TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tiếp tục chú trọng đẩy mạnh mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông lâm thuỷ sản xuất khẩu trong năm 2024

Ngày đăng: 24 | 01 | 2024

Theo báo cáo tổng kết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2023, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành hiện các cơ chế, chính sách đối với công tác xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường để giải quyết kịp thời các vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thuỷ sản, đã bổ sung 38 cơ sở xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc, 13 cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu vào Liên minh châu Âu, 45 cơ sở bao gói tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm sống, cua xuất khẩu vào Trung Quốc, 01 cơ sở vào Hoa Kỳ, 02 cơ sở vào Liên bang Nga; đã cấp 6.997 mã số vùng trồng, 1.613 mã số cơ sở đóng gói được phép xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU…; bổ sung sản phẩm xuất khẩu (dưa hấu sang Trung Quốc; dừa tươi sang Hoa Kỳ,…); đặc biệt một số mặt hàng nông sản lần đầu tiên đã được xuất khẩu chính ngạch sang Hoa Kỳ, Trung Quốc (sầu riêng, tổ yến, bưởi...), thực hiện tốt công tác dự báo, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy xuất khẩu.

Nhờ đó, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2023 mặc dù trong điều kiện khó khăn về đơn hàng mở mới và rào cản thị trường, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá, đạt 53,01 tỷ đô la Mỹ, giảm 1,2% so với năm 2022, xuất siêu đạt mức kỷ lục 12,07 tỷ đô la Mỹ, tăng 43,7%. Trong đó xuất khẩu nông sản chính 27,1 tỷ đô la Mỹ, tăng 18,8%; chăn nuôi gần 515,5 triệu đô la Mỹ, tăng 26,2%; lâm sản chính 14,4 tỷ đô la Mỹ, giảm 15,8%; thủy sản 8,98 tỷ đô la Mỹ, giảm 17,8%. Có 06 hàng/nhóm mặt hàng kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ đô la Mỹ (gạo, hàng rau quả, cà phê, hạt điều, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ).

Kế hoạch năm 2024, tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông lâm thuỷ sản. Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đàm phán để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều nông sản vào thị trường truyền thống, các thị trường có tổng kim ngạch xuất khẩu lớn (Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nga, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc...); mở cửa các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như: thị trường các nước Hồi giáo, Trung Đông, châu Phi... với phương châm là đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường góp phần từng bước giảm xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc. Đặc biệt tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường đối với: dừa tươi, sản phẩm trái cây đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, roi, dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật, thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm sang thị trường Trung Quốc sau chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Vũ Huy Phúc

Ban Thị trường và Ngành hàng

NỘI DUNG KHÁC

Nhiều hơn từ một trái thanh long

23-1-2024

Khi nhắc đến Bình Thuận, chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến trái thanh long với 90% sản lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa việc, nếu thị trường Trung Quốc “đóng cửa” với mặt hàng này của Việt Nam, nông dân chỉ biết “khóc ròng”. Vì vậy, không thể trông chờ vào một thị trường và thúc đẩy chế biến sâu là cách giải “bài toán” cho trái thanh long và Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) là một mô hình Hợp tác xã điển hình không chỉ giải được bài toán giải cứu thanh long mà còn làm giàu được từ trái thanh long.

Tín chỉ Carbon: Cơ hội để người dân phát triển kinh tế bằng giữ rừng

22-1-2024

(Chinhphu.vn) - Thị trường carbon được coi là công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính và đang phát triển nhanh chóng về thị phần giao dịch cũng như các tổ chức tham gia.

6 điểm mới, nổi bật trong Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua

22-1-2024

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua với sáu điểm mới, nổi bật được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Tình hình xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam năm 2023

22-1-2024

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 ước đạt 5,2 tỷ đô la Mỹ, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2023 đạt 53,0 tỷ đô la Mỹ, giảm 1,2% so với năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 27,1 tỷ đô la Mỹ, tăng 18,8%; Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 515 triệu đô la Mỹ, tăng 26,2%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 9,0 tỷ đô la Mỹ, giảm 17,8%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 14,4 tỷ đô la Mỹ, giảm 15,8%; Giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 2,0 tỷ đô la Mỹ, giảm 17,6%; Giá trị xuất khẩu muối đạt 5,9 triệu đô la Mỹ, tăng 22,1%.

Mô hình cánh đồng lớn trong ngành hàng lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long

22-1-2024

Cánh đồng mẫu lớn là mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Cánh đồng lớn là cánh đồng lúa được nông dân trồng một loại giống lúa được doanh nghiệp cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác và đồng thời tiêu sản phẩm. Đây được xem là mối liên kết bốn nhà (nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà nước - nhà khoa học) trong sản xuất - tiêu thụ lúa gạo. Mối liên kết này đã tạo điều kiện cho các bên tham gia đều thụ hưởng lợi ích cao hơn. Nhà nông hưởng lợi từ những dịch vụ phục vụ sản xuất, chất lượng vật tư nông nghiệp, gia tăng giá trị, doanh nghiệp yên tâm về chất lượng đầu ra, ổn định vùng nguyên liệu.

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025

18-1-2024

Xuất phát từ thực tiễn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay và cụ thể hóa nhiệm vụ Quốc hội giao, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội khóa XV (ngày 15-18/01/2024), Chính phủ đã trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trong hai năm còn lại của giai đoạn 2021-2025.

Nhiều hợp tác xã xin tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

18-1-2024

Vụ đông xuân 2023 - 2024, An Giang có 19 hợp tác xã đăng ký tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao với diện tích 40 nghìn ha, có liên kết.

Mô hình liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm cà phê ở Sơn La

5-1-2024

Từ khoảng những năm 1945, nhận thấy điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp, người Pháp đã đưa cây cà phê arabica đến trồng tại tỉnh Sơn La. Sau hơn 70 năm, cây cà phê arabica đã trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh này. Năm 2020, diện tích cà phê tỉnh Sơn La đạt 17.804 ha, sản lượng ước đạt 25.581 tấn (cà phê nhân). Với diện tích trồng lớn, Sơn La là địa phương trồng cà phê Arabica lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau tỉnh Lâm Đồng. Năm 2017, tỉnh đã được cấp chỉ dẫn địa lý “Cà phê Sơn La” cho các loại sản phẩm: Cà phê nhân sống, cà phê hạt rang và cà phê bột.

Nông nghiệp Việt Nam: Tư duy xanh

4-1-2024

'Nông nghiệp Việt Nam: Tư duy xanh' do Báo Nông nghiệp Việt Nam sản xuất, trình chiếu tại Hội nghị Tổng kết năm 2023 và Triển khai kế hoạch năm 2024 ngành NN-PTNT, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì diễn ra chiều 3/1/2024.

XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM THÁNG 11 NĂM 2023

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam tháng 11 năm 2023 ước đạt gần 4,79 tỷ đô la Mỹ, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 11 tháng đầu năm 2023 đạt 47,84 tỷ đô la Mỹ, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng: nông sản 24,3 tỷ đô la Mỹ (tăng 17,1%); sản phẩm chăn nuôi 453 triệu đô la Mỹ (tăng 23,5%); thuỷ sản 8,24 tỷ đô la Mỹ (giảm 18,9%); lâm sản 13,02 tỷ đô la Mỹ (giảm 17%); đầu vào sản xuất 1,82 tỷ đô la Mỹ (giảm 17,8%); muối 5,1 triệu đô la Mỹ (tăng 16,7%).

Thủy sản xanh là xu hướng không thể đảo ngược

3-1-2024

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến về định hướng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam trong năm 2024 và chặng đường tiếp theo.