựng sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ Chỉ tiêu giám sát Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn

7-11-2023

Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 (sau đây gọi tắt là Chiến lược). Để phục vụ việc giám sát thực hiện Chiến lược, 30 nhóm chỉ tiêu nhằm phản ánh các mục tiêu, quan điểm, định hướng của Chiến lược được phân thành 3 nhóm là kinh tế, xã hội và môi trường với 111 chỉ tiêu cụ thể đã được ban hành tại Quyết định số 3572/QĐ-BNN-KH ngày 21 tháng 9 năm 2022.

Mô hình Hợp tác xã đổi mới để phát triển tại Đông Xuyên, Thái Bình

7-11-2023

Trong 10 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp đã có những kết quả nhất định trong phát triển, cơ cấu lại các tiểu ngành. Các địa phương trên cả nước cũng đều đã và đang tích cực triển khai các hoạt động cơ cấu lại nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Thái Bình là một trong những tỉnh điển hình đi đầu trong việc xây dựng và thực hiện tái cơ cấu đầu tiên của cả nước và của vùng đồng bằng sông Hồng.

Nghiên cứu phân tích đặc tính kinh tế lĩnh vực lâm nghiệp nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế bền vững, giảm áp lực lên đa dạng sinh học tại Việt Nam

7-11-2023

Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp tiếp cận kế thừa (dựa trên kết quả nghiên cứu của Sáng kiến Thúc đẩy Cam kết Đa dạng sinh học - BIODEV2030.1) và phương pháp phân tích dựa trên chuỗi cung ứng để xác định và đánh giá các nhân tố trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên đa dạng sinh học, các nhân tố tạo ra hoặc giảm thiểu tác động lên đa dạng sinh học và vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan/chủ thể đối với suy giảm đa dạng sinh học dọc theo các chuỗi cung ứng chủ lực trong lâm nghiệp; qua đó, cung cấp cơ sở cho các cuộc đối thoại và xây dựng các chính sách quản lý và phát triển các chuỗi cung ứng bền vững góp phần ngăn ngừa suy thoái/giảm áp lực lên đa dạng sinh học trong  lĩnh vực lâm nghiệp của Việt Nam.