TIN TỨC-SỰ KIỆN

HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN

Ngày đăng: 08 | 11 | 2023

Ngày 02/11/2023 - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đã tổ chức hội thảo khoa học "Định hướng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hệ thống cung ứng dịch vụ logistics trong chuỗi giá trị nông sản". Hội thảo được tổ chức trực tuyến và trực tiếp với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu, hiệp hội, doanh nghiệp logistics.

 

A group of people sitting at a podiumDescription automatically generated

TS. Nguyễn Anh Phong - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghệp nông thôn – phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Anh Phong - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghệp nông thôn cho biết, sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua đạt nhiều thành tựu trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn với nhiều mặt hàng nông sản đứng đầu thế giới. Để đạt được những thành tựu kể trên, logistics đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất, thương mại nông sản, giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, chi phí logistics nông nghiệp Việt Nam chiếm tỷ trọng khá cao trong một số ngành sản xuất nông nghiệp (12% giá thành sản phẩm ngành thủy sản, chiếm 23% giá thành đồ gỗ, chiếm 29% giá thành rau quả, chiếm 30% giá thành gạo). Tỷ lệ hao hụt và thất thoát trong chuỗi nông sản lớn từ 25-30%, trong đó thủy hải sản 35%, rau quả và trái cây có thể lên đến 45%.

Theo bà Tạ Thu Trang - Trưởng phòng Tư vấn Thương mại và đầu tư - Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn, dịch vụ logistics trong nông nghiệp tại Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế. Hạ tầng giao thông chưa đồng bộ và mất cân đối về lượng vận chuyển (vận tải đường bộ chiếm ưu thế,  chưa khai thác hết lợi thế vận tại đường thủy, vận tại đường sắt). Các dịch vụ đem lại giá trị gia tăng như kho bãi, chế biến, đóng gói, xử lý kiểm định thực vật còn thiếu và yếu. Chuỗi cung ứng lạnh (kho lạnh và vận tải lạnh) cho hàng nông sản mặc dù được cải thiện nhưng vẫn thiếu hụt mà chất lượng vận hành không được đảm bảo. Chưa có hệ thống trung tâm logistics nông nghiệp với đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ tốt cho sản xuất kinh doanh nông sản và các vệ tinh kết nối theo các cấp từ xã, huyện đến tỉnh, vùng. Hệ thống logistic phục vụ thương mại biên giới còn chưa phát triển đúng với tiềm năng và nhu cầu thực tiễn

TS. Nguyễn Anh Phong cho biết, hiện nay Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đang xây dựng dự thảo đề án “Phát triển hệ thống logistics nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” với mục tiêu đến năm 2030 giảm trung bình 0,5-1%/năm tổn thất sau thu hoạch và 30% chi phí logistics nông sản khi phân phối qua hệ thống trung tâm dịch vụ logistics nông sản. Đảm bảo 100% nông sản qua hệ thống trung tâm logistics nông sản được truy xuất nguồn gốc và đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Tại các vùng sản xuất nguyên liệu có các trung tâm dịch vụ logistics nông sản, 70% số hợp tác xã, thương nhân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và 100% hợp tác xã, thương nhân, doanh nghiệp được đào tạo tập huấn nâng cao năng lực các kỹ năng liên quan đến dịch vụ logistics nông sản.

Để đạt mục tiêu đề ra, dự thảo đề án đưa ra các nhiệm vụ xây dựng hệ thống trung tâm dịch vụ logistics nông sản gồm ba loại hình: trung tâm dịch vụ logistics nông sản tại các vùng sản xuất tập trung; trung tâm dịch vụ logistics nông sản tại các vùng kinh tế trọng điểm; trung tâm dịch vụ logistics nông sản tại các cửa khẩu và cảng biển. Cùng với việc xây dựng hệ thống trung tâm dịch vụ logistics, cần phải triển khai đồng loạt các nhiệm vụ như xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng của các trung tâm dịch vụ logistics nông sản và hạ tầng giao thông kết nối giữa các trung tâm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống trung tâm dịch vụ logistics nông sản; đẩy mạnh xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế; đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống logistics nông sản; và triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách phục vụ hệ thống logistics nông sản.

