TIN TỨC-SỰ KIỆN

XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM THÁNG 11 NĂM 2023

Ngày đăng: 10 | 12 | 2023

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam tháng 11 năm 2023 ước đạt gần 4,79 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 11 tháng đầu năm 2023 đạt 47,84 tỷ USD, giảm 2,7 so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng: nông sản 24,3 tỷ USD (tăng 17,1%); sản phẩm chăn nuôi 453 triệu USD (tăng 23,5%); thuỷ sản 8,24 tỷ USD (giảm 18,9%); lâm sản 13,02 tỷ USD (giảm 17%); đầu vào sản xuất 1,82 tỷ USD (giảm 17,8%); muối 5,1 triệu USD (tăng 16,7%).

 

Ảnh: https://nhandan.vn/

Cà phê: Xuất khẩu cà phê tháng 11 năm 2023 ước đạt 80 nghìn tấn với giá trị 252 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 11 tháng đầu năm 2023 đạt 1,38 triệu tấn và 3,54 tỷ USD, giảm 12,9% về khối lượng và giảm 2,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đức, Italia và Nhật Bản là 3 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2023 với thị phần lần lượt là 10,2%; 8,1%, và 7,7%.

Cao su: Xuất khẩu cao su tháng 11 năm 2023 ước đạt 250 nghìn tấn với giá trị 343 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 11 tháng đầu năm 2023 đạt 1,87 triệu tấn và 2,51 tỷ USD, giảm 0,2% về khối lượng và giảm 14,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2023, chiếm thị phần lần lượt là 77,5%; 5,7% và 6,2%.

Chè: Xuất khẩu chè tháng 11 năm 2023 ước đạt 13 nghìn tấn với giá trị 24 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu chè 11 tháng đầu năm 2023 đạt 107 nghìn tấn và 187 triệu USD, giảm 20,3% về khối lượng và giảm 13,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Trong 10 tháng đầu năm 2023, Pakixtan (thị phần 42,2%), Đài Loan (thị phần 12,3%), và Nga (thị phần 5,7%) là 3 thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam.

Gạo: Xuất khẩu gạo tháng 11 năm 2023 ước đạt 700 nghìn tấn với giá trị 462 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm 2023 đạt 7,75 triệu tấn và 4,41 tỷ USD, tăng 16,2% về khối lượng và tăng 36,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Trong 10 tháng đầu năm 2023, Philippin là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 35,7%, đạt 2,63 triệu tấn và 1,41 tỷ USD, giảm 4% về khối lượng nhưng tăng 11,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Rau quả: Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 11 năm 2023 ước đạt 500 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2023 đạt gần 5,32 tỷ USD, tăng 74,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 10 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về tiêu thụ hàng rau quả của Việt Nam với 66,1% thị phần, giá trị đạt 3,19 tỷ USD.

Hạt điều: Xuất khẩu hạt điều tháng 11 năm 2023 ước đạt 65 nghìn tấn với giá trị 358 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt điều 11 tháng đầu năm 2023 đạt 582 nghìn tấn và 3,31 tỷ USD, tăng 23,1% về khối lượng và tăng 17,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Trong 10 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 24,9%, 17,7% và 10%.

Hạt tiêu: Xuất khẩu hạt tiêu tháng 11 năm 2023 ước đạt 20 nghìn tấn với giá trị 77 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu 11 tháng đầu năm 2023 đạt 245 nghìn tấn và 832 triệu USD, tăng 17,9% về khối lượng nhưng giảm 7,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Trong 10 tháng đầu năm 2023, ba thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Ấn Độ và các Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất với tổng thị phần là 32,5%.

Sắn và các sản phẩm từ sắn: Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 11 năm 2023 ước đạt 300 nghìn tấn với giá trị 151 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 11 tháng đầu năm 2023 đạt 2,7 triệu tấn và 1,18 tỷ USD, giảm 5,7% về khối lượng và giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Trong 10 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính của mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 90,4% thị phần, giảm 6,2% về khối lượng và giảm 9,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong tháng 11 năm 2023 ước đạt 41 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 11 tháng đầu năm 2023 đạt 453 triệu USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 123 triệu USD, tăng 25,8%; xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 137 triệu USD, tăng 36,2%.

Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 11 năm 2023 ước đạt 800 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm 2023 đạt 8,24 tỷ USD, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 10 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam, chiếm 49,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tháng 11 năm 2023 ước đạt 1,2 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này 11 tháng đầu năm 2023 đạt 12,11 tỷ USD, giảm 17,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 10 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm tổng thị phần 79,5%.

 

Đỗ Văn Hảo

Bộ môn Thị trường Ngành hàng

NỘI DUNG KHÁC

Quảng Bình: Hoàn thiện kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2025- 2030

10-12-2023

Sáng 22/11, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình phối hợp với Tổ chức WWF- Việt Nam, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) tổ chức Hội thảo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương và thiệt hại do biến đổi khí hậu (BĐKH) để cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Khai mạc Hội nghị COP28: Các nước phát triển cam kết đóng góp hơn 400 triệu đô la Mỹ

10-12-2023

(TN&MT) - Ngày 30/11, Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đã khai mạc tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE). Tại đây, nhiều quốc gia phát triển đã đưa ra cam kết tài chính mạnh mẽ lên tới hơn 400 triệu đô la Mỹ cho Quỹ Thiệt hại và Tổn thất.

Nông dân, doanh nghiệp lời khủng từ khí thải carbon

6-12-2023

Nông dân, chủ rừng, doanh nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn xanh hoặc công nghệ cao có thể thu lợi không nhỏ từ khí thải carbon

Hội thảo lấy ý kiến về hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển thương hiệu nông sản

6-12-2023

Ngày 04/12/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo “Hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển thương hiệu nông sản”. Hội thảo được đồng chủ trì bởi Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và Ông Nguyễn Anh Phong, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Hội thảo được tổ chức nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan liên quan về sự cần thiết, nội hàm cơ chế chính sách pháp luật cần bổ sung và phương thức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định hay Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) về thương hiệu nông sản.

Vẫn nan giải 'bài toán' nhân lực cho HTX

1-12-2023

Có một thực tế nan giải thường thấy ở các HTX hiện nay là thiếu nhân lực, nhân lực “già hóa” trong khi đó lại khó tuyển thêm được nhân lực mới đã qua đào tạo. Điều này khiến cho nhiều HTX khó khăn trong phát triển sản xuất, mở rộng quy mô thị trường...

HTX vẫn khó tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX

1-12-2023

Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX trung ương và địa phương đang là kênh tín dụng hỗ trợ tích cực cho các HTX, tổ hợp tác và thành viên vay vốn. Tuy nhiên, việc tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX là mong muốn của nhiều HTX.

Kết quả giám sát của Quốc hội đối với việc thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025

1-12-2023

Ngày 14/6/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 52/2022/QH15 về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ đồng thời với ba Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Ngày 30/10/2023, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có báo cáo tóm tắt kết quả giám sát đối với việc thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia.

Chính phủ phê duyệt Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

28-11-2023

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.

Kết quả thí điểm và bài học kinh nghiệm trong xây dựng mô hình thí điểm cà phê chất lượng cao Việt Nam

27-11-2023

Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê nhân Robusta. Năm 2022, xuất khẩu cà phê đạt 1,78 triệu tấn, trị giá 3,9 tỷ USD. Cà phê Việt Nam cũng đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam cũng như tăng trưởng GDP ngành nông lâm thủy sản. Mặt khác, ngành cà phê đã tạo việc làm và thu nhập chính cho trên 500 nghìn hộ nông dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên, Tây Bắc và một số vùng trồng cà phê khác.

Hợp tác công – tư ngành hàng quế nhằm củng cố vị thế xuất khẩu số 1 thế giới

21-11-2023

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu quế của Việt Nam đạt gần 300 triệu USD, chiếm 18,2% sản lượng và chiếm 34,4% về thị phần xuất khẩu quế toàn cầu. Với kết quả này, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế số 1 trên thế giới…

Phát triển kinh tế tuần hoàn không thể bàn mãi về lý thuyết

21-11-2023

Ngày 16/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023 với chủ đề “Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn”. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và phát biểu ý kiến.