TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp sinh thái ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam

Ngày đăng: 03 | 01 | 2024

​​​​​​​Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc cũng như góp phần quan trọng vào sự phát triển nông nghiệp thế giới. Tuy nhiên, nền nông nghiệp thâm canh, phụ thuộc vào hóa chất đầu vào cùng với quá trình công nghiệp hóa nông thôn đã để lại những hậu quả nghiêm trọng như suy thoái đất, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường, thu hẹp diện tích đất canh tác. Đứng trước những vấn đề trên, Trung Quốc đã lựa chọn phát triển nông nghiệp sinh thái là cách tiếp cận trong sản xuất để hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo nguồn cung lương thực, phục hồi hệ sinh thái và môi trường xung quanh.

Thuật ngữ “nông nghiệp sinh thái” bắt đầu được sử dụng tại Trung Quốc từ những năm cuối thế kỷ XX và được hiểu là một hệ thống nông nghiệp bền vững, kết hợp các kỹ thuật tiên tiến hiện đại với kiến ​​thức truyền thống dựa trên các nguyên tắc sinh thái. Theo Luo (2016), nông nghiệp sinh thái xem xét mối quan hệ giữa các sinh vật nông nghiệp với bối cảnh xã hội và môi trường xung quanh nhằm tìm hiểu sự tương tác, sự tiến hóa, quy luật và sự phát triển bền vững của các thành phần trên. Quá trình phát triển nông nghiệp sinh thái tại Trung Quốc được chia thành 4 giai đoạn chính: (i) Giai đoạn 1 - từ cuối những năm 1970 đến giữa những năm 1980: tập trung nghiên cứu và thử nghiệm trên diện tích nhỏ; (ii) Giai đoạn 2 - từ giữa những năm 1980 đến đầu những năm 1990: tập trung vào thành lập các làng nông nghiệp, trang trại và nghiên cứu các mô hình kỹ thuật sinh thái và công nghệ đặc biệt; và bắt đầu thực hiện thí điểm huyện nông nghiệp sinh thái; (iii) Giai đoạn 3 – từ đầu những năm 1990 đến năm 2000: xây dựng các huyện nông nghiệp sinh thái thí điểm; và (iv) Giai đoạn 4 - từ năm 2000 trở lại đây: thực hiện quá trình công nghiệp hóa sinh thái (theo Wenliang).

Trong thời gian qua, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách khác nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp sinh thái. Tương ứng với 4 giai đoạn phát triển nông nghiệp sinh thái tại Trung Quốc là 4 giai đoạn thay đổi các định hướng trong chính sách. Ở giai đoạn 1, Trung Quốc chưa phát triển các chính sách nông nghiệp sinh thái chính thức nhưng đã có một số văn bản hướng đến sinh thái nông nghiệp nông thôn và duy trì cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp. Các văn bản chính sách giai đoạn này tập trung vào các nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường nông thôn, bảo vệ tài nguyên sinh thái nông nghiệp và phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm từ các đầu vào sản xuất. Giai đoạn 2 là giai đoạn các chính sách sinh thái nhắm vào bảo vệ môi trường. Các chính sách ở giai đoạn này tập trung vào quản trị hệ sinh thái nông nghiệp và phát triển nông nghiệp sinh thái nhằm tăng cường bảo vệ môi trường nông nghiệp. Giai đoạn 3 tập trung vào các chính sách quản lý toàn diện môi trường nông nghiệp nông thôn và thực hiện thí điểm các chính sách nông nghiệp sinh thái. Giai đoạn 4 là giai đoạn hình thành hệ thống nông nghiệp sinh thái và các chính sách nông nghiệp sinh thái hiện đại. Đến nay, Trung Quốc đã thiết lập được khung pháp lý sơ bộ cho phát triển nông nghiệp sinh thái, bao gồm các luật và quy định về bảo vệ các nguồn tài nguyên như đất, nước, đồng cỏ, diện tích rừng v.v. Trung Quốc cũng đã ban hành Luật phát triển Kinh tế tuần hoàn (2008) và sản xuất sạch cũng như phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm vật nuôi. Bên cạnh đó, hàng loạt các dự án cấp  quốc gia đã được thực hiện nhằm kiểm tra chất lượng đất, bảo vệ sinh thái đồng cỏ và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, tất cả các tỉnh, thành phố cũng đã ban hành kế hoạch phát triển nông nghiệp sinh thái hiện đại dựa trên tình hình thực tế của địa phương.