Hội thảo đã nhận được nhiều chia sẻ và ý kiến đóng góp nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống dịch vụ logistics trong nông nghiệp Việt Nam. Ông Trần Chí Dũng, Phó Viện trưởng Viện Quản trị Logistics toàn cầu nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc xây dựng giải pháp tích hợp thương mại điện tử và logistics hỗ trợ xuất nhập khẩu nông sản giúp kết nối và giải quyết các vấn đề đứt gãy trong chuỗi cung ứng nông sản. Việt Nam có thể học tập mô hình quản trị logistics của Singapore trong việc xây dựng hệ sinh thái công nghệ giúp vượt qua những trở ngại trong thương mại nông sản toàn cầu bằng số hoá và đơn giản hoá quy trình thông qua mạng lưới cung ứng kỹ thuật số (digital supply network). Bà Đinh Thị Bảo Linh - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, Chính phủ có vai trò to lớn trong việc giúp giải quyết các thách thức về logistics trong lĩnh vực nông nghiệp của đất nước, cần có các chính sách khuyến khích phát triển logistics trong nông nghiệp theo hướng bền vững và tận dụng tốt nhất các lợi thế so sánh. Bên cạnh đó, cần khuyến khích khu vực tư nhân hơn tham gia vào ngành này thông qua các ưu đãi thiết thực hơn về thuế, phí, tiếp cận vốn và hợp tác quốc tế về phát triển thị trường, ứng dụng công nghệ.

Bà Đinh Thị Bảo Linh - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương)

Trong phần thảo luận, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics và các doanh nghiệp logistics đưa ra giải pháp để phát triển logistic nông nghiệp thành công cần phát triển các chuỗi cung ứng bền vững trong nông nghiệp. Nhà nước và các đơn vị liên quan cần đào tạo, tập huấn về chuỗi cung ứng, gắn kết các đơn vị sản xuất và các đơn vị thực hiện logistics theo các hợp đồng. Trung tâm logistics nông sản ở các vùng trọng điểm cần được xây dựng hợp lý để hàng hóa có thể đi thẳng đến cửa khẩu hoặc đến điểm phân phối và đảm bảo chất lượng hàng hóa.

A person standing in front of a screenDescription automatically generated

Ông Trần Chí Dũng - Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam

Phát biểu bế mạc hội thảo, TS. Hoàng Vũ Quang - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, mục tiêu tổng thể của đề án là phát triển hệ thống logistics nông nghiệp quốc gia nhằm đảm bảo chất lượng, tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng giá trị và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam, xây dựng các chuỗi cung ứng nông sản bền vững phục vụ tốt thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, đề án đã lấy ý kiến của các bộ, ngành, các tỉnh, địa phương và đang tiếp tục hoàn thiện, trình Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới.

Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn

 

NỘI DUNG KHÁC

Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản tháng 10/2023

8-11-2023

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 năm 2023 ước đạt 4,81 tỷ Đô la Mỹ, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 10 tháng đầu năm 2023 đạt 43,08 tỷ Đô la Mỹ, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 21,94 tỷ Đô la Mỹ, tăng 17%; Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 402 triệu USD, tăng 22%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 7,45 tỷ Đô la Mỹ, giảm 20,5%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 11,65 tỷ Đô la Mỹ, giảm 19,3%; Giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 1,64 tỷ Đô la Mỹ, giảm 20,3%; Giá trị xuất khẩu muối đạt 4,6 triệu Đô la Mỹ, tăng 10,9%.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cập nhật các chỉ số phát triển bền vững liên quan đến Lương thực và Nông nghiệp năm 2023

8-11-2023

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo “Theo dõi các chỉ số phát triển bền vững liên quan đến Lương thực và Nông nghiệp năm 2023”. Báo cáo phân tích 21 chỉ số phát triển bền vững dưới sự giám sát của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc và 10 chỉ số phát triển bền vững khác có ảnh hưởng đến lĩnh vực lương thực và nông nghiệp. Các chỉ số liên quan tới nhiều tới các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) bao gồm SDG 1 (xoá nghèo), SDG 2 (không còn nạn đói), SDG 5 (bình đẳng giới), SDG 6 (nước sạch và vệ sinh), SDG 10 (giảm bất bình đẳng), SDG 14 (bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển) và SDG 15 (bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học).

Nông nghiệp năm 2023 tiếp tục là bệ đỡ cho nền kinh tế

7-11-2023

Sau gần 35 năm đổi mới, ngành nông nghiệp đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, là ngành duy nhất liên tục xuất siêu. Nông nghiệp trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội và là cứu cánh cho nền kinh tế trong các giai đoạn khó khăn.

Hoạt động tham vấn xây dựng sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ Chỉ tiêu giám sát Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn

7-11-2023

Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 (sau đây gọi tắt là Chiến lược). Để phục vụ việc giám sát thực hiện Chiến lược, 30 nhóm chỉ tiêu nhằm phản ánh các mục tiêu, quan điểm, định hướng của Chiến lược được phân thành 3 nhóm là kinh tế, xã hội và môi trường với 111 chỉ tiêu cụ thể đã được ban hành tại Quyết định số 3572/QĐ-BNN-KH ngày 21 tháng 9 năm 2022.

Mô hình Hợp tác xã đổi mới để phát triển tại Đông Xuyên, Thái Bình

7-11-2023

Trong 10 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp đã có những kết quả nhất định trong phát triển, cơ cấu lại các tiểu ngành. Các địa phương trên cả nước cũng đều đã và đang tích cực triển khai các hoạt động cơ cấu lại nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Thái Bình là một trong những tỉnh điển hình đi đầu trong việc xây dựng và thực hiện tái cơ cấu đầu tiên của cả nước và của vùng đồng bằng sông Hồng.

Nghiên cứu phân tích đặc tính kinh tế lĩnh vực lâm nghiệp nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế bền vững, giảm áp lực lên đa dạng sinh học tại Việt Nam

7-11-2023

Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp tiếp cận kế thừa (dựa trên kết quả nghiên cứu của Sáng kiến Thúc đẩy Cam kết Đa dạng sinh học - BIODEV2030.1) và phương pháp phân tích dựa trên chuỗi cung ứng để xác định và đánh giá các nhân tố trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên đa dạng sinh học, các nhân tố tạo ra hoặc giảm thiểu tác động lên đa dạng sinh học và vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan/chủ thể đối với suy giảm đa dạng sinh học dọc theo các chuỗi cung ứng chủ lực trong lâm nghiệp; qua đó, cung cấp cơ sở cho các cuộc đối thoại và xây dựng các chính sách quản lý và phát triển các chuỗi cung ứng bền vững góp phần ngăn ngừa suy thoái/giảm áp lực lên đa dạng sinh học trong  lĩnh vực lâm nghiệp của Việt Nam.

Quy định chống phá rừng của Liên minh Châu Âu: Thách thức và cơ hội của cà phê Việt Nam

7-11-2023

Ngày 16/5/2023, Nghị viện Châu Âu thông qua quy định chống phá rừng. Lộ trình của quy định này là từ tháng 11/2021, Ủy ban Châu Âu đề xuất; tháng 6/2022, cách tiếp cân chung của Hội đồng Châu Âu; tháng 9/2022, Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu; tháng 11/2022, thỏa thuận chính trị sơ bộ giữa Nghị viện và Hội đồng Châu âu; tháng 5/2023, thông qua; tháng 12/2024 có hiệu lực; đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì lùi thời hạn đến tháng 6/2025.

Kinh nghiệm một số nước ứng phó với các tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraina

7-11-2023

Cuộc xung đột đã gây ra lo ngại về an ninh lương thực trong các quốc gia Liên minh Châu Âu. Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và tăng giá các sản phẩm nông nghiệp gây ra sự thiếu hụt thực phẩm và ảnh hưởng đến an ninh lương thực trong khu vực Liên minh Châu Âu và nhiều quốc gia nhập khẩu khác. Điều này đặt ra thách thức đối với các quốc gia Liên minh Châu Âu trong đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và đa dạng hóa nguồn cung cấp thực phẩm. Mặt khác, thiếu hụt và chi phí năng lượng tăng cao, điển hình giá trần điện và khí đốt tăng lên từ 80-100% kể từ xung đột diễn ra. Tại thị trường châu Âu, giá khí đốt đạt mức kỷ lục 345 euro/MWh hồi tháng 3/2022 và mức giá này đã tăng 5,5 lần chỉ trong vòng 12 tháng  Lạm phát ở mức cao nhất trong 3-4 thập kỷ qua

Thực hiện bình đẳng giới trong xây dựng nông thôn mới

7-11-2023

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu: “Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước”. Trong bối cảnh đó, các dữ liệu cơ bản về bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng, góp phần làm rõ thực trạng bình đẳng giới và những tiến bộ của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực. Các dữ liệu này sẽ làm căn cứ cho việc tổng kết thực hiện chính sách giai đoạn hiện nay và khuyến nghị, đề xuất xây dựng các chính sách về bình đẳng giới nói chung.

Tăng khả năng liên kết chuỗi trong hợp tác xã nông nghiệp

6-11-2023

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là vùng có tỷ lệ hợp tác xã (HTX) tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm cho thành viên lớn nhất cả nước.

Luật Hợp tác xã năm 2023: Động lực thúc đẩy đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

30-10-2023

Luật Hợp tác xã năm 2023 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20/6/2023 (thay thế Luật Hợp tác xã năm 2012), bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho kinh tế tập thể tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả trong bối cảnh mới của đất nước, bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư.

Mô hình Hợp tác xã đổi mới để phát triển tại Đông Xuyên, Thái Bình

30-10-2023

Trong 10 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp đã có những kết quả nhất định trong phát triển, cơ cấu lại các tiểu ngành.