Tính đến năm 2016, Trung Quốc đã xây dựng được hơn 600 huyện trình diễn nông nghiệp sinh thái và hơn 1000 làng nông nghiệp sinh thái (Xie, 2016). Một ví dụ điển hình là Cộng đồng nông thôn Puhan - hoạt động như một hợp tác xã đa chức năng ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Cộng đồng đã thu hút sự tham gia của 3.865 hộ gia đình từ 43 ngôi làng ở thị trấn Puzhou và Hanyang với diện tích canh tác khoảng trên 5.300 ha (GIFT, 2017). Theo đó, hợp tác xã đã đào tạo cho nông dân về thực hành canh tác bền vững và kỹ thuật bảo vệ cây trồng nhằm hạn chế tình trạng nông dân sử dụng quá mức hóa chất đầu vào và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Hơn 5000 ha đất nông nghiệp của các hộ gia đình được sử dụng để canh tác các loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Các phương pháp canh tác cũng được thay đổi từng bước, bắt đầu từ cải tạo đất và tiến tới sử dụng phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đến nay, hơn 8 hợp tác xã đã được thành lập dưới sự quản lý của Cộng đồng nông thôn Puhan. Sự phát triển của Cộng đồng nông thôn Puhan là minh chứng cho tiềm năng phát triển nông nghiệp sinh thái dựa vào cộng đồng.

Các lĩnh vực hoạt động của Cộng đồng nông thôn Puhan

Nguồn: GRET, 2017.

Bên cạnh việc điều chỉnh và thực hiện các chính sách nông nghiệp sinh thái, các mô hình/kỹ thuật nông nghiệp sinh thái cũng đã được phát triển và lan tỏa trong cộng đồng người sản xuất. Các mô hình/kỹ thuật bao gồm: (i) Nông nghiệp tuần hoàn; (ii) Nông nghiệp sinh thái sân vườn; (iii) Kỹ thuật nông nghiệp sinh thái kiểm soát dịch hại; (iv) Kỹ thuật sinh thái năng lượng nông thôn; (v) Nông nghiệp kết hợp du lịch nông thôn; (vi) Kỹ thuật sinh thái đa ngành toàn diện.

Dựa trên sự phát triển nông nghiệp sinh thái của Trung Quốc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho trường hợp của Việt Nam như: (i) Phát triển nông nghiệp sinh thái phải lấy nông dân làm chủ, tiếp cận từ dưới lên và dựa vào cộng đồng là một hướng đi tiềm năng và bền vững để phát triển nông nghiệp sinh thái; (ii) Cần có khung chính sách và pháp lý đầy đủ, bao gồm các vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường cũng như hệ sinh thái xung quanh; (iii) Cần có kế hoạch cụ thể, tập trung vào từng vấn đề cho từng giai đoạn phát triển nông nghiệp sinh thái, (iv) Bên cạnh các chính sách quốc gia thì mỗi địa phương cũng cần nghiên cứu các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm thúc đẩy nông nghiệp sinh thái, hướng tới phát triển bền vững.

Trần Thị Thủy và Đào Thanh Huế, Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp

 

Tài liệu tham khảo

 

1.                Global Institute for Tomorrow (GIFT), 2017. An integrated approach to sustainable agriculture and rural regeneration in China’s Yellow River Golden Triangle (Executive Summary). URL http://prog. global-inst.com/ftp/Projects/GIFT_SusAgri_RuralRegeneration_China2017_ExecSummary.pdf (accessed 28.8.2018).

2.                Luo, S, 2016. Agroecology development in China, in Luo, S, Gliessman, S eds., Agroecology in China: Science, practice, and sustainable management. Boca Raton, FL: CRC Press: 3–35.

3.                Wenliang, W. The Chinese Ecological Agriculture: Development Strategies, Typical models & Technologies. https://www.scj.go.jp/en/sca/activities/conferences/conf_5_programs/pdf/5thas1wu.pdf.

4.                Xie, J, 2016. China’s view on implementation and performance of agroecology. https://www.ipcinfo.org/fileadmin/user_upload/bodies/CL_154/Agroecoloby/Mr_Xie-China_speech.pdf.

 

 

NỘI DUNG KHÁC

Để HTX không còn ‘đơn thương độc mã’ trong liên kết tiêu thụ sản phẩm

2-1-2024

Theo Bộ NN&PTNT, ước tính năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 53 tỷ USD. Trong đó, thủy sản đạt 9 tỷ USD, lâm sản 14,4 tỷ USD, rau quả 5,6 tỷ USD, gạo 4,7 tỷ USD, cà phê 4,1 tỷ USD…

GIỚI THIỆU TÀI LIỆU HỎI ĐÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BỀN VỮNG 2021-2030, TẦM NHÌN 2050 (BẢN SỐ HOÁ)

12-7-2023

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Giai đoạn 2021-2030, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt, lãnh đạo, chỉ đạo ban hành, hoàn thiện nhiều chủ trương, chính sách mạnh mẽ để phát triển ngành theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”, như Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 về Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025...

Lạm phát tăng, tăng trưởng kinh tế sụt giảm diễn ra ở nhiều quốc gia nhưng tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam vẫn được duy trì ổn định trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraina

19-12-2023

Ngày 24/02/2022, Tổng thống Nga V. Putin tuyên bố mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở miền đông Ukraine, khơi mào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Cuộc xung đột đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng diễn ra liên tục. Hoạt động thương mại bị gián đoán. Thiếu hụt nguồn cung nguyên và nhiên liệu diễn ra ở phạm vi rộng. Giá nhiên liệu và nguyên liệu cũng như hàng hóa tăng mạnh. Các diễn biến này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lạm phát và tăng trưởng của nhiều quốc gia trong năm 2022.

Quốc hội thông qua nghị quyết giám sát chuyên đề về ba chương trình mục tiêu quốc gia

18-12-2023

Ngày 11/12/2023, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã công bố Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 29/11/2023 về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 108).

Làm gì để chuyển đổi tư duy nông nghiệp sinh thái tại Việt Nam

10-12-2023

Nền nông nghiệp sinh thái là một nền nông nghiếp dựa chủ yếu vào việc khai thác các tiềm năng của nguồn lợi tự nhiên và tiềm năng lao động

Nông nghiệp năm 2023 tiếp tục là bệ đỡ cho nền kinh tế

10-12-2023

Sau gần 35 năm đổi mới, ngành nông nghiệp đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, là ngành duy nhất liên tục xuất siêu. Nông nghiệp trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội và là cứu cánh cho nền kinh tế trong các giai đoạn khó khăn.

XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM THÁNG 11 NĂM 2023

10-12-2023

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam tháng 11 năm 2023 ước đạt gần 4,79 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 11 tháng đầu năm 2023 đạt 47,84 tỷ USD, giảm 2,7 so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng: nông sản 24,3 tỷ USD (tăng 17,1%); sản phẩm chăn nuôi 453 triệu USD (tăng 23,5%); thuỷ sản 8,24 tỷ USD (giảm 18,9%); lâm sản 13,02 tỷ USD (giảm 17%); đầu vào sản xuất 1,82 tỷ USD (giảm 17,8%); muối 5,1 triệu USD (tăng 16,7%).

Quảng Bình: Hoàn thiện kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2025- 2030

10-12-2023

Sáng 22/11, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình phối hợp với Tổ chức WWF- Việt Nam, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) tổ chức Hội thảo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương và thiệt hại do biến đổi khí hậu (BĐKH) để cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Khai mạc Hội nghị COP28: Các nước phát triển cam kết đóng góp hơn 400 triệu đô la Mỹ

10-12-2023

(TN&MT) - Ngày 30/11, Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đã khai mạc tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE). Tại đây, nhiều quốc gia phát triển đã đưa ra cam kết tài chính mạnh mẽ lên tới hơn 400 triệu đô la Mỹ cho Quỹ Thiệt hại và Tổn thất.

Nông dân, doanh nghiệp lời khủng từ khí thải carbon

6-12-2023

Nông dân, chủ rừng, doanh nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn xanh hoặc công nghệ cao có thể thu lợi không nhỏ từ khí thải carbon

Hội thảo lấy ý kiến về hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển thương hiệu nông sản

6-12-2023

Ngày 04/12/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo “Hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển thương hiệu nông sản”. Hội thảo được đồng chủ trì bởi Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và Ông Nguyễn Anh Phong, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Hội thảo được tổ chức nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan liên quan về sự cần thiết, nội hàm cơ chế chính sách pháp luật cần bổ sung và phương thức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định hay Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) về thương hiệu nông sản